Bảng giá đất Hà Nội năm 2021 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đất Hà Nội dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Hà Nội. Căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất nông nghiệp Thành phố Hà Nội mới nhất thì hãy xem trong bài viết này. Lưu ý: vì nội dung về bảng giá đất Hà Nội quá dài nên chúng tôi có chia thành bảng giá đất theo cấp huyện (quận/thị xã/tp) của Hà Nội tại phần "Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Hà Nội mới nhất" trong bài viết này (trong đó đã bao gồm bài viết về giá đất nông nghiệp Thành phố Hà Nội).
Thông tin về Hà Nội
Hà Nội là một Thành phố thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng, với diện tích là 3.358,9km² và dân số là 8.050.000 người. Thành phố Hà Nội có biển số xe là 29 ->33 và 40 và mã vùng điện thoại của Hà Nội là 024. Trung tâm hành chính của Hà Nội đặt tại Hoàn Kiếm. Tổng số đơn vị cấp quận huyện, thị xã của Hà Nội là 30. Vì nội dung bảng giá đất Hà Nội rất dài, nên quý vị có thể tải file PDF quy định chi tiết về giá đất Hà Nội theo các quyết định giá đất Hà Nội tại đường link dưới đây:
- Tải về: Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Tải về: Nghị quyết 18/2019/NQ-HĐND Hà Nội về việc thông qua bảng đất năm 2020
Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Hà Nội.
Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Tính thuế sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Hà Nội;
- Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.
VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?
VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m.
Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.
Chú ý: giá trong bảng giá đất dưới đây nếu nhỏ hơn 1000 tức là quý vị phải nhân với 1000. Ví dụ như trong bảng ghi là 5 thì có nghĩa là 5000 đồng, nếu ghi là 1250 thì có nghĩa là 1.250.000 đồng...
Bảng giá đất Hà Nội - các quận/huyện/thị xã
- Bảng giá đất quận Ba Đình
- Bảng giá đất huyện Ba Vì
- Bảng giá đất quận Bắc Từ Liêm
- Bảng giá đất quận Cầu Giấy
- Bảng giá đất huyện Chương Mỹ
- Bảng giá đất huyện Đan Phượng
- Bảng giá đất huyện Đông Anh
- Bảng giá đất quận Đống Đa
- Bảng giá đất huyện Gia Lâm
- Bảng giá đất quận Hà Đông
- Bảng giá đất quận Hai Bà Trưng
- Bảng giá đất huyện Hoài Đức
- Bảng giá đất quận Hoàn Kiếm
- Bảng giá đất quận Hoàng Mai
- Bảng giá đất quận Long Biên
- Bảng giá đất huyện Mê Linh
- Bảng giá đất huyện Mỹ Đức
- Bảng giá đất quận Nam Từ Liêm
- Bảng giá đất huyện Phú Xuyên
- Bảng giá đất huyện Phúc Thọ
- Bảng giá đất huyện Quốc Oai
- Bảng giá đất huyện Sóc Sơn
- Bảng giá đất thị xã Sơn Tây
- Bảng giá đất quận Tây Hồ
- Bảng giá đất huyện Thạch Thất
- Bảng giá đất huyện Thanh Oai
- Bảng giá đất huyện Thanh Trì
- Bảng giá đất quận Thanh Xuân
- Bảng giá đất huyện Thường Tín
- Bảng giá đất huyện Ứng Hòa
Giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất Hà Nội
Dựa theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, bảng giá đất nông nghiệp của Hà Nội được áp dụng với 03 loại hình sau:
- Giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây lâu năm
- Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm
- Giá đất nuôi trồng thuỷ sản; giá đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
Xem chi tiết bảng giá đất nông nghiệp Thành phố Hà Nội
Trong đó, đất nông nghiệp thì sẽ khác nhau giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Giá đất được chia theo khu vực đất thuộc vị trí đồng bằng, trung du hay miền núi, từ đó sẽ có áp dụng mức giá quy định khác nhau. Do đó, cần phải phân loại xã để áp dụng đúng giá đất.
Phân loại xã của Hà Nội
1) Huyện Gia Lâm:
– Khu vực giáp ranh quận: các xã Cổ Bi, Đông Dư, thị trấn Trâu Quỳ;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
2) Huyện Thanh Trì:
– Khu vực giáp ranh quận: các xã Hữu Hòa, Tam Hiệp, Tả Thanh Oai, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Yên Mỹ;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
3) Huyện Hoài Đức:
– Khu vực giáp ranh quận: các xã An Khánh, Di Trạch, Đông La, Kim Chung, La Phù, Vân Canh;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
4) Huyện Đan Phượng:
– Khu vực giáp ranh quận: các xã Liên Trung, Tân Lập;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
5) Huyện Thanh Oai:
– Khu vực giáp ranh quận: các xã Bích Hòa, Cao Viên, Cự Khê;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
6) Huyện Chương Mỹ:
– Khu vực giáp ranh quận: các xã Thụy Hương, Phụng Châu, thị trấn Chúc Sơn;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
7) Huyện Ba Vì:
– Miền núi: các xã Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài;
– Vùng trung du: các xã Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Sơn Đà, Thuần Mĩ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vật Lại;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
8) Huyện Mỹ Đức:
– Miền núi: xã An Phú;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
9) Huyện Quốc Oai:
– Miền núi: các xã Đông Xuân, Phú Mãn;
– Vùng trung du: các xã Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
10) Huyện Sóc Sơn:
– Vùng trung du: các xã Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
11) Thị xã Sơn Tây:
– Vùng trung du: các xã Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
12) Huyện Thạch Thất:
– Miền núi: các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình;
– Vùng trung du: các xã Bình Yên, Cần Kiệm, Cẩm Yên, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Lại Thượng, Tân Xã, Thạch Hòa;
– Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
13) Huyện Đan Phượng: vùng đồng bằng.
14) Huyện Đông Anh: vùng đồng bằng.
15) Huyện Mê Linh: vùng đồng bằng.
16) Huyện Phú Xuyên: vùng đồng bằng.
17) Huyện Phúc Thọ: vùng đồng bằng.
18) Huyện Thường Tín: vùng đồng bằng.
19) Huyện Ứng Hòa: vùng đồng bằng.
Kết luận về bảng giá đất Hà Nội
Bảng giá đất của Hà Nội được căn cứ theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Hà Nội tại liên kết dưới đây:
- Tải về: Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Tải về: Nghị quyết 18/2019/NQ-HĐND Hà Nội về việc thông qua bảng đất năm 2020