Có nên đầu tư đất Vĩnh Tường không? Giá giao dịch nhà đất huyện Vĩnh Tường hiện nay [Vĩnh Phúc]

Có nên đầu tư đất Vĩnh Tường không? Giá giao dịch nhà đất huyện Vĩnh Tường hiện nay [Vĩnh Phúc]

Có nên đầu tư đất Vĩnh Tường không tại thời điểm hiện tại là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm. Nhà đất Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc là 1 từ khóa rất HOT trên mạng trong thời gian gần đây. Hãy cùng chúng tôi phân tích giá đất Vĩnh Tường tháng 12 năm 2024 bao nhiêu tiền thì mua được qua bài viết này nhé!

  1. Tại sao nên đầu tư đất Vĩnh Tường và không nên?
  2. Có nên mua đất Vĩnh Tường không?
  3. Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
  4. Điều kiện xã hội của Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
  5. Điều kiện y tế của Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
  6. Làng nghề tại Vĩnh Tường
  7. Thông tin về huyện Vĩnh Tường
  8. Dự báo giá đất Vĩnh Tường
  9. Lời kết
  10. Biểu đồ giá đất Vĩnh Tường và xu hướng

Tại sao nên đầu tư đất Vĩnh Tường và không nên?

Vĩnh Tường là một huyện của Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên khoảng 144km2 và dân số khoảng 205,345 người, mật độ dân số khoảng 1426 người/km2.. Vĩnh Tường giáp với các địa phương như: huyện yên lạc (vĩnh phúc), huyện tam dương (vĩnh phúc), thành phố việt trì (phú thọ), huyện ba vì (thành phố hà nội), thị xã sơn tây (vĩnh phúc), huyện phúc thọ (hà nội), huyện lập thạch (vĩnh phúc), đặc biêt là Vĩnh Tường giáp với cả các địa phương cấp thành phố, thị xã như thành phố việt trì, thị xã sơn tây, và đây chính là điểm cộng cho việc đầu tư nhà đất tại Vĩnh Tường vì cơ hội giao thương kinh tế với các thị xã/thành phố này là rất tuyệt vời. đầu tư bất động sản gần cửa khẩu tại huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc cũng khá hấp dẫn, bởi lẽ Vĩnh Tường có cửa khẩu: . Như chúng ta đã biết, Vĩnh Tường có các địa điểm du lịch như: Chùa Hoa Dương, Đầm Rưng, Đền Đuông, đây cũng là một điểm cộng cho đầu tư bất động sản tại Vĩnh Tường.

Có nên mua đất Vĩnh Tường không?

Vĩnh Tường là một huyện có mật độ dân số tương đối đông của Vĩnh Phúc [1426 người/km2] do đó, đầu tư bất động sản tại Vĩnh Tường sẽ có ưu điểm là khả năng sinh lời và thanh khoản khá cao, được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng cũng vì thế mà giá đất ở Vĩnh Tường cũng không phải quá rẻ cho nên số tiền bỏ ra để đầu tư đất Vĩnh Tường cũng tương đối cao, nói chung bạn có thể xem xét đầu tư đất tại Vĩnh Tường vì khả năng trong tương lai cơ sở hạ tầng nơi đây sẽ phát triển mạnh như (sẽ có cơ hội được quy hoạch lên thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh) .

Tùy khả năng kinh tế và nhu cầu của bạn mà lựa chọn phân khúc giá nhà đất Vĩnh Tường. Đối với Vĩnh Tường là một huyện của Vĩnh Phúc nên bạn có thể nghiên cứu mua nhà đất tại các địa phương có quy hoạch công nghiệp, du lịch... tại Vĩnh Tường và khu vực trung tâm của Vĩnh Tường như: Thị trấn Thổ Tang, Thị trấn Tứ Trưng, Thị trấn Vĩnh Tường, sau đó mới nghiên cứu đầu tư tại các xã Xã An Tường, Xã Bình Dương, Xã Bồ Sao, Xã Cao Đại, Xã Chấn Hưng, Xã Đại Đồng, Xã Kim Xá, Xã Lũng Hoà, Xã Lý Nhân, Xã Nghĩa Hưng, Xã Ngũ Kiên, Xã Phú Đa, Xã Tam Phúc, Xã Tân Phú, Xã Tân Tiến, Xã Thượng Trưng, Xã Tuân Chính, Xã Vân Xuân, Xã Việt Xuân, Xã Vĩnh Ninh, Xã Vĩnh Sơn, Xã Vĩnh Thịnh, Xã Vũ Di, Xã Yên Bình, Xã Yên Lập. Dù bạn mua đất Vĩnh Tường để làm gì thì cũng cần tìm hiểu trước về thông tin thửa đất như: thông tin quy hoạch, chanh chấp, thế chấp, sổ đỏ, thông tin chủ nhà đất.

Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Vĩnh Tường:

bản đồ Vĩnh Phúc
bản đồ huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc

bản đồ huyện Vĩnh Tường trong bản đồ Tỉnh Vĩnh Phúc

Phân tích giá bán đất Vĩnh Tường hiện nay

Mặc dù nhu cầu về nhà đất xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi nhưng giai đoạn tầm tháng 12 này thì các nhà đầu tư đi khảo sát và quan tâm đến thị trường đất đai hơn, trong đó không thể bỏ qua thị trường nhà đất Vĩnh Tường.

Dự báo giá đất Vĩnh Tường thời gian tới

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá bất nhà đất có xu hướng chung là chững lại, có chăng cũng chỉ tăng ở một số vị trí, một vài loại sản phẩm nhà đất. Thậm chí ở nhiều nơi xa trung tâm, hạ tầng chưa đầy đủ giá đã giảm, nhà đầu tư dùng đi vay lãi nhiều đang phải tìm cách bán cắt lỗ để lấy vốn. Mặc dù nhu cầu về nhà đất xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi nhưng giai đoạn tầm tháng 12 này thì các nhà đầu tư đi khảo sát và quan tâm đến thị trường đất đai hơn, trong đó không thể bỏ qua thị trường nhà đất Vĩnh Tường.

Giá đất Vĩnh Tường sẽ tăng mạnh trong năm nay hoặc vào năm 2025? Điều này không thể nào chắc chắn bởi lẽ giá đất biến đổi rất khó lường do vậy, chưa chắc đã có cơn sốt đất Vĩnh Tường trong năm sau. Để tăng giá đất Vĩnh Tường thì các dự án phải có trong quy hoạch và các dự án trong quy hoạch cần được triển khai nghiêm túc.

Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Vĩnh Tường:

Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Địa lý

Huyện Vĩnh Tường nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía bắc giáp huyện Lập Thạch; Phía tây giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; Phía nam giáp thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội; đông giáp huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương.

Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề với thành phố tỉnh lị Vĩnh Yên…Huyện có 9 tìm đường Quốc lộ 2A và 14 km đường Quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có hai ga hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại); về đường sông có hai cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và xã Cao Đại, có hai khu công nghiệp Chấn Hưng, Đồng Sóc và cụm KT-XH Tân Tiến đang được triển khai; có Đầm Rưng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai…Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng lân cận:

Địa hình và thổ nhưỡng

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê trung ương (đê sông Hồng và sông Phó Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả ba bề bắc - tây - nam, địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt…

Vùng đồng bằng phù sa cổ: ở các xã phía bắc và một phần phía tây bắc huyện. Đây là vùng tiếp nối của đồng bằng trước núi với đồng bằng châu thổ lớn đất màu mỡ ở đây tương đối mỏng, đa số đã bạc màu. Địa hình không bằng phẳng, ruộng cao xen ruộng thấp làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn.

Vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy: chạy dọc suốt một dải phía bắc, tây bắc và phía tây của huyện. Đất ở đây màu mỡ do hàng năm được phù sa của các con sông bồi đắp tạo nên một vùng bãi rộng lớn và trù phú, rất phù hợp với các loại cây dâu, mía, cỏ voi, ngô, đậu và các cây rau màu khác.

Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê: nối liền miền đất phù sa cổ, kéo dài xuống phía nam, giáp huyện Yên Lạc. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết thủy lợi, tạo điều kiện để nhân dân thâm canh cây lúa ở trình độ cao.

Sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng huyện Vĩnh Tường có ý nghĩa thực tiễn trong việc xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ở huyện Vĩnh Tường hiện nay. Sự phân chia ấy tạo cho ta một cách nhìn tổng thể địa hình, địa vật rất phong phú của một vùng quê với những xóm làng đông đúc, cây lá xanh tươi bốn mùa, với nhiều cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp, một vùng đất "Sơn chầu thủy tụ”, "Địa linh nhân kiệt", tạo ra ấn tượng khó quên đối với những ai có dịp ghé thăm Vĩnh Tường.

Khí hậu

Vĩnh Tường thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Nhưng do nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi: dãy Tam Đảo (phía Đông Bắc) và dãy Ba Vì (phía Tây) nên khí hậu ở Vĩnh Tường không quá khắc nghiệt và ít bị bão lốc đe dọa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,60c.Giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất với nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chênh lệch 120C (có tháng nhiệt độ lên tới 28,80C nhưng có tháng nhiệt độ chỉ 16,80C.

Độ ấm trung bình trong năm là 82%. Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm với số ngày mưa trung bình là 133 ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 189 mm/tháng; mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau với lượng mưa trung bình là 55 mm/tháng.

Thủy văn

Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường là sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan.

Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường với huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ của Hà Nội. Sông Hồng cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác, sông bồi đắp phù sa, tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu.

Một phần sông Phó Đáy chảy qua huyện Vĩnh Tường, tạo ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường và Lập Thạch. Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23m3 giây; lưu lượng cao nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng nước chỉ 4 m3/giây, có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Sông Phan thuộc hệ thống sông Cà Lồ, chảy trong nội tỉnh. Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một phần giao thông trong huyện. Về mùa khô, mực nước sông rất thấp, nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo đổ xuống nên mực nước khá cao, gây ngập úng nhiều nơi.

Nằm xen giữa những cánh đồng lúa, rau, màu là những đầm, ao, hồ khá rộng và đẹp mắt. Tiêu biểu là: Đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa, vực Xanh, vực Quảng Cư…Ngoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ nuôi thả cá, tôm, đầm ao hồ còn là nơi điều hòa nước, điều hòa khí hậu, hòa sắc với làng, xóm và cánh đồng lúa xanh, tạo nên bức tranh quê đẹp đẽ, hiền hòa.

Điều kiện xã hội của Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Thời kì tiền sử

Qua nhiều cuộc khai quật khảo cổ, đã xuất lộ nhiều di chỉ của người Việt trên đất Vĩnh Tường. Các di vật đào được đã minh chứng các di chỉ Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Đồng Hương, Ma Cả, Gò Mát thuộc thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, mở đầu cách đây vào khoảng 4000 năm, là thời kì văn hóa đồng thau phát triển rực rỡ trên đất Vĩnh Phúc.

Điểm đáng chú ý là trong tổng số 18 di chỉ văn hóa thời Phùng Nguyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã được phát hiện và công bố, riêng huyện Vĩnh Tường đã có 07 di tích, trong đó di chỉ Lũng Hòa là điển hình nhất. Đó là di chỉ cư trú và mộ địa lớn, công cụ văn hóa thu được gồm có rìu bôn, đục, hoa tai, hạt chuỗi đá. Nhiều hiện vật gốm nguyên vẹn.

Trong đợt khai quật năm 1965, đã thu lượm được tổng số hiện vật đá là 430, hiện vật gốm nguyên là 89 trong đó có 21 nồi, 10 bát, 17 dọi xe sợi, 22 chạc gốm, cùng 12.642 mảnh gốm các loại. Phần lớn là loại gốm thô, hoa văn trang trí tiêu biểu cho giai đoạn muộn của văn hóa Phùng Nguyên. Cũng phát hiện được khá nhiêu xương răng, xương động vật, trong đó có xương gia súc như chó, lợn, trâu, bò, gà…

Thời kì sơ sử (văn hóa Đông Sơn)

Sau giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, trong hơn 20 di chỉ đã xuất lộ ở xã Nghĩa Lập phát hiện được 02 chiếc mai đá kích thước lớn thuộc thời đại kim khí. Đó là thời đại có cơ sở vật chất hạ tầng để hình thành nhà nước Văn Lang thống nhất 15 bộ cùng trong cộng đồng lãnh thổ, thời của các vua Hùng dựng nước (cách 700 năm trước công lịch).

Nhiều địa phương thuộc huyện Vĩnh Tường hiện đang còn lưu giữ rất nhiều di tích thờ cúng các vua Hùng và các vị tướng lĩnh thời Hùng Vương gắn với phong tục tập quán cùng các lễ hội cổ truyền.

Xã Bồ Sao, Việt Xuân có đền thờ vị thần là con thứ 25 của Lạc Long Quân và âu Cơ, đã có công trị thủy ở cửa sông Lô, sông Đáy bảo vệ làng xóm, ruộng đồng. Hội làng nơi đây có tục “tung bông”, "tung gươm" tính giao lưỡng hợp, rước bó mạ và hội xuống đồng (thời có chữ Hán gọi là "hạ điền") trước cửa đền vào tháng 5 mở đầu mùa mưa thuận lợi cho cấy trồng cây lúa nước.

Xã Đại Đồng (gồm cả 02 làng Bích Đại - Đồng Vệ) thờ vị Thành Hoàng làng là tướng Đinh Thiên Tích, theo bản khai sự tích của làng, ông là vị tướng ở thời Hùng Vương thứ 06, có công đánh đẹp giặc ân dưới thời Hùng Huy Vương. Trong làng còn giữ được nhiều tục cổ không bị phong kiến hóa như không phải kiêng kị gì khi làm ăn, khi đọc nói, không có tế lễ gì riêng. Về húy của Thành Hoàng, trong khi tế lễ có ai nhầm lỗi điều gì thì xưa nay dân làng cũng châm chước không có phạt vạ gì.

Ở Vĩnh Tường còn có hội "tung vông" để cầu đinh, tục hội "trâu rơm, bò rạ" đều diễn ra trong tháng giêng của năm để cầu mùa. Tục thờ sinh thực khí nam như thờ cây dứa dại ở đền ông; và 07 viên đá ở miếu Bà thuộc về xã Tứ Trưng; Những tục hội như "kéo co", “hú đáo” ở xã Lũng Hòa, hội bắt vịt trong ao, bắt chạch trong chum ở Tứ Trưng, Thượng Trưng, lễ cầu tằm ở Vĩnh Ninh, Bàn Mạch, tục săn Cuốc ở làng Huy Ngác, múa đao đánh gậy ở Tam Phúc, Tứ dân chi nghiệp ở Đại Đồng, Lễ hội xuống đồng ở Hoàng xá, thi bơi chải ở Phú Đa, thi vật ở Nghĩa Hưng, Yên Bình…Đó đều là những dấu ấn mang đậm nét văn hóa.

Các thời kì sau

Nền kinh tế nông nghiệp và xã hội huyện Vĩnh Tường phát triển liên tục và bền vững trong bối cảnh quốc gia ngày càng cường thịnh. Xã hội nông nghiệp trong nhiều trăm năm đã sớm hình thành các vùng chuyên canh theo diện mạo thổ nhưỡng và quy luật cung cầu, làm thành những vùng có "đặc sản" như xã Thượng Trưng, Tuân Chính có đầm sen, hoa sen, hạt sen; xã Bồ Sao, Hòa Loan có củ đậu; làng Đông Viên Thổ Tang, Cam Giá có dưa hấu, cà xanh.

Từ kinh tế làng nghề, chợ búa xuất hiện. Huyện Vĩnh Tường xưa có các chợ lớn chép trong sách Địa chí như: Chợ Thổ Tang (tục gọi chợ Giang), xuất xứ là chợ chuyên mua bán trâu bò ở xã Thổ Tang; Chợ Vòng ở làng Tuân Lộ (nay thuộc xã Tuân Chính); Chợ Me ở làng Phủ Yên (nay thuộc xã Yên Lập); Chợ Trục ở làng Hưng Lục (nay thuộc xã Nghĩa Hưng); Chợ Chùa ở làng Kiên Cương (nay thuộc xã Ngũ Kiên); Chợ Rưng thuộc làng Văn Trưng (xã Tứ Trưng). Chợ tường thuộc làng Dẫn Tự xã Tân Cương; Chợ Đa thuộc xã Phú Đa; Chợ Điền thuộc làng Lương Điền xã Bình Dương; Chợ Kiệu thuộc làng Hưng Lại xã Chấn Hưng…

Trên bình diện của đời sống xã hội vùng "đỉnh" châu thổ ấy, Vĩnh Tường thực sự là điểm “tụ nhân” sơ khai khi con người đến khai thác đồng bằng Bắc Bộ. Ấy là nói (và viết) theo như thuật ngữ "địa linh", để rồi bồi tụ nên lớp trí thức Vĩnh Tường qua các đời, mà trở thành các "nhân kiệt" vùng này:

Hiện nay trong huyện còn 155 di tích. Trong đó có 55 ngôi đình, 67 ngôi chùa. Sổ còn lại là đền, miếu.Đã có 18 di tích xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Về kiến trúc, đặc biệt có ngôi đình Thổ Tang, chùa Hoa Dương (Tuân Chính) và ngôi đền đá Phú Đa là đặc sắc nhất.

Đình Thổ Tang: Xây dựng vào thế kỷ 16. Cấu trúc theo lối chữ "Đinh", phần thượng cung không còn, nay chỉ còn lại một tòa đại đình có năm gian hai dĩ, theo kiểu "tú trụ làng thuyền" với 60 chiếc cột. Đường kính của các cột cái là 0,8m của cột quân là 0,61m. Toàn công trình có chiều dài 25,8m, rộng 14,2m. Nền đình bó bằng đá xanh xung quanh.

Trong đình hiện còn 21 bức trạm gỗ có giá trị cao về văn hóa và nghệ thuật. Nhất là bức “ngày hội xuống đồng”, “bắn hổ” “đá cầu”, “đánh gen”...miêu tả khá khái quát các sinh hoạt xã hội của nông thôn thời kỳ ấy.

Chùa Hoa Dương (Tuân Chính) được xây dựng năm Chính Hòa thứ nhất (1680) theo lối kiến trúc chữ (I). Chùa có 7 gian, thượng điện 5 gian; tiền đường, nhà cổ 3 gian. Hai bên hành lang có 15 gian làm nơi đón tiếp và dừng chân cho du khách thập phương.

Theo truyền thuyết kể lại, đây chính là khu đất có địa thế hình con Rùa. Ở chùa Hoa Dương nghệ thuật điêu khắc được chú ý tới từng đường nét, từng chi tiết. Các phù điêu trên gỗ, đá, đồng hầu như còn giữ nguyên vẹn; hai mươi bộ hoành phi câu đối, mười tám bộ cuốn thư, trương nhĩ, cửa khám, nghi môn, tòa Cửu Long…Mang đậm nét kiến trúc dân gian phải kể đến cây hương cổ bằng đá, có chiều cao 1,70 được lập năm Chính hòa (1680). Đặc biệt là quả chuông đồng được đúc vào năm Minh mạng thứ bảy (1826) phản ánh trình độ nghệ thuật cũng như kỹ nghệ đúc đồng của ông cha ta.

Đền đá Phú Đa: Gọi là đền đá vì vật liệu chủ yếu xây dựng là đá xanh và gỗ lim. Dựng vào đời vua Lê Cảnh Hưng (1740- 1786).

Đền gồm 02 tòa nhà song song xếp theo hình chữ “nhị”. Đây là ngôi đền còn nhiều di vật đá nhất trong số các di tích của tỉnh Vĩnh Phúc. Có tới 48 tác phẩm bằng đá, được sắp xếp theo yêu cầu thờ tự. Từ cổng đền, qua sân đền tới nhà tiền đường rồi nhà thờ chính như cột trụ, chó đá, rồng đá, tượng võ sĩ bằng đá, ngựa đá, voi đá, sư tử đá, chậu đá, bàn tẩn đá, án gian đá, bát hương đá, bia đá, xập đá, ngai thờ…tất cả đều làm bằng đá. Với mức độ đục chạm công phu, tỉ mỉ bằng những đường nét tuyệt đẹp đáng kể nhất như các ngôi tượng võ sĩ, tượng voi đứng chầu ở sân đền.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, văn hóa Vĩnh Tường hết sức trì trệ, lạc hậu. Sau cách mạng tháng Tám, thực hiện đời sống mới, các hủ tục ma chay cưới xin được đơn giản hóa. Tệ nạn hút thuốc phiện bị nghiêm cấm. An ninh, trật tự làng xóm được tăng cường. Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng rất phong phú. Đây là nét đẹp trong đời sống văn hóa của nhân dân dưới chế độ mới.

Sang những năm 1947- 1948, hoạt động văn hóa thông tin được phát triển lên một bước mới. Huyện chỉ đạo in ấn các bản tin phát cho cơ sở, kẻ vẽ nhiều khẩu hiệu, áp phích cổ động các phong trào thi đua trong công cuộc củng cố xây dựng chính quyền. Phòng thông tin huyện xuất bản các bản tin hàng tháng, nhiều xã ra báo tường phản ánh các hoạt động của địa phương. Đặc biệt, các đội văn nghệ với các vở diễn theo tích tuồng, chèo cổ và tự biên, phản ánh đời sống, sản xuất ở các xã, được nhân dân nồng nhiệt hưởng ứng. Tuy trong những năm chiến đấu chống giặc Pháp tái chiếm, nền văn hóa có trầm lắng xuống vì phải tập trung sản xuất và chiến đấu bảo vệ xóm làng chống lập tề, các cơ quan cấp huyện phải lui vào hoạt động bí mật hoặc di tản đến vùng tự do. Song văn hoá cách mạng và kháng chiến vẫn không ngừng mạch chảy, mà tập trung cao độ vào phục vụ chiến đấu, với bộ đội địa phương đại đội Lê Xoay làm tiêu biểu.

Hòa bình lập lại, văn hóa Vĩnh Tường bắt đầu khởi sắc nhưng chủ yếu tập trung vào chủ đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ngụy ở miền Nam.

Trong thời kỳ chống Mỹ, việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh được chú trọng. Ngay từ cuối năm 1954, phong trào xây dựng đời sống mới văn minh được nhân dân hưởng ứng đông đảo. Một số xã lập đội văn nghề, tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân. Trong năm 1959, huyện thành lập được hai đội văn nghệ nghiệp dư ở xã Đội Cấn và xã Thái Học. Các đội đã xây dựng chương trình đi biểu diễn phục vụ nhân dân trong huyện. Nhiều xã khác cũng quan tâm chỉ đạo thành lập đội văn nghệ quần chúng để tổ chức hoạt động vào các dịp lễ lớn.

Giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, hoạt động văn hóa tinh thần của huyện vẫn được quan tâm. Nhiều xã và hợp tác xã xây dựng phòng đọc sánh, tạo nên phong trào đọc và làm theo sách báo. Riêng trong năm 1967 có 110.000 cuốn sách và 387 tờ báo các loại được đưa về các xã và hợp tác xã. Ngành chiếu bóng tích cực phục vụ nhân dân. Năm 1968, chiếu 552 tối cho 448.616 lượt người xem. Phong trào văn nghệ quần chúng cũng phát triển khá mạnh. Năm 1968, toàn huyện có 20 đội văn nghệ, 30 nhóm ca hát, 35 câu lạc bộ hoạt động thường xuyên. Đến cuối năm 1971, toàn huyện đã có trên 3.000 hộ đăng ký phấn đấu trở thành gia đình văn hóa.

Sau khi đất nước thống nhất (1975), hoạt động văn hóa văn nghệ càng có điều kiện phát triển. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa kết hợp với phong trào thể dục thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng đá mở rộng trong các địa phương. Năm 1985, huyện Vĩnh Lạc (nay là Vĩnh Tường và Yên Lạc) đã tổ chức Đại hội Thể dục thể thao ở cơ sở, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

Hiện nay, công tác Văn hóa - Thông tin huyện Vĩnh Tường ngày càng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ; mỗi xã, thị trấn đều chọn từ 1 đến 2 thôn làng, tổ dân phố làm điểm, khi có kết quả tốt sẽ nhân ra toàn xã. Đến hết năm 2010, toàn bộ các xã, làng chỉ đạo điểm đều đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, góp phần quan trọng vào công tác phát triển phong trào ở 29/29 xã, thị trấn, đưa số hộ gia đình, thôn đạt tiêu chuẩn văn hoá tăng dần lên hàng năm.

Về xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao: 100% xã, thị trấn đã dành đất cho các thiết chế văn hoá, thể thao.

Bên cạnh các giá trị văn hóa hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy. Toàn huyện hiện có 155 di tích, trong đó 18 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; 33 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích, lễ hội dân gian truyền thống đều được bảo tồn, các di tích lịch sử văn hoá được tăng cường kiểm tra, hướng dẫn quản lý, bảo quản, chống xuống cấp kịp thời. Nhiều di tích được nhân dân đóng góp xây dựng với số vốn lớn như chùa Tùng Vân (Thổ Tang) gần 5 tỷ đồng, chùa Vân Ô (Vân Xuân) hơn 3 tỷ đồng, chùa Thiên Phúc (Hòa Lạc-Tân Cương) hơn 20 tỷ… 

Điều kiện y tế của Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Dưới thời Pháp thuộc, y tế của huyện hầu như không được phát triển. Trong huyện không có bệnh viện khám chữa cho nhân dân, việc chữa bệnh chủ yếu nhờ vào các phương thuốc dân gian của các thầy lang.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hoạt động y tế huyện được tăng cường dưới chính quyền cách mạng. Đội ngũ vệ sinh viên tới tận các thôn xóm trong toàn huyện, trở thành lực lượng tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân giữ vệ sinh, phòng bệnh. Được sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, huyện đã lập phòng khám chữa bệnh với một số thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc men. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, trang thiết bị thiếu thốn, song đây cũng là một bước tiến của y tế huyện, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, mạng lưới y tế từ huyện xuống xã tiếp tục được xây dựng và củng cố. Từ chỗ toàn huyện chỉ có một bệnh xã nhỏ đã phát triển thành bệnh viện huyện với hơn 30 giường bệnh. Các trạm y tế ở tất cả các xã được mở rộng. Năm 1967, đã khám bệnh cho 45.355 người, chữa bệnh cho trên 13.000 người. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được đẩy mạnh với trọng tâm là xây dựng nhà tắm, giếng nước và nhà tiêu. Năm 1975, một số trạm xá xã như Vũ Di, Lũng Hòa, Thổ Tang, Tuân Chính, Thượng Trưng…đã biết kết hợp Đông - Tây y trong điều trị bệnh có kết quả. Công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt hiệu quả, tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm, năm 1973 là 3,7%, năm 1974 còn 3,3%.

Những năm thực hiện đường lối đổi mới, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của ngành y tế huyện Vĩnh Tường đã có những bước phát triển rất đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trang thiết bị phục vụ y tế được tăng cường đầu tư, nâng cấp. Phong trào xây dựng xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế đã và đang phát triển. Đến năm 2008, toàn huyện đã có 100% xã được công nhân đạt Chuẩn quốc gia về y tế. Trên 93% số xã có bác sĩ.

Từ năm 2009-2010, huyện Vĩnh Tường là một trong những huyện dẫn đầu về công tác y tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại, huyện có một Phòng y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Bệnh viện Đa khoa huyện ngày càng được mở rộng với 200 giường bệnh được trang bị đầy đủ về trang thiết bị, có đội ngũ chuyên môn khá đáp ứng được hầu hết các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Ngoài ra, huyện cũng xây dựng thêm hai phòng khám đa khoa khu vực và một phòng khám đa khoa tư nhân; một trung tâm y tế chuyên làm công tác y tế dự phòng, một trung tâm dân số KHHGĐ chuyên làm công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số; một Trung tâm Vệ sinh an toàn thực phẩm với chức năng chính là làm nhiệm vụ tuyên truyền về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra và thẩm định các cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia được quan tâm thực hiện tốt.

Cơ sở vật chất của các trạm y tế được nâng cấp khang trang, trang thiết bị được đầu tư. Các cán bộ y tế thường xuyên được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ huyện đến xã. Tính đến năm 2009, 100% trạm y tế các xã, thị trấn có bác sỹ, đủ cán bộ theo cơ cấu.

Tổng số cán bộ y tế trong toàn huyện hiện nay là 370 cán bộ, trong đó có 55 bác sĩ (không tính số bác sĩ đã nghỉ hưu và bác sĩ tư nhân), bình quân 1 bác sĩ/3,5 nghìn dân (đạt tỷ lệ cao nhất trong toàn tỉnh và cả nước). 100% các thôn đều có nhân viên y tế và cộng tác viên dân số.

Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng. Bình quân mỗi người dân được khám bệnh 2 lần/năm. Công tác khám và điều trị y học dân tộc với y học hiện đại luôn được kết hợp. Hiện nay, 100% các xã, thị trấn có vườn thuốc nam mẫu. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 100%; Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng tuổi dược uống Vitamin A đạt 100%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 13,5%; Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tiêm AT đầy đủ 100%; Số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt từ 85- 87%. Trong các năm từ 2003 đến 2011, tỷ lệ sinh ở huyện Vĩnh Tường luôn duy trì ở mức ổn định, năm 2003 ở mức 1.74% đến năm 2011 là 1,73%; tỷ lệ tử là 0,51; tỷ lệ phát triển dân số là l,27%; Tuổi thọ trung bình đạt: 73 tuổi; Tỷ lệ sử dụng nước hợp, tỷ lệ này giảm mạnh ở các năm 2004, 2005 (cả hai năm đều đạt 1.66%); tỷ lệ công trình vệ sinh đạt 100%, trong đó tự hoại là 40% còn lại là hai ngăn.

Làng nghề tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Là một huyện của tỉnh giáp thủ đô nên Vĩnh Tường có rất nhiều làng nghề truyền thống, làng nghề mới, nghề phụ. Cũng như nhiều huyện trong vùng đồng bằng sông Hồng thì có cả những làng nghề có thể bị mai một dần và những làng nghề phát triển tốt phù hợp với xu thế. Các ngành nghề ở mảnh đất trăm nghề này đó là:

  • Làng mộc Vân Giang (Lý Nhân)
  • Làng mộc Vân Hà (Lý Nhân)
  • Nghề thu gom phế liệu ở Vân Xuân
  • Làm bún Hòa Loan (Lũng Hòa)
  • Làng mộc truyền thống Bích Chu (xã An Tường)
  • Làng đậu phụ Rùa thôn Thượng (xã Tuân Chính)
  • Làng mộc truyền thống Thủ Độ (An Tường)
  • Buôn bán hàng hóa, nông sản... Thổ Tang
  • Cơ khí, vận tải thủy Việt An (xã Việt Xuân)
  • Dệt vải Văn Ổ (Vân Xuân)
  • Trồng dâu nuôi tằm Yên Lập
  • Nuôi rắn, chế biến rắn Vĩnh Sơn
  • Làng nghề bánh cuốn, bún Tân An (Ngũ Kiên)
  • Một số làm hương Nghĩa Lập (Nghĩa Hưng)
  • Làng nghề rèn Bàn Mạch (Lý Nhân)
  • Chăn nuôi bò sữa Vĩnh Thịnh
  • Một số làm mỳ, bún ở Bồ Sao
  • Trồng trọt cây lương thực, rau màu, chăn nuôi...

Thông tin về huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)

Huyện Vĩnh Trường có 28 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Vĩnh Tường (huyện lỵ), Thổ Tang, Tứ Trưng và 25 xã: An Tường, Bình Dương, Bồ Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Kim Xá, Lũng Hòa, Lý Nhân, Nghĩa Hưng, Ngũ Kiên, Phú Đa, Tam Phúc, Tân Phú, Tân Tiến, Thượng Trưng, Tuân Chính, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vũ Di, Yên Bình, Yên Lập.

Huyện Vĩnh Tường nằm ở phía tây nam tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương
  • Phía tây giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
  • Phía nam giáp thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội
  • Phía bắc giáp huyện Lập Thạch.

Huyện có diện tích 142 km², dân số năm 2019 là 205.345 người, mật độ dân số đạt 1.446 người/km².

Lời kết cho việc có nên đầu tư đất Vĩnh Tường không?

Như đã phân tích ở bên trên trên của chúng tôi về việc có nên mua đất Vĩnh Tường không? Có nên đầu tư đất Vĩnh Tường không? Phần nào đã giúp bạn nắm được một số các thông số cơ bản để đầu tư đất tại huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc, quý vị lưu ý, bài viết mang tính phân tích cá nhân, chúng tôi tuyên bố miễn trừ trách nhiệm với các hoạt động sử dụng thông tin của bạn. Và điều đặc biệt là khi mua đất Vĩnh Tường thì bạn cần kiểm tra lại quy hoạch xem thửa đất có vướng quy hoạch gì không nhé! Về đầu tư đất Vĩnh Tường, chúng tôi xin tóm tắt lại một số ý chính như sau:

.Vĩnh Tường giáp với các địa phương như: huyện yên lạc (vĩnh phúc), huyện tam dương (vĩnh phúc), thành phố việt trì (phú thọ), huyện ba vì (thành phố hà nội), thị xã sơn tây (vĩnh phúc), huyện phúc thọ (hà nội), huyện lập thạch (vĩnh phúc), đặc biêt là Vĩnh Tường giáp với cả các địa phương cấp thành phố, thị xã như thành phố việt trì, thị xã sơn tây, và đây chính là điểm cộng cho việc đầu tư nhà đất tại Vĩnh Tường vì cơ hội giao thương kinh tế với các thị xã/thành phố này là rất tuyệt vời. ..đầu tư bất động sản gần cửa khẩu tại huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc cũng khá hấp dẫn, bởi lẽ Vĩnh Tường có cửa khẩu: ..

Biểu đồ giá đất huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) 01/2024 đến 12/2024

Dưới đây là bản đồ thể hiện xu hướng giá nhà đất huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) 01/2024 đến 12/2024 trong thời gian 12 tháng gần đây, giá trung bình chúng tôi tham khảo tại một số kênh rao vặt bất động sản. Nếu tháng nào chưa thống kê được sẽ có giá trị bằng 0.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.