Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng (Long An) và các dự án tại Vĩnh Hưng mới nhất

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng (Long An) và các dự án tại Vĩnh Hưng mới nhất được cập nhập thường xuyên và chi tiết nhất như quy hoạch phát triển Huyện Vĩnh Hưng, quy hoạch sử dụng đất Huyện Vĩnh Hưng, quy hoạch giao thông Vĩnh Hưng - Long An.

Trong lĩnh vực bất động sản chúng ta từng nghe qua các thuật ngữ như: Bản đồ quy hoạch 1/50000, 1/25000, 1/5000, 1/2000, 1/500…. Vậy ý nghĩa của từng bản đồ quy hoạch là gì ? Chúng có liên hệ gì với nhau ? và tại sao mua đất dự án phải có bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 có an toàn không. Trước khi đến với nội dung về Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng của Long An chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan về quy hoạch nhé.

Quy hoạch là gì và có ý nghĩa gì trong quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng - Long An?

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Trong luật Quy hoạch đô thị năm 2009, phần giải thích từ ngữ (điều 3) quy định:

“Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”.

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng là gì?

Theo quy định tại Luật quy hoạch (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì sơ đồ, bản đồ quy hoạch được quy định như sau:

“Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.”

Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác có liên quan đến lĩnh vực này như:

  • Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
  • Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
  • Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
  • Bản đồ quy hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Vĩnh Hưng là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật đất đai 2013

“Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.”

Quy hoạch hành chính Huyện Vĩnh Hưng (Long An)

Huyện Vĩnh Hưng có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Hưng (huyện lỵ) và 9 xã: Hưng Điền A, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Thái Trị, Tuyên Bình, Tuyên Bình Tây, Vĩnh Bình, Vĩnh Trị, Vĩnh Thuận.

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng Long An mới nhất 2025

Quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng trong bản đồ quy hoạch của Long An.

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng trong quy hoạch Long An mới nhất

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng trong quy hoạch Long An mới nhất.

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng - Long An chi tiết.

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng mới nhất

Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Hưng mới nhất.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Danh sách các dự án tại Huyện Vĩnh Hưng (Long An) mới nhất

Dưới đây là Danh sách các dự án tại Huyện Vĩnh Hưng (Long An) bao gồm các dự án làm đường, dự án KCN, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...

Danh sách đang được cập nhập

Thông tin về Huyện Vĩnh Hưng (Long An)

Huyện Vĩnh Hưng nằm về phía tây bắc tỉnh Long An, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và phía bắc giáp tỉnh Svay Rieng, Campuchia
  • Phía đông nam giáp thị xã Kiến Tường
  • Phía tây và phía nam giáp huyện Tân Hưng.

Dân số trung bình năm 2001 của huyện Vĩnh Hưng là 42.460 người, mật độ dân số 110 người/km², bằng 37,41% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km²). Dân số khu vực thành thị có 8.769 người (chiếm 20,65% dân số), dân số nông thôn 33.691 người (chiếm 79,34%). Tốc độ tăng dân số (95-01) là 5,15% năm, riêng năm 2001 là 1,8%, phần lớn là tăng cơ học, do quá trình điều động dân cư đến xây dựng vùng kinh tế mới. Nhân dân cần cù chịu khó lao động. Mật độ dân số bình quân 110 người/km². Do vậy, Vĩnh Hưng cần có phương án xây dựng cơ sở vật chất để phát triển nền kinh tế kết hợp cũng cố quốc phòng nâng cao đời sống nhân dân.

Tổng lao động toàn huyện năm 2001 là 22.114 người; trong đó, lao động nông - lâm nghiệp 17.916 người (chiếm 81%), lao động công nghiệp - TTCN 531 người (chiếm 2,4%) và lao độngthương mại - dịch vụ 2.702 người (chiếm 12,2%), lao động khác 965 người chiếm 4,4%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu khu vực nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.

Nguồn nhân lực ở huyện Vĩnh Hưng có chất lượng thấp, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 713 người (chiếm 2,23% lao động xã hội); trong đó, trình độ đại học 69 người, cao đẳng 136 người, trung cấp 461 người, dưới trung cấp 47 người. Nếu kể cả trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật ước khoảng 3% lao động thì tổng cộng số lao động được đào tạo là 5,3%, song lại chủ yếu tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, đây là một tồn tại của huyện Vĩnh Hưng.

Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, để họ có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất (với chỉ tiêu là 10 - 25% số lao động được đào tạo).

Đặc điểm tự nhiên

Khí hậu huyện Vĩnh Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,2 °C, tháng 5 là tháng nóng nhất (29,3 °C), tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25 °C. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3 °C và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8 °C đến 10 °C). Lượng mưa trung bình năm (1.447,7 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt, lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.332 mm (92% lượng mưa cả năm), bắt đầu ngày 20 tháng 5 và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nguồn nước mặt

Vĩnh Hưng nằm ở đầu nguồn nước từ phía Campuchia và sông Tiền dẫn vào địa phận của tỉnh Long An. Đây chính là điểm thuận lợi so với các huyện khác như: Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Bến Lức,... của tỉnh Long An.

  • Sông rạch tự nhiên gồm: Rạch Cái Cỏ, rạch Long Khốt, sông Lò Gạch, rạch Cái Răng, rạch Bông Súng. Đây là các nhánh chính thuộc thượng lưu sông Vàm Cỏ Tây, do thiếu nguồn sinh thủy nên khả năng cung cấp nước tự nhiên vào mùa khô rất hạn chế.
  • Kênh mương: Để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội, những năm qua đã tập trung vốn và sức người đào kênh mương dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn, thoát lũ,... (tập trung lớn nhất vào giai đoạn 1987 - 1995).

Chính nhờ có thủy lợi mà việc khai hoang, phục hóa, thâm canh sản xuất lúa, tăng vụ đạt kết quả cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt thì nguồn nước vẫn chưa đủ, vì vậy thủy lợi vẫn là vấn đề then chốt đối với Vĩnh Hưng, cần được đầu tư hoàn chỉnh tạo nền tảng cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn nước ngầm

Đặc điểm nổi bật về nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Vĩnh Hưng là xuất hiện sâu, giá thành cao, nên ít được khai thác.

Hiện nay nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện hầu hết dùng nước mưa và nước sông rạch. Nước ngầm do giá thành khai thác cao nên mới có một số điểm tập trung do nhà nước đầu tư.

Ngập lũ là quy luật thường niên của Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Hưng cũng là một trong số đó. Lũ lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm (1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000) trong đó lũ lịch sử năm 2000 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho Vĩnh Hưng.

  • Ảnh hưởng của phèn - chua: Vĩnh Hưng chỉ bị ảnh hưởng chua nhẹ khoảng 20 ngày sau khi bắt đầu mưa, có thể giải quyết khi hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi.
  • Ảnh hưởng mặn: Mặn 4g/l trên sông Vàm Cỏ Tây bình quân nhiều năm chỉ ngang hoặc qua Tuyên Nhơn: 4 – 5 km về phía thượng lưu. Song, vào các năm 1992, 1993 mặn đã ảnh hưởng sâu hơn và nồng độ mặn cũng cao hơn bình quân nhiều năm. Giới hạn mặn 1g/l đã qua đập Bình Châu (1992) và đến thị trấn Vĩnh Hưng (1993).

Như vậy, độ mặn trên kênh rạch Vĩnh Hưng có tăng; song vẫn nhỏ hơn 4g/l (ngưỡng chịu đựng của các loại cây trồng) nên ít ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Tài nguyên

Tài nguyên Đất

Toàn huyện có 2 nhóm đất với 6 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó: nhóm đất xám có diện tích: 31.526 ha (chiếm 81,99% diện tích tự nhiên) và nhóm đất phèn: 5.980 ha (chiếm 15,55% diện tích tự nhiên). Như vậy, 100% diện tích đất thuộc loại đất có vấn đề, đây là một hạn chế của huyện Vĩnh Hưng. Tổng hợp diện tích các nhóm và loại đất ở huyện Vĩnh Hưng cò thể phân loại như sau:

  • Nhóm đất xám: Diện tích là 31.526 ha, chiếm 81,99% diện tích tự nhiên, hình thành các giồng cao phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đất xám được hình thành trên vật liệu phù sa cổ nên có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, thịt pha cát), độ phì thấp, nhất là ở các đỉnh giồng đã có biểu hiện bạc màu (nghèo dinh dưỡng). Để sử dụng đất xám cần chú ý 3 vấn đề: dinh dưỡng, tầng kết von và mức độ gley để trồng chuyên lúa hoặc luân canh lúa với cây trồng cạn.
  • Nhóm đất phèn: Nhóm đất phèn có diện tích: 5.980 ha, chiếm 15,55% diện tích tự nhiên. Đất phèn có trị số pH rất thấp và hàm lượng SO2-4cao (0,15 - 0,25%), đặc biệt là các ion Fe2+ và Al3+ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Đất phèn phân bố chủ yếu ở các xã: Vĩnh Thuận, Vĩnh Trị, Thái Trị, Vĩnh Bình.

Địa chất

Đất đai của huyện Vĩnh Hưng hình thành từ hai loại trầm tích: Trầm tích phù sa non trẻ (Holocene) và trầm tích phù sa cổ (Pleistocene); trong đó chủ yếu là trầm tích phù sa cổ (Pleistocene).

  • Mẫu chất phù sa cổ bao trùm khoảng 84% diện tích tự nhiên nhưng đã bị trầm tích Holocene phủ trùm lên một diện tích không nhỏ. Mẫu chất này có tầng dày từ 3 - 5m, cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu. Nên phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất xám bị rửa trôi, chua, hoạt tính thấp và bị nhiễm phèn ngoại lai.
  • Trầm tích Holocene bao phủ khoảng 14% diện tích tự nhiên của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ. Đặc trưng cơ bản của đơn vị trầm tích này là sự có mặt của Sulfidic, vật liệu chủ yếu hình thành đất phèn.
  • Trầm tích không phân chia khoảng 2% diện tích tự nhiên.

Do vậy, khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cần tính toán đầu tư đảm bảo độ ổn định bền vững.

Tài nguyên rừng

Năm 1995, diện tích rừng có 3.035 ha, trong đó hầu hết là tràm cừ; đến năm 2001 diện tích rừng tăng lên 3.933 ha (tỷ lệ che phủ 11,47%) kể cả cây lâu năm và vườn tạp, phần lớn rừng trồng từ trước năm 1995 nên trữ lượng khá.

Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 773/TTg và 661, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.

Tài nguyên thủy sản

Qua điều tra của Viện Nghiên cứu Thủy sản II, có nhận xét: Các thủy vực ở huyện Vĩnh Hưng có những nhóm loài đặc trưng như: tảo lục, tảo bánh xe, côn trùng thủy sinh, nhóm tômcánước ngọt. Thủy sinh vật có đến hơn 330 loài, gồm 180 loài tảo, 90 loài động vật nổi, 60 loài động vật đáy. Trên sông Vàm Cỏ Tây có hơn: 50 loài cá, 9 loài tôm; trong đó, cá đồng và tôm càng xanh có giá trị kinh tế nhưng sản lượng không lớn.

Ngoài ra, do môi trường nước nội đồng ngày càng được ngọt hóa, độ chua và thời gian ảnh hưởng chua phèn giảm, tạo điều kiện để các loài thủy sản về cư trú và phát triển, mở ra hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi.

Khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra địa chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, khoáng sản đặc trưng là sét gạch ngói nguồn gốc hỗn hợp sông - đầm lầy, sông - biển tuổi Holoxen. Mức độ điều tra, đánh giá về khoáng sản ở Vĩnh Hưng còn rất sơ lược, hầu như mới chỉ khảo sát mỏ sét gạch ngói với mức độ đánh giá về chất lượng mỏ sét: Cát (>0,1 mm) 9%, bột (0,1 - 0,01 mm) 21%, sét (<0,01 mm) 80%, chỉ số dẻo 24,4, độ co gió 7,5%, cường độ kháng nén (sau khi nung ở 950 °C): 121 kg/cm², quy mô vừa với cấp trữ lượng P = 4.657 triệu m³.

Với khoáng sản này, Vĩnh Hưng có thể phát triển mạnh công nghiệp sản xuất gạch ngói, phục vụ cho xây dựng trên địa bàn huyện, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.