Bảng giá đất Lâm Đồng mới nhất năm 2024

Bảng giá đất Lâm Đồng mới nhất năm 2024

Bảng giá đất Lâm Đồng năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đất Lâm Đồng dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Lâm Đồng. Căn cứ Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn Lâm Đồng.

Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất nông nghiệp Tỉnh Lâm Đồng mới nhất thì hãy xem trong bài viết này. Lưu ý: vì nội dung về bảng giá đất Lâm Đồng quá dài nên chúng tôi có chia thành bảng giá đất theo cấp huyện (quận/thị xã/tp) của Lâm Đồng tại phần "Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Lâm Đồng mới nhất" trong bài viết này (trong đó đã bao gồm bài viết về giá đất nông nghiệp Tỉnh Lâm Đồng).

Thông tin về Lâm Đồng

Lâm Đồng là một Tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, với diện tích là 9.783,2km² và dân số là 1.296.906 người. Tỉnh Lâm Đồng có biển số xe là 49 và mã vùng điện thoại của Lâm Đồng là 0263. Trung tâm hành chính của Lâm Đồng đặt tại Đà Lạt. Tổng số đơn vị cấp quận huyện, thị xã của Lâm Đồng là 12. Vì nội dung bảng giá đất Lâm Đồng rất dài, nên quý vị có thể tải file PDF quy định chi tiết về giá đất Lâm Đồng theo các quyết định giá đất Lâm Đồng tại đường link dưới đây:

tải bảng giá đất Lâm Đồng

bảng giá đất Lâm Đồng

Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Lâm Đồng.

Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:

  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tính thuế sử dụng đất trên địa bàn Lâm Đồng;
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Lâm Đồng;
  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.

VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?

VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m.

Bạn có thể xem quy định Vị trí đất, phân loại xã của Lâm Đồng tại đây.

Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.

Chú ý: giá trong bảng giá đất dưới đây nếu nhỏ hơn 1000 tức là quý vị phải nhân với 1000. Ví dụ như trong bảng ghi là 5 thì có nghĩa là 5000 đồng, nếu ghi là 1250 thì có nghĩa là 1.250.000 đồng...

Bảng giá đất Lâm Đồng - các quận/huyện/thị xã

Giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất Lâm Đồng

Dựa theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, bảng giá đất nông nghiệp của Lâm Đồng được áp dụng với 03 loại hình sau:

  • Giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây lâu năm
  • Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm
  • Giá đất nuôi trồng thuỷ sản; giá đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

Xem chi tiết bảng giá đất nông nghiệp Tỉnh Lâm Đồng

Trong đó, đất nông nghiệp thì sẽ khác nhau giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Giá đất được chia theo khu vực đất thuộc vị trí đồng bằng, trung du hay miền núi, từ đó sẽ có áp dụng mức giá quy định khác nhau. Do đó, cần phải phân loại xã để áp dụng đúng giá đất.

Phân loại xã của Lâm Đồng

QUY ĐỊNH

GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT GIAI ĐOẠN 2020 – 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Quy định này quy định giá và việc xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
  2. Giá các loại đất quy định tại Quyết định này được sử dụng làm căn cứ thực hiện các trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai 2013.
  3. Giá các loại đất quy định tại Quyết định này được sử dụng làm cơ sở xác định giá đất cụ thể theo Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan có chức năng xây dựng, điều chỉnh, thẩm định bảng giá đất, định giá đất cụ thể.
  2. Người sử dụng đất.
  3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Khu đất là phần diện tích đất của một hay nhiều thửa đất liền kề nhau của cùng một chủ sử dụng đất.
  2. Đường, phố có tên đường là các con đường có tên gọi (Đường hoặc Phố đã được đặt tên theo quy định) nằm trong danh mục Bảng giá đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
  3. Đường hẻm là các đoạn đường “Hẻm” nằm trong danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị hoặc là các con đường, đoạn đường (có hoặc chưa có tên gọi) chưa được đưa vào trong danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị, được tính toán, xác định giá đất theo Hệ số vị trí 2, 3, 4.
  4. Đường chính được hiểu là các con đường, đoạn đường nằm trong danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị có giá đất áp dụng để tính toán, xác định giá đất theo Hệ số vị trí của thửa đất (lô đất), khu đất thuộc các vị trí 2, 3, 4.
  5. Bề rộng hẻm được xác định tại đoạn có bề rộng nhỏ nhất (không bao gồm phần diện tích đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) của đường hẻm tính từ đường chính đi theo đường hẻm vào đến thửa đất (lô đất), khu đất xác định giá.

Điều 4. Nguyên tắc xác định giá các loại đất

  1. Giá các loại đất sau khi điều chỉnh theo các tỷ lệ và hệ số điều chỉnh tương ứng đối với từng loại đất theo Quy định này (không bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất theo Bảng hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm) không được thấp hơn mức giá tối thiểu, không cao hơn mức giá tối đa trong khung giá của cùng loại đất theo quy định hiện hành của Chính phủ; trường hợp vượt thì lấy bằng khung giá đất của Chính phủ (Khung giá đã được điều chỉnh tỷ lệ % tăng tối đa theo quy định).
  2. Đối với đất ở và đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sau khi điều chỉnh theo các tỷ lệ và hệ số (bao gồm cả hệ số điều chỉnh giá đất theo Bảng hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm) không được thấp hơn giá đất nông nghiệp tại cùng vị trí, cùng khu vực.
  3. Giá đất tại Bảng giá đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.

Chương II

GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT

Điều 5. Đất nông nghiệp

  1. Giá đất nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt quy định tại Bảng giá đất, gồm:
  2. a) Giá đất trồng cây hàng năm;
  3. b) Giá đất trồng cây lâu năm;
  4. c) Giá đất nuôi trồng thủy sản;
  5. d) Giá đất nông nghiệp khác;

đ) Giá đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác nằm trong phạm vi khu dân cư nông thôn, khu quy hoạch đất ở đô thị thuộc thị trấn;

  1. e) Giá đất rừng sản xuất.
  2. g) Giá đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
  3. Phân định vị trí đất nông nghiệp:
  4. a) Tại đô thị, gồm các phường thuộc địa bàn thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và thị trấn thuộc địa bàn các huyện. Chia làm ba (03) vị trí:

– Vị trí 1: Diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất có mặt tiếp giáp với các đường, phố có tên đường và các đoạn đường trong Khu quy hoạch dân cư, Khu công nghiệp nằm trong danh mục của Bảng giá đất ở tại đô thị.

– Vị trí 2: Diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất có mặt tiếp giáp với các đường, đoạn đường không thuộc Vị trí 1 hoặc có mặt tiếp giáp với đường hẻm, có các điều kiện: Cự ly tính từ thửa đất (lô đất), khu đất đi theo đường giao thông bộ đến mép lộ giới của đường, phố có tên đường, đường chính lân cận gần nhất trong phạm vi 300m; bề rộng của đoạn đường có thửa đất (lô đất), khu đất từ 3 mét trở lên.

– Vị trí 3: Các vị trí còn lại.

  1. b) Tại nông thôn, gồm các xã thuộc địa bàn thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các huyện. Chia làm ba (03) vị trí:

– Vị trí 1: Diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất có cự ly tính từ thửa đất (lô đất), khu đất đi theo đường giao thông bộ đến mép lộ giới của Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện trong phạm vi 500 mét.

– Vị trí 2: Diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất có cự ly tính từ thửa đất (lô đất), khu đất đi theo đường giao thông bộ đến mép lộ giới của quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện từ trên 500 mét đến 1.000 mét; hoặc có cự ly tính từ thửa đất (lô đất), khu đất đi theo đường giao thông bộ đến mép lộ giới của đường xã trong phạm vi 500 mét.

– Vị trí 3: Các vị trí còn lại.

  1. Trường hợp diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất có nhiều cách xác định vị trí khác nhau thì ưu tiên cách xác định có vị trí cao nhất (theo thứ tự giảm dần từ Vị trí 1 đến Vị trí 3).

Điều 6. Đất ở tại nông thôn

  1. Giá đất ở tại nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc quy định tại các Bảng giá đất là mức giá chuẩn (chưa bao gồm các tỷ lệ và hệ số điều chỉnh) của thửa đất (lô đất), khu đất có mặt tiếp giáp với đường, đoạn đường trong danh mục của Bảng giá.
  2. Xác định giá đất ở tại nông thôn:

Giá đất ở tại nông thôn được xác định bằng mức giá chuẩn (giá đất của đường, đoạn đường có trong danh mục Bảng giá đất ở tại nông thôn), nhân (x) với tỷ lệ (%) điều chỉnh chiều sâu và các hệ số, gồm: KĐH, KTL, KGR (nếu có các điều kiện tương ứng), theo công thức sau:

Giá đất = Giá chuẩn x KĐH x KTL x KGR x Tỷ lệ (%) điều chỉnh chiều sâu.

Trong đó:

  1. a) Các hệ số điều chỉnh (KĐH, KTL, KGR): Áp dụng tương tự như đối với đất ở tại đô thị.
  2. b) Tỷ lệ (%) điều chỉnh chiều sâu: Những thửa đất (lô đất) hoặc khu đất có mặt tiếp giáp với các trục đường giao thông chính (gồm: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các đoạn đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp, mở rộng mà có sự tham gia đóng góp kinh phí của người dân) có chiều sâu trên 40m thì được áp dụng tính toán theo quy định như sau:

– Phần diện tích có chiều sâu tính từ lộ giới đường giao thông chính vào đến 40 mét, giá đất tính bằng 100% giá đất quy định;

– Phần diện tích tiếp theo có chiều sâu trên 40 mét đến 100 mét, giá đất tính bằng 70% so với giá đất quy định;

– Phần diện tích tiếp theo có chiều sâu trên 100 mét đến 300 mét; giá đất tính bằng 60% so với giá đất quy định;

– Phần diện tích tiếp theo có chiều sâu trên 300 mét tính bằng giá đất khu vực II đất ở nông thôn (theo giá của đoạn đường của Khu vực II lân cận gần nhất), nhưng tối đa không cao hơn giá đất của phần diện tích có chiều sâu trên 100 mét đến 300 mét.

  1. Xử lý các trường hợp cụ thể đối với đất ở tại nông thôn:

Trường hợp thửa đất (lô đất), khu đất tiếp giáp với nhiều đường giao thông khác nhau (tức là có 2, 3, 4 mặt tiền) thì căn cứ vào vị trí thực tế của thửa đất (lô đất) để xác định giá đất theo nguyên tắc giá cao nhất, hoặc xây dựng phương án giá gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất của tỉnh đối với các trường hợp đặc biệt (thực hiện tương tự đối với đất ở tại đô thị quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 7 Quy định này).

Việc xác định giá đất đối với các trường hợp trên đây được áp dụng điều chỉnh theo các hệ số và tỷ lệ chiều sâu của trục đường giao thông tính giá đất đối với thửa đất (lô đất), khu đất theo quy định tại Khoản 2 Điều này (nếu có điều kiện tương ứng).

Điều 7. Đất ở tại đô thị

  1. Giá đất ở tại đô thị trên địa bàn các huyện, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt quy định tại các Bảng giá đất là mức giá chuẩn của Vị trí 1 (chưa bao gồm các tỷ lệ và hệ số điều chỉnh) của thửa đất (lô đất), khu đất có mặt tiếp giáp với đường, phố trong danh mục của Bảng giá.
  2. Vị trí đối với đất ở tại đô thị, gồm bốn (04) vị trí:
  3. a) Vị trí 1: Diện tích của các thửa đất (lô đất) hoặc khu đất có mặt tiếp giáp với đường, phố (mặt tiền đường).
  4. b) Vị trí 2, 3 và 4: Diện tích của các thửa đất (lô đất) hoặc khu đất có mặt tiếp giáp với đường hẻm.
  5. Phân loại đường hẻm:
  6. a) Hẻm cấp A là các hẻm trải nhựa, bê tông, xi măng, đá chẻ.
  7. b) Hẻm cấp B là các đường hẻm còn lại (không bao gồm hẻm bậc cấp).
  8. c) Hẻm bậc cấp là các hẻm có từ 02 bậc cấp trở lên mà xe ô tô không lưu thông được.
  9. Xác định giá đất ở tại đô thị theo vị trí:
  10. a) Giá đất của Vị trí 1 (mặt tiền đường, phố) được xác định bằng mức giá chuẩn Vị trí 1 (giá đất của đường, phố có trong danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị), nhân (x) với các hệ số (nếu có các điều kiện tương ứng), gồm: Hệ số địa hình (KĐH), Hệ số thuận lợi (KTL), Hệ số giáp ranh (KGR), theo công thức sau:

Giá đất Vị trí 1 = Giá chuẩn Vị trí 1 x KĐH x KTL x KGR.

  1. b) Giá đất Vị trí 2, 3, 4 được tính bằng Hệ số vị trí (KVT) theo mức giá chuẩn Vị trí 1 của đường, phố (giá đất của đường, phố có trong danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị) thông với đường hẻm đó, nhân (x) với các hệ số (nếu có các điều kiện tương ứng), gồm: Hệ số địa hình (KĐH), Hệ số thuận lợi (KTL), Hệ số giáp ranh (KGR), theo công thức sau:

Giá đất Vị trí 2, 3, 4 = Giá chuẩn Vị trí 1 x KGR x KVT x KĐH x KTL.

Việc xác định giá đất Vị trí 2, 3, 4 theo công thức trên đây chỉ áp dụng đối với các con đường, đoạn đường (có hoặc chưa có tên gọi) không nằm trong danh mục của các Bảng giá đất ở tại đô thị.

  1. 5. Các hệ số điều chỉnh để xác định giá đất theo vị trí:
  2. a) Hệ số địa hình (KĐH): Thửa đất (lô đất), khu đất (bao gồm tất cả các trường hợp trên đất có hoặc chưa có công trình xây dựng, như: nhà ở, công trình kiến trúc,…) có địa hình cao hoặc thấp hơn so với mặt đường mà thửa đất (lô đất), khu đất đó tiếp giáp tính giá đất (được xác định theo hiện trạng thực tế tại thời điểm xác định giá đất) thì áp dụng Hệ số địa hình (KĐH) theo bảng sau:
Địa hình thực tế chênh lệch so với mặt đường Hệ số điều chỉnh về địa hình (KĐH)
 – Từ 1 mét đến 3 mét 0,9
 – Trên 3 mét 0,8

Trường hợp thửa đất (lô đất), khu đất có địa hình dốc hoặc thực tế có các phần diện tích có địa hình chênh lệch khác nhau so với mặt đường thì việc xác định địa hình chênh lệch so với mặt đường để áp dụng hệ số điều chỉnh về địa hình (KĐH) tính theo bình quân cộng giữa chênh lệch thấp nhất và chênh lệch cao nhất so với mặt đường.

  1. b) Hệ số thuận lợi (KTL): Thửa đất (lô đất), khu đất có vị trí thuận lợi (có từ 02 mặt tiền trở lên) thì căn cứ vào vị trí của thửa đất (lô đất) để áp dụng hệ số thuận lợi sử dụng (KTL) theo bảng sau:
Vị trí của thửa đất (lô đất), khu đất Hệ số điều chỉnh thuận lợi (KTL)
Có 2 mặt tiền trở lên, trong đó có 02 mặt tiếp giáp với 02 đường, phố có tên đường trong danh mục bảng giá đất 1,20
Có 2 mặt tiền trở lên, trong đó chỉ có 01 mặt tiếp giáp với đường, phố có tên đường trong danh mục bảng giá đất 1,15
  1. c) Hệ số giáp ranh (KGR): Thửa đất (lô đất), khu đất ở khu vực giáp ranh giữa các đoạn đường có mức giá khác nhau thì diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất nằm trên đoạn đường có giá đất cao hơn được giữ nguyên mức giá, còn diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất giáp ranh thuộc đoạn đường có mức giá thấp hơn (trong phạm vi đến 100 mét tính từ điểm giáp ranh) phải điều chỉnh giá tăng lên theo Hệ số giáp ranh (KGR) tối đa không quá 1,2 lần nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giá đất ở đoạn đường có mức giá thấp sau khi điều chỉnh không được cao hơn giá đất ở đoạn đường có mức giá cao.
  2. d) Hệ số vị trí (KVT): Áp dụng để tính giá đất đối với diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc Vị trí 2, 3, 4, được quy định như sau:

– Vị trí 2: Áp dụng cho các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc đường hẻm, với các tiêu chuẩn sau:

+ Bề rộng hẻm trên 5m: Hệ số vị trí (KVT) áp dụng để xác định giá đất trong trường hợp hẻm rộng trên 5m không phân biệt Hẻm cấp A hay B:

Cự ly đi theo đường giao thông b từ đường chính vào đến thửa đất (lô đất), khu đất Hệ số vị trí (KVT)
– Đến 100 mét 0,75
– Từ trên 100 mét đến 200 mét 0,70
– Từ trên 200 mét đến 300 mét 0,65
– Trên 300 mét 0,55

+ Bề rộng hẻm từ 3 mét đến 5 mét:

Cự ly đi theo đường giao thông b từ đường chính vào đến thửa đất (lô đất), khu đất Hệ số vị trí (KVT) đối với hẻm cấp A Hệ số vị trí (KVT) đối với hẻm cấp B
– Đến 100 mét 0,70 0,49
– Từ trên 100 mét đến 200 mét 0,60 0,42
– Từ trên 200 mét đến 300 mét 0,50 0,35
– Trên 300 mét 0,45 0,315

– Vị trí 3: Áp dụng cho các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc đường hẻm, với các tiêu chuẩn sau:

+ Bề rộng hẻm từ 2 mét đến dưới 3 mét:

Cự ly đi theo đường giao thông b từ đường chính vào đến thửa đất (lô đất), khu đất Hệ số vị trí (KVT) đối với hẻm cấp A Hệ số vị trí (KVT) đối với hẻm cấp B
– Đến 100 mét 0,50 0,35
– Từ trên 100 mét đến 200 mét 0,40 0,28
– Từ trên 200 mét đến 300 mét 0,35 0,245
– Trên 300 mét 0,30 0,21

+ Bề rộng hẻm dưới 2 mét:

Cự ly đi theo đường giao thông b từ đường chính vào đến thửa đất (lô đất), khu đất Hệ số vị trí (KVT) đối với hẻm cấp A Hệ số vị trí (KVT) đối với hẻm cấp B
Đến 100 mét 0,40 0,28
Từ trên 100 mét đến 200 mét 0,35 0,245
Từ trên 200 mét đến 300 mét 0,30 0,21
Trên 300 mét 0,25 0,175

– Vị trí 4: Áp dụng cho các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc đường hẻm phải xây dựng bậc cấp để đi lại. Hệ số vị trí (KVT) áp dụng để xác định giá đất đối với các thửa đất (lô đất) trong trường hợp này được tính bằng 50% hệ số của các đường hẻm cấp B có bề rộng và cự ly tương ứng.

  1. 6. Xử lý các trường hợp cụ thể đối với đất ở tại đô thị
  2. a) Đối với trường hợp thửa đất (lô đất), khu đất tiếp giáp với nhiều đường, phố khác nhau (tức là có 2, 3, 4 mặt tiền) thì căn cứ vào vị trí thực tế của thửa đất (lô đất), khu đất đó để xác định giá theo đường, phố có giá đất cao nhất (đã bao gồm có cả các hệ số điều chỉnh tương ứng).

Trường hợp theo hiện trạng thực tế (bao gồm cả những trường hợp xác định trước và sau khi có quy hoạch) mà thửa đất (lô đất), khu đất đó không sử dụng được đường, phố có giá cao nhất thì xác định theo đường, phố có giá đất (đã bao gồm có cả các hệ số điều chỉnh tương ứng) theo thứ tự thấp hơn tiếp theo. Trường hợp đặc biệt (không xác định được theo nguyên tắc giá cao nhất) thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện điều tra, khảo sát, xây dựng phương án giá, gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất của tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

  1. b) Đối với thửa đất (lô đất), khu đất nằm ở vị trí thuộc đường hẻm thông với nhiều đường (hẻm của nhiều đường, phố) thì giá đất được xác định theo đường, phố mà theo đó cho kết quả giá đất của thửa đất (lô đất), khu đất là cao nhất (đã bao gồm có cả các hệ số điều chỉnh tương ứng). Trường hợp đặc biệt (không xác định được theo nguyên tắc giá cao nhất) thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện điều tra, khảo sát, xây dựng phương án giá, gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất của tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Điều 8. Bảng giá đất phi nông nghiệp (không phải đất ở)

  1. Giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) được xác định theo từng loại đất và được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với giá đất ở đã bao gồm các hệ số điều chỉnh theo các điều kiện tương ứng (trừ Hệ số địa hình KĐH) và theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này.
  2. Tỷ lệ phần trăm (%) để xác định giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):
Loại đất Tỷ lệ
a) Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Bằng 100% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
b) Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:  
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đối với trường hợp sử dụng ổn định lâu dài. Bằng 100% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đối với trường hợp sử dụng có thời hạn:  
+ Đất thuộc nhóm thương mại dịch vụ, gồm: đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở; văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất). Bằng 70% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
+ Đất không thuộc nhóm thương mại dịch vụ (trừ đất cho hoạt động khoáng sản) Bằng 65% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
– Đất cho hoạt động khoáng sản Bằng 70% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
c) Đất sử dụng vào mục đích công cộng Bằng 50% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
Riêng đối với diện tích sử dụng có mục đích kinh doanh hoặc nằm trong các dự án có mục đích kinh doanh thì giá đất của phần diện tích đất đó được xác định theo từng loại và tỷ lệ tương ứng như quy định với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại Điểm b nêu trên.
d) Đối với diện tích đất phi nông nghiệp trong các dự án nông nghiệp, lâm nghiệp: Giá đất được xác định cho từng vị trí đất cụ thể trong dự án theo từng mục đích sử dụng, theo loại đất và tỷ lệ tương ứng như quy định với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại Điểm b nêu trên.
e) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng:  
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng có sử dụng kết hợp vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Bằng 35% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng còn lại Áp dụng giá đất nuôi trồng thủy sản cùng vị trí, cùng khu vực
f) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng Bằng 35% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
g) Đất phi nông nghiệp khác (gồm: đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở). Bằng 30% giá đất ở cùng đường phố, cùng vị trí, cùng khu vực hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất.
  1. Xử lý các trường hợp cụ thể:
  2. a) Đối với thửa đất (lô đất) hoặc khu đất tiếp giáp với nhiều đường, phố khác nhau (tức là một thửa đất, lô đất, khu đất có 2, 3, 4 mặt tiền) hoặc nằm ở vị trí thuộc đường hẻm thông với nhiều đường (hẻm của nhiều đường, phố) thì căn cứ vào vị trí thực tế của thửa đất (lô đất) hoặc khu đất để xác định giá đất theo nguyên tắc giá cao nhất (thực hiện tương tự đối với đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị quy định tại Khoản 3 Điều 6, Khoản 6 Điều 7 Quy định này).

Trường hợp đặc biệt (không xác định được theo nguyên tắc giá cao nhất, hoặc còn có ý kiến khác nhau từ người sử dụng đất, quản lý đất về việc xác định giá đất) thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện điều tra, khảo sát, xây dựng phương án giá, gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất của tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

  1. b) Đối với trường hợp thửa đất (lô đất) hoặc khu đất có chiều sâu trên 200m thì được áp dụng tính toán theo quy định như sau:

– Phần diện tích có chiều sâu tính từ lộ giới vào đến 200 mét, giá đất tính bằng 100% giá đất quy định;

– Phần diện tích tiếp theo của thửa đất (lô đất), khu đất có chiều sâu trên 200 mét đến 300 mét, giá đất tính bằng 95% so với giá đất quy định;

– Phần diện tích tiếp theo của thửa đất (lô đất), khu đất có chiều sâu trên 300 mét đến 400 mét, giá đất tính bằng 90% so với giá đất quy định;

– Phần diện tích tiếp theo của thửa đất (lô đất), khu đất có chiều sâu trên 400 mét đến 500 mét, giá đất tính bằng 85% so với giá đất quy định;

– Phần diện tích tiếp theo của thửa đất (lô đất), khu đất có chiều sâu trên 500 mét, giá đất tính bằng 80% so với giá đất quy định.

Điều 9. Bảng giá đối với nhóm đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo quy định của Luật Đất đai (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây), khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để đưa vào sử dụng thì giá đất được xác định theo giá của loại đất cùng mục đích sử dụng đã được giao đất, cho thuê đất liền kề hoặc lân cận gần nhất có cùng vị trí.

Kết luận về bảng giá đất Lâm Đồng

Bảng giá đất của Lâm Đồng được căn cứ theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Lâm Đồng tại liên kết dưới đây:

tải bảng giá đất Lâm Đồng

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.