Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) và các dự án tại Hữu Lũng mới nhất

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) và các dự án tại Hữu Lũng mới nhất được cập nhập thường xuyên và chi tiết nhất như quy hoạch phát triển Huyện Hữu Lũng, quy hoạch sử dụng đất Huyện Hữu Lũng, quy hoạch giao thông Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Trong lĩnh vực bất động sản chúng ta từng nghe qua các thuật ngữ như: Bản đồ quy hoạch 1/50000, 1/25000, 1/5000, 1/2000, 1/500…. Vậy ý nghĩa của từng bản đồ quy hoạch là gì ? Chúng có liên hệ gì với nhau ? và tại sao mua đất dự án phải có bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 có an toàn không. Trước khi đến với nội dung về Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng của Lạng Sơn chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan về quy hoạch nhé.

Quy hoạch là gì và có ý nghĩa gì trong quy hoạch Huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn?

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Trong luật Quy hoạch đô thị năm 2009, phần giải thích từ ngữ (điều 3) quy định:

“Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”.

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng là gì?

Theo quy định tại Luật quy hoạch (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì sơ đồ, bản đồ quy hoạch được quy định như sau:

“Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.”

Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác có liên quan đến lĩnh vực này như:

  • Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
  • Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
  • Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
  • Bản đồ quy hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Hữu Lũng là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật đất đai 2013

“Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.”

Quy hoạch hành chính Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn)

Huyện Hữu Lũng có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hữu Lũng (huyện lỵ) và 23 xã: Cai Kinh, Đồng Tân, Đồng Tiến, Hồ Sơn, Hòa Bình, Hòa Lạc, Hòa Sơn, Hòa Thắng, Hữu Liên, Minh Hòa, Minh Sơn, Minh Tiến, Nhật Tiến, Quyết Thắng, Sơn Hà, Tân Thành, Thanh Sơn, Thiện Tân, Vân Nham, Yên Bình, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng.

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng Lạng Sơn mới nhất 2024

Quy hoạch Huyện Hữu Lũng trong bản đồ quy hoạch của Lạng Sơn.

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng trong quy hoạch Lạng Sơn mới nhất

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng trong quy hoạch Lạng Sơn mới nhất.

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn chi tiết.

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng mới nhất

Bản đồ quy hoạch Huyện Hữu Lũng mới nhất.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Danh sách các dự án tại Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) mới nhất

Dưới đây là Danh sách các dự án tại Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) bao gồm các dự án làm đường, dự án KCN, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...

Danh sách đang được cập nhập

Thông tin về Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn)

Huyện Hữu Lũng nằm ở phía tây nam của tỉnh Lạng Sơn, huyện lỵ của huyện là thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 80 km về phía tây nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 95 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
  • Phía tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
  • Phía nam giáp huyện Lục Nam và huyện Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang
  • Phía bắc giáp huyện Bắc Sơn và huyện Văn Quan.

Huyện Hữu Lũng có diện tích 806,74 km², dân số năm 2019 là 121.735 người. Tỉnh lộ 244 theo hướng tây bắc đi huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) và tỉnh lộ 242 theo hướng tây nam đi huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Hữu Lũng là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 80 km, thuộc dải đất nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta. Phía đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp huyện Lục Nam và huyện Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang, phía bắc giáp huyện Bắc Sơn và huyện Văn Quan.

Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ Đông - Bắc xuống Đông - Nam, vùng núi đất thuộc các xã phía Đông Nam và Tây Nam, vùng thung lũng ruộng đồng bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A.

Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp phía Nam. Có nền nhiệt độ trung bình hàng năm 22,7 °C, lượng mưa lớn bình quân hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm cao 83%.

Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 806,74 km², chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó: diện tích đồi núi đá có: 33.056 ha, chiếm 41,9% diên tích đất tự nhiên; diện tích đồi núi đất 45.223 ha, chiếm 57,3%. Đất trên địa bàn huyện có bốn loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 18.691 ha, đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 9.021 ha, đất vàng đỏ trên đá mácm axit (Fa) 7.080 ha, đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 4.350 ha.

Theo số liệu năm 2000 tổng diện tích đất đang sử dụng của huyện là 43.760 ha, chiếm 55,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 14.310 ha, chiếm 32,7% diện tích đất đang sử dụng, đất lâm nghiệp 25.940 ha, chiếm 59,3%, đất ở 700 ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 35.166 ha, trong đó đất có khả năng sử dụng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là 12.689 ha.

Hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; Chi lưu sông Thương phát nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, cao 600m bắt đầu chảy từ chân đèo Nả Tần. Từ Làng Nác trở đi sông chảy giữa hai dãy núi, bên Hữu có dãy núi Cai Kinh, bên Tả có dãy núi Bảo Đài rồi chảy vào địa hạt tỉnh Bắc Giang.

Sông Thương chảy qua địa phận huyện Hữu Lũng có 02 nhánh lớn là sông Hóasông Róng (nay gọi là sông Trung) và nhiều suối đổ vào sông.

I. HỮU NGẠN SÔNG THƯƠNG:

1- Suối Tiên Hồ, phát nguyên từ núi Tiên Hồ

2- Suối Mỏ Phiếu, phát nguyên từ đèo Loi, đến đèo Mỏ Phiếu thì chảy ngầm sau đó chảy theo dãy núi Cai Kinh ra sông Thương.

3- Sông Róng (sông Trung): Từ Thái Nguyên chảy qua núi đá thuộc vòng cung Bắc Sơn đến Na Hoa thì đổ vào sông Thương

Sông Róng (sông Trung) có các suối đổ vào:

a- Suối Luộc chảy trong lòng hầm đất đến làng Nỷ thì đổ vào sông

b- Suối Đầu Rồng: Chảy ngầm qua đèo Váo

c- Suối Thục

d- Suối Làng Hét

4- Suối Tung

5- Suối Rùa

6- Suối Ngao

II. TẢ NGẠN SÔNG THƯƠNG:

1- Sông Hóa phát nguyên vùng núi Khuổi Ma, cao 475m

2- Suối Nghè

3- Suối Ken

4- Suối Thổ

5- Suối Vị

6- Suối Minh

7- Suối Ngạn

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có đá vôi với hàm lượng CaO = 55%, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có đất sét trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nguồn cát, sỏi được phân bổ ở các xã ven đường quố lộ 1A là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyên và tỉnh.

Theo số liệu năm 2000, dân số trên địa bàn huyện có 108.527 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,12%, trong đó: lao động trong độ tuổi là 49.967 người, chiếm 46% dân số. Mật độ dân cư ở vùng thấp là 200 - 300 người/km² và ở vùng đồi núi là 40 - 60 người/km².

Trên địa bàn huyện, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp 8%, lao động chưa có việc làm chiếm 9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 12% tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là 37.562 người, chiếm 75%; thương mại dịch vụ 7.145 người, chiếm 14,3%.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.