Bản đồ quy hoạch Huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) và các dự án tại Gò Công Tây mới nhất được cập nhập thường xuyên và chi tiết nhất như quy hoạch phát triển Huyện Gò Công Tây, quy hoạch sử dụng đất Huyện Gò Công Tây, quy hoạch giao thông Gò Công Tây - Tiền Giang.
Trong lĩnh vực bất động sản chúng ta từng nghe qua các thuật ngữ như: Bản đồ quy hoạch 1/50000, 1/25000, 1/5000, 1/2000, 1/500…. Vậy ý nghĩa của từng bản đồ quy hoạch là gì ? Chúng có liên hệ gì với nhau ? và tại sao mua đất dự án phải có bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 có an toàn không. Trước khi đến với nội dung về Bản đồ quy hoạch Huyện Gò Công Tây của Tiền Giang chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan về quy hoạch nhé.
Quy hoạch là gì và có ý nghĩa gì trong quy hoạch Huyện Gò Công Tây - Tiền Giang?
Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.
Trong luật Quy hoạch đô thị năm 2009, phần giải thích từ ngữ (điều 3) quy định:
“Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”.
Bản đồ quy hoạch Huyện Gò Công Tây là gì?
Theo quy định tại Luật quy hoạch (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì sơ đồ, bản đồ quy hoạch được quy định như sau:
“Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.”
Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác có liên quan đến lĩnh vực này như:
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
- Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
- Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
- Bản đồ quy hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Gò Công Tây là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật đất đai 2013
“Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.”
Quy hoạch hành chính Huyện Gò Công Tây (Tiền Giang)
Huyện Gò Công Tây có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Bình (huyện lỵ) và 12 xã: Bình Nhì, Bình Phú, Bình Tân, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Long Bình, Long Vĩnh, Thành Công, Thạnh Nhựt, Thạnh Trị, Vĩnh Hựu, Yên Luông.
Bảng diện tích, dân số, mật độ dân số của huyện Gò Công Tây năm 2020 | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
STT | Hành chính | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Mật độ (người/km²) | |||||||||
1 | Thị trấn Vĩnh Bình | 7,6 | 11.347 | 1.493 | |||||||||
2 | Xã Đồng Sơn | 14,8 | 9.315 | 629 | |||||||||
3 | Xã Bình Phú | 13,2 | 8.700 | 659 | |||||||||
4 | Xã Đồng Thạnh | 15,7 | 10.385 | 661 | |||||||||
5 | Xã Thành Công | 8,2 | 4.994 | 609 | |||||||||
6 | Xã Bình Nhì | 13,8 | 10.937 | 793 | |||||||||
7 | Xã Yên Luông | 10,5 | 6.580 | 627 | |||||||||
8 | Xã Thạnh Trị | 14,3 | 9.542 | 667 | |||||||||
9 | Xã Thạnh Nhựt | 17,9 | 12.865 | 719 | |||||||||
10 | Xã Long Vĩnh | 12,8 | 8.341 | 652 | |||||||||
11 | Xã Bình Tân | 17,1 | 10.841 | 634 | |||||||||
12 | Xã Vĩnh Hựu | 19,0 | 11.232 | 591 | |||||||||
13 | Xã Long Bình | 19,5 | 12.674 | 650 | |||||||||
Tổng số | 184,48 | 127.753 | 692 | ||||||||||
Nguồn: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 |
Bản đồ quy hoạch Huyện Gò Công Tây Tiền Giang mới nhất 2024
Quy hoạch Huyện Gò Công Tây trong bản đồ quy hoạch của Tiền Giang.
Bản đồ quy hoạch Huyện Gò Công Tây trong quy hoạch Tiền Giang mới nhất.
Bản đồ quy hoạch Huyện Gò Công Tây - Tiền Giang chi tiết.
Bản đồ quy hoạch Huyện Gò Công Tây mới nhất.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Danh sách các dự án tại Huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) mới nhất
Dưới đây là Danh sách các dự án tại Huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) bao gồm các dự án làm đường, dự án KCN, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...
Danh sách đang được cập nhập
Thông tin về Huyện Gò Công Tây (Tiền Giang)
Huyện Gò Công Đông nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công
- Phía tây giáp huyện Chợ Gạo
- Phía nam giáp huyện Tân Phú Đông
- Phía bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Huyện Gò Công Tây có diện tích là 184,48 km², dân số năm 2020 là 127.753 người, mật độ dân số đạt 692 người/km².
Huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Bình nằm cạnh quốc lộ 50, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30 km về hướng đông và thị xã Gò Công khoảng 12 km về hướng tây.
Địa mạo, địa hình, địa chất
Địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Địa mạo, huyện Gò Công Tây nằm trong khu vực hạ lưu tam giác châu thổ nhiễm mặn lợ, địa hình bằng phẳng nghiêng từ Tây sang Đông, xen lẫn với nhiều giồng cát lớn hình cánh cung. Cao trình phổ biến từ 0,6 - 1,0 m, bao gồm các vùng sau:
- Vùng ven sông cửa Tiểu và rạch Tra có cao trình 0,8–1,0 mét.
- Vùng các giồng cổ hiện bị phủ phù sa có cao trình 0,9–1,1 mét.
- Vùng còn lại có cao trình 0,5–0,9 mét và có khuynh hướng thấp dần từ Tây sang Đông, cá biệt có một số vùng trũng (có cao trình 0,2- 0,3 mét).
Địa chất công trình, trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong khoảng 1–8m có đặc tính không thích ứng với việc xây dựng công trình lớn (góc ma sát trong 2–3°, lực dính 0,1–0,2 kg/cm², hệ số nén lún 0,2–0,3 cm²/kg). Các tầng đất từ 3–30m do là giồng cát (tỉ lệ cát 19- 64%) nên có đặc điểm địa chất công trình khá (góc ma sát trong 8–16°, lực dính 0,3–0,9 kg/cm², hệ số nén lún 0,02–0,03 cm²/kg).
Khí hậu
Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Gò Công Tây mang các đặc điểm chung: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tương phản (mùa mưa từ tháng V đến tháng XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV). Các chỉ số chung như sau:
- Nhiệt độ trung bình 27°C, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3–5°C
- Tổng tích ôn năm cao (khoảng 9.800–10.000°C)
- Lượng mưa thuộc vào loại thấp so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long (<1,350 mm/năm), ẩm độ không khí bình quân 79- 82% và thay đổi theo mùa, lượng bốc hơi trung bình 3,5–4,0 mm/ngày.
- Số giờ nắng cao (2.400–2.600 giờ) và phân hóa theo mùa.
- Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió thịnh hành là Tây Nam, tốc độ trung bình 2,4m/s; vào mùa khô, gió mùa Đông Bắc
mang không khí khô có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, tốc độ gió trung bình 3,8m/s và thường gây gió chướng đẩy mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Thủy văn
Hai sông chính trên địa bàn là sông Cửa Tiểu và sông Tra chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đều của biển Đông. Hàng năm mực nước trung bình cao nhất vào tháng 10–11 và thấp nhất vào tháng 6–7 (biên độ triều tại trạm Hòa Bình–Vĩnh Hựu vào mùa khô là 3,17 m).
Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực là sông Cửa Tiểu qua các cửa lấy nước chính: Xuân Hòa, Vàm Giồng và phía Nam được bổ sung thêm nước ở sông Tra qua cống số 2, 3, 4, cống Gò Công.
Địa bàn huyện Gò Công Tây là vùng ảnh hưởng lợ trong vòng 5- 6 tháng/năm với cao điểm nhiễm mặn vào tháng 3 và tháng 4. Đặc biệt trên sông cửa Tiểu vào đầu và cuối mùa khô, biến thiên về độ mặn rất lớn theo con triều. Chế độ mặn của hệ thống sông Tra khắc nghiệt hơn tại sông cửa Tiểu. Hệ thống thủy lợi ngọt hóa Gò Công về cơ bản đã bao đê ngăn mặn và tạo nguồn tiếp ngọt cho hầu hết đất nông nghiệp tại địa bàn.
Tài nguyên đất
Địa bàn huyện có 3 nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa: Tổng diện tích 14.182 ha, chiếm 77,2% diện tích tự nhiên, do phù sa sông Tiền Giang bồi đắp, có nước ngọt rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp.
- Nhóm đất mặn: Tổng diện tích 1.428,4 ha, chiếm 7,8% diện tích tự nhiên. Đất phù sa nhiễm mặn chiếm diện tích rất thấp tại khu vực phía Bắc.
- Nhóm đất cát giồng: Tổng diện tích 2.762,5 ha, chiếm 15,0% diện tích tự nhiên, phân bổ rải rác ở huyện Gò Công Tây. Đất phù sa phủ trên nền giồng cát có ddặc điểm cao trình khá cao, tiêu nước tốt nhưng khó tưới, độ phì từ trung bình đến khá thích nghi cho canh tác vườn và thổ cư. Trong điều kiện trồng lúa thì chi phí tưới khá cao.
Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Gò Công Tây không có tài nguyên khoáng sản quan trọng; nguồn nước ngầm ngọt chủ yếu chỉ phân bố tại khu vực phía Tây.
Tài nguyên sinh vật
Do điều kiện ngọt hóa và canh tác lâu đời, thảm thực vật tự nhiên đã được thay thế bằng hệ thống thực vật nông nghiệp, một số thực vật đặc trưng cho rừng ngập vùng lợ (bần, sú,...) chỉ tồn tại ven sông. Tài nguyên thủy sinh trên sông Tra và sông Cửa Tiểu tương đối phong phú; tuy nhiên thủy sinh vật trong các kênh rạch nội đồng có khuynh hướng thay đổi thành phần loài theo hướng thích nghi môi trường nước dưới tác động của việc đóng cống ngăn mặn.