Bảng giá đất huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Triệu Phong Tỉnh Quảng Trị năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đền bù đất đai huyện Triệu Phong. Bảng giá đất huyện Triệu Phong dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện Triệu Phong Quảng Trị. Chẳng hạn như giá đền bù đất nông nghiệp huyện Triệu Phong Quảng Trị hay là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Triệu Phong Quảng Trị.

Căn cứ Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Triệu Phong. Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất của huyện Triệu Phong mới nhất hiện nay thì hãy xem trong bài viết này.

Bên cạnh đó, Quý vị có thể xem bảng giá đất Tỉnh Quảng Trị tại đây. Nếu bạn muốn xem quy định chi tiết về Vị trí, phân loại đất của huyện Triệu Phong tại đây.

Thông tin về huyện Triệu Phong

Triệu Phong là một huyện của Quảng Trị, theo kết quả điều tra dân số năm 2019, huyện Triệu Phong có dân số khoảng 88.852 người (mật độ dân số khoảng 251 người/1km²). Diện tích của huyện Triệu Phong là 353,8 km².Huyện Triệu Phong có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ái Tử (huyện lỵ) và 17 xã: Triệu Ái, Triệu An, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Long, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Thượng, Triệu Trạch, Triệu Trung, Triệu Vân.

Bảng giá đất huyện Triệu Phong Tỉnh Quảng Trị mới nhất năm 2024
bản đồ huyện Triệu Phong

Ngoài ra, quý vị có thể tải file PDF các quyết định giá đất Quảng Trị trong đó có quy định chi tiết giá các loại đất của huyện Triệu Phong tại đường link dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Triệu Phong

Vì bảng giá đất nông nghiệp huyện Triệu Phong có nội dung khá dài nên chúng tôi đã chuyển riêng thành một bài viết khác. Quý vị có thể tham khảo bảng giá đất nông nghiệp huyện Triệu Phong tại đây.

Bảng giá đất Quảng Trị

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Triệu Phong

Bảng giá đất huyện Triệu Phong

PHỤ LỤC IX

BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT VÀ PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)

  1. BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
  2. Đất ở thị trấn Ái Tử:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4
1a 4.000 1.400 1.040 800
1b 3.600 1.260 936 720
1c 3.200 1.120 832 640
1d 2.800 980 728 560
2a 2.480 868 645 496
2b 2.160 756 562 432
2c 1.840 644 478 368
2d 1.520 532 395 304
3a 1.300 455 338 260
3b 1.080 378 281 216
3c 860 301 224 172
3d 640 224 166 128
4a 580 203 151 116
4b 520 182 135 104
4c 460 161 120 92
4d 400 140 104 80
  1. Đơn giá đất ở tại nông thôn:

2.1. Đất ở xã đồng bằng:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 Khu vực 5 Khu vực 6
1 1.600.000 1.000.000 800.000 480.000 280.000 160.000
2 960.000 600.000 480.000 288.000 168.000 96.000
3 560.000 350.000 280.000 168.000 98.000 56.000
4 400.000 250.000 200.000 120.000 70.000 40.000

2.2. Đất ở xã trung du:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4
1 500.000 350.000 170.000 100.000
2 325.000 227.500 110.500 65.000
3 250.000 175.000 85.000 50.000
4 175.000 122.500 59.500 35.000

2.3. Đất ở tại các vị trí Quốc lộ 1A:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
1 3.000.000 2.500.000 1.500.000
2 1.050.000 875.000 525.000
3 780.000 650.000 390.000
4 600.000 500.000 300.000
  1. PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ ĐẤT Ở NÔNG THÔN VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG
  2. Phân loại đường phố:

1.1. Phân loại đường phố thị trấn Ái Tử: Áp dụng bảng 1.1 ở phần I

Tên đường Đoạn đường Loại đường
Lê Duẩn (Quốc lộ 1) Đoạn từ ranh giới phía bác giáp xã Triệu Ái đến ranh giới phía Nam giáp xã Triệu Thượng. 1a
Lê Hồng Phong Đoạn từ Huyền Trân Công Chúa đến đường Trần Phú. 1c
Trần Phú Đoạn từ Lê Duẩn đến cầu An Mô. 1d
Nguyễn Phúc Nguyên Cả đường 2a
Trường Chinh Cả đường 2a
Nguyễn Văn Linh Cả đường 2a
Lê Lợi Đầu đường đến Cuối đường 2b
Nguyễn Huệ Lê Duẩn đến Nguyễn Hoàng 2b
Nguyễn Huệ Nguyễn Hoàng đến Trần Hữu Dực 2c
Tuyến tránh QL1 Từ nút giao đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Quang Xá đến đường Lý Thường Kiệt 1d
Nguyễn Trãi Đoạn từ Lê Duẩn đến cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Ái Tử. 2c
Trần Hưng Đạo Đoạn từ Lê Duẩn đến giao nhau với đường Lý Thái Tổ. 2c
Nguyễn Du Đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Hoàng 2b
Nguyễn Du Đoạn từ Nguyễn Hoàng đến cổng Chùa Sắc Tứ. 2c
Đinh Tiên Hoàng Đoạn từ Lê Duẩn đến giao nhau với Nguyễn Hoàng 2b
Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Hoàng đến đường Lý Thái Tổ 2c
Hai Bà Trưng Đầu đường đến Cuối đường (Lê Duẩn đến Lý Thái Tổ) 2b
Nguyễn Hoàng QL1A đến Nguyễn Trãi 2b
Phan Chu Trinh Cả đường 2c
Nguyễn Tri Phương Cả đường 2a
Văn Cao Cả đường 2a
Nguyễn Chí Thanh Cả đường 2c
Tố Hữu Cả đường 2c
Trương Văn Hoàn Cả đường 2d
Huyền Trân Công Chúa Cả đường 3b
Đặng Dung Cả đường 3b
Đoàn Khuê Cả đường 3b
Phan Văn Dật Cả đường 3b
Nguyễn Hữu Thận Cả đường 3b
Đặng Thí Đoạn từ đường Lê Duẩn đến hết ranh giới bệnh viện Triệu Phong 3b
Đặng Thí Đoạn hết ranh giới bệnh viện Triệu Phong đến Lý Thái Tổ 3c
Đoàn Bá Thừa Cả đường 3b
Đoàn Lân Cả đường 3b
Văn Kiếm Cả đường 3a
Hồng Chương Đoạn từ đường Đinh Tiên Hoàng đến đường Hai Bà Trưng. 3b
Hồng Chương Đoạn còn lại 3c
Đặng Dân Cả đường 3b
Nguyễn Hữu Khiếu Cả đường 3b
Trần Hữu Dực Đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Lê Lợi. 3b
Trần Hữu Dực Đoạn còn lại 3c
Trần Quỳnh Cả đường 3b
Lê Hữu Trữ Cả đường 3b
Lý Thường Kiệt Cả đường 3c
Lê Thế Tiết Cả đường 3c
Tôn Thất Thuyết Cả đường 3c
Phan Bội Châu Cả đường 3c
Trương Định Cả đường 3c
Lê Quý Đôn Cả đường 3c
Hoàng Diệu Cả đường 3c
Võ Thị Sáu Cả đường 3c
Nguyễn Thị Lý Cả đường 3c
Lê Văn Kinh Cả đường 3c
Nguyễn Quang Xá Đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Văn Linh 1d
Nguyễn Quang Xá Đoạn còn lại 3b
Lý Thái Tổ Cả đường 3c
Hoàng Thị Ái Cả đường 3c
Trần Công Tiện Cả đường 3c
Nguyễn Văn Giáo Cả đường 3c
Các đoạn đường còn lại có mặt cắt
1. Các đoạn đường còn lại chưa có tên hoặc có tên nhưng chưa được xếp loại, mặt đường nhựa, bê tông thì được xếp loại như sau
– Mặt cắt từ 20m trở lên: 3d
– Mặt cắt từ 13m đến 20m: 3e
– Mặt cắt từ 8m đến 13m: 4a
– Mặt cắt từ 6m đến dưới 8m: 4b
– Mặt cắt từ 3m đến dưới 6m: 4c
– Các đoạn đường có mặt cắt dưới 03 m: xếp theo vị trí của các đường đã xếp loại.
2. Các đoạn đường còn lại chưa có tên hoặc có tên nhưng chưa được xếp loại, mặt đường chưa được đổ nhựa, bê tông thì được xếp loại như sau:
– Mặt cắt từ 20m trở lên: 3e
– Mặt cắt từ 13m đến 20m: 4a
– Mặt cắt từ 8m đến 13m: 4b
– Mặt cắt từ 6m đến dưới 8m: 4c
– Mặt cắt từ 3m đến dưới 6m: 4d
– Các đoạn đường có mặt cắt dưới 03 m: xếp theo vị trí của các đường đã xếp loại.
3. Mặt cắt của các tuyến đường được tính theo mặt cắt thực tế hiện có (bao gồm cả phần trải nhựa, hoặc bê tông và lề đường theo hiện trạng) và được tính bằng trung bình mặt cắt của điểm đầu đường, điểm cuối đường và tối thiểu 2 điểm đại diện của tuyến đường.
  1. Khu vực đất ở nông thôn:

2.1. Đất ở nông thôn tại các vị trí Quốc lộ 1A: Áp dụng bảng 2.3 Mục I Phụ lục số 9

– Khu vực 1:

+ Xã Triệu Giang: Khu vực dân cư thuộc đoạn Quốc lộ 1 đi qua xã Triệu Giang.

– Khu vực 2

+ Xã Triệu Thượng: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường Quốc lộ 1 đi qua xã Triệu Thượng.

– Khu vực 3

+ Xã Triệu Ái: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường Quốc lộ 1 đi qua xã Triệu Ái.

2.2. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã đồng bằng: Áp dụng bảng 2.1 Mục I Phụ lục số 9

– Khu vực 1:

+ Xã Triệu Thượng: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường từ Quốc lộ 1 đến đường sắt thuộc địa bàn xã Triệu Thượng (cuối đường Nguyễn Trãi); Khu vực dân cư thuộc tuyến tránh Quốc Lộ 1 đi qua xã Triệu Thượng.

+ Xã Triệu Thành: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường QL49C từ cầu An Tiêm đến giáp thị xã Quảng Trị.

+ Xã Triệu Long: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu Long; Đoạn đường ĐH 45B nối từ nút cầu An Mô đến đường QL49C.

+ Xã Triệu Thuận: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 46 từ giáp xã Triệu Đại đến giáp xã Triệu Độ; Đoạn đường ĐH 46C từ cầu Đại Lộc đến đường ĐH 46.

– Khu vực 2:

+ Xã Triệu Thành: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường QL49C từ cầu An Tiêm đến giáp ngã ba đi Nại Cửu; Đoạn đường ĐH 47B từ thị xã Quảng Trị đi qua cầu Rì Rì về khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nối với đường QL49C; Đoạn đường ĐH 47C từ đường QL49C vào khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

+ Xã Triệu Lăng: Khu vực dân cư thuộc đường ĐH 43 từ Khu du lịch Bãi Tắm Nhật Tân đến Nghĩa trang liệt sỹ.

– Khu vực 3:

+ Xã Triệu Thượng: Khu vực dân cư thuộc tuyến đường nối từ Quốc lộ 1 đến tượng đài các anh hùng liệt sỹ.

+ Xã Triệu Đông: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu Đông.

+ Xã Triệu Hòa: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu Hòa.

+ Xã Triệu Long: Đoạn đường ĐH 45C (đường vào xã Triệu Thuận) đi qua xã Triệu Long.

+ Xã Triệu Thuận: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 45C (đường vào xã Triệu Thuận) đi qua xã Triệu Thuận.

+ Xã Triệu An: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu An từ đoạn nam cầu Cửa Việt đến đường ngang vào khu tái định cư cầu Cửa Việt.

+ Xã Triệu Lăng: Khu vực dân cư thuộc đường ĐH 43 từ Nghĩa trang liệt sĩ đến Giáp xã Triệu Sơn.

+ Xã Triệu Trung: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường Quốc lộ 49C và đoạn đường ĐH 43 đi qua xã Triệu Trung.

+ Xã Triệu Tài: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường Quốc lộ 49C và đoạn đường ĐH 45 và ĐH 43 đi qua xã Triệu Tài.

– Khu vực 4:

+ Xã Triệu Giang: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường từ điểm nút Quốc lộ 1 (từ cầu Phước Mỹ) đến hết trụ sở UBND xã Triệu Giang; Đoạn đường ĐH 48 từ điểm nút Quốc lộ 1 đến đường sắt.

+ Xã Triệu Ái: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường Nguyễn Hoàng và đoạn đường Đặng Dung thuộc địa bàn xã Triệu Ái.

+ Xã Triệu Thành: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 47C từ Hậu Kiên vào nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

+ Xã Triệu Đại: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu Đại; Đoạn đường ĐH 46 từ ngã ba Đại Hào đến giáp xã Triệu Thuận.

+ Xã Triệu Độ: Đoạn đường ĐH 46 đi qua xã Triệu Độ.

+ Xã Triệu Phước: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 46 từ điểm nút đường QL49C theo hướng về UBND xã Triệu Phước đến hết thửa đất số 103, tờ bản đồ số 28 (nhà ông Lê Dưng).

+ Xã Triệu Vân: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu Vân.

+ Xã Triệu An: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu An (trừ đoạn từ nam cầu Cửa Việt đến đường ngang vào khu tái định cư cầu Cửa Việt).

+ Xã Triệu Trạch: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C từ cầu Bồ Bản đến đường ĐH 41.

+ Xã Triệu Lăng: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 42, đường ĐH 43D đi qua xã Triệu Lăng.

+ Xã Triệu Tài: Khu vực dân cư thuộc đường ĐH 44 đi qua xã Triệu Tài.

– Khu vực 5:

+ Xã Triệu Giang: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 45C (đường vào xã Triệu Thuận) đi qua xã Triệu Giang; Khu vực dân cư nằm về phía Đông đường sắt trừ khu dân cư thuộc khu vực 2.

+ Xã Triệu Thượng: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường từ thị trấn Ái Tử đến thôn Xuân An, xã Triệu Thượng.

+ Xã Triệu Thành: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.

+ Xã Triệu Đông: Đoạn đường ĐH 45 nối từ đường QL49C qua cầu Triệu Đông đến giáp đường ĐH 43.

+ Xã Triệu Thuận: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.

+ Xã Triệu Phước: Khu vực dân cư thuộc đường QL49C đi qua xã Triệu Phước; Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 46 từ hết thửa đất số 103, tờ bản đồ số 28 (nhà ông Lê Dưng) đến cống Việt Yên.

+ Xã Triệu Vân: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 42, đường ĐH 44C đi qua xã Triệu Vân.

+ Xã Triệu An: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 42 đi qua xã Triệu An.

+ Xã Triệu Sơn: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 41: từ trung tâm chợ Cạn đi thị tứ Bồ Bản đến hết thửa đất số 350, tờ bản đồ số 11 (nhà ông Lê Quang Vinh); từ trung tâm Chợ Cạn đi Linh Chiểu đến hết thửa đất số 640, tờ bản đồ số 11 (nhà ông Nguyễn Yên); Đoạn đường ĐH 43: Từ thửa đất số 428, tờ bản đồ số 11 (đất ông Lê Văn Tuyến) đến hết trụ sở UBND xã Triệu Sơn; Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 41 và đoạn đường ĐH 43 đi qua xã Triệu Sơn.

+ Xã Triệu Trạch: Khu vực dân cư thuộc đường ĐH 41; đoạn đường QL49C đi qua xã Triệu Trạch (trừ đoạn đường từ cầu Bồ Bản đến đường ĐH 41).

+ Xã Triệu Lăng: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.

+ Xã Triệu Trung: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.

+ Xã Triệu Tài: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.

– Khu vực 6:

+ Các khu vực còn lại trên địa bàn huyện của xã đồng bằng.

  1. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã trung du: Áp dụng bảng 2.2 Mục I Phụ lục số 9

– Khu vực 1:

+ Xã Triệu Giang: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 48 từ đường sắt đến trạm Ra Đa thuộc xã Triệu Giang.

+ Xã Triệu Ái: Đường Hùng Vương nối dài đoạn từ cầu Vĩnh Phước đến ĐH 48 thuộc Khu đô thị Nam Vĩnh Phước.

– Khu vực 2:

+ Xã Triệu Ái: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 49B từ đường sắt đến hồ Gia Chám; Đoạn đường ĐH 48 từ đường sắt đến đường ngang vào hồ chứa nước Ái Tử thuộc xã Triệu Ái; Đoạn đường ĐT 48B (đường Trừ lấu) từ đường sắt đến đường ngang vào hồ chứa nước Ái Tử.

– Khu vực 3:

+ Xã Triệu Giang: Khu vực dân cư nằm về phía Tây đường sắt trừ khu dân cư thuộc khu vực 1.

+ Xã Triệu Ái: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 48 từ đường ngang vào hồ chứa nước Ái Tử đến giáp đường ĐH 50; Đoạn đường ĐT 48B (đường Trừ lấu) từ đường ngang vào hồ chứa nước Ái Tử đến giáp đường ĐH 50.

+ Xã Triệu Thượng: Khu vực dân cư thuộc đoạn đường ĐH 49B từ đường sắt đến hồ Gia Chám; Các tuyến đường thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng di dân ra khỏi vùng ngập lụt 3 xã: Triệu Thượng, Triệu Giang, Triệu Long, huyện Triệu Phong (giai đoạn 1) thuộc địa bàn xã Triệu Thượng; Đoạn đường ĐH 49 từ giáp phường An Đôn đến Trấm giáp đường ĐH 35.

– Khu vực 4:

+ Các khu vực còn lại trên địa bàn huyện của xã trung du.

  1. Đất nông nghiệp tại thị trấn và các xã đồng bằng, trung du:

3.1. Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện:

+ Vị trí 1: Đất trong khu dân cư, ven các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm; có khoảng cách không quá 500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường vuông góc với trục đường); có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm tập trung không quá 500m.

+ Vị trí 2: Các khu vực còn lại.

3.2. Đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện:

+ Vị trí 1: Đất trong khu dân cư, ven các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm; có khoảng cách không quá 1500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường vuông góc với trục đường); có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm tập trung không quá 1500m.

+ Vị trí 2: Các khu vực còn lại.

Phân loại xã và cách xác định giá đất Quảng Trị

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

  1. Đất Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp:

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
500.000 350.000 200.000

Đơn giá trên áp dụng cho đất thuộc khu quy hoạch đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các trục đường giao thông chính của Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp. Các khu vực khác thuộc Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng: bằng 70% giá đất tương ứng.

  1. Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 80% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất nông nghiệp khác

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 2 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng. Riêng thành phố Đông Hà: bằng 4 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất phi nông nghiệp khác:

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 50% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất tôn giáo, tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định theo giá đất ở tại vị trí, khu vực đó.
  2. Đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
  3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
  4. Giá đất đặc thù:

10.1. Trường hợp thửa đất ở có vị trí thấp hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 20% nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/m2.

– Trường hợp thửa đất ở có vị trí cao hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 10% nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/m2.

– Đối với thửa đất có vị trí thấp hoặc cao hơn mặt đường như quy định tại điểm này được xác định vào thời điểm chuyển thông tin để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

10.2. Trường hợp thửa đất có một phần diện tích bị khuất bởi thửa đất khác (hạn chế khả năng sinh lợi) thì phần diện tích thuộc vị trí bị khuất được tính bằng giá đất của vị trí thấp hơn liền kề trong cùng thửa đất.

10.3. Đất nông nghiệp tại thành phố Đông Hà được tính bằng 1,65 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1; đất nông nghiệp tại thị xã Quảng Trị được tính bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1.

PHỤ LỤC I

NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT ÁP DỤNG CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)

  1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
  2. Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp tại thành phố, thị xã và các thị trấn:

1.1. Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:

  1. Vị trí 1: Được xác định từ mép đường phố (liền cạnh đường phố có giá trị cao nhất) vào sâu 20 m, không xác định nhà ở quay về hướng nào;
  2. Vị trí 2: Được xác định từ trên 20 đến 40m;
  3. Vị trí 3: Được xác định từ trên 40m đến 60m;
  4. d. Vị trí 4: Được xác định từ trên 60m trở đi.

1.2. Trường hợp thửa đất tiếp giáp với nhiều mặt tiền đường:

  1. Tiếp giáp với hai đường giao nhau, thì:

– Diện tích thuộc vị trí 1 đồng thời của 2 đường giao nhau tính theo mức giá của loại đường bằng hoặc cao hơn và cộng thêm 10% theo mức giá của loại đường bằng hoặc thấp hơn.

– Vị trí 2 được xác định như sau:

+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá cao hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 2 của đường phố đã được xếp loại cao hơn.

+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá thấp hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 1 của đường phố đã được xếp loại thấp hơn.

– Các vị trí 3, 4 của thửa đất được áp dụng theo nguyên tắc tương tự vị trí 2.

  1. Tiếp giáp với ba đường giao nhau, thì áp dụng như trường hợp tiếp giáp với hai đường giao nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng để thửa đất có giá trị cao nhất:
  2. Tiếp giáp với hai đường không giao nhau, thì đơn giá đất được xác định theo các vị trí của loại đường có đơn giá cao hơn.
  3. Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp thuộc địa giới cấp xã.

Vị trí của từng loại đất trong từng khu vực được xác định dựa vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc: Vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn. Cụ thể:

Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:

– Vị trí 1: Đất tiếp giáp các trục đường giao thông (tính từ chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) quy định tại khu vực theo từng xã không quá 30m.

Trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thì được xác định theo ranh giới đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp với mục đích sử dụng.

– Vị trí 2: Đất cách xa các trục đường giao thông quy định tại khu vực theo từng xã từ 30m đến 50m.

– Vị trí 3: Đất cách xa các trục đường giao quy định tại khu vực theo từng xã từ 50m đến 80m.

– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.

  1. Nguyên tắc phân loại đường phố:

– Loại đường phố trong từng loại đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch.

– Đường phố trong từng loại đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ 1 trở đi. Đường phố loại 1 áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch; có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạng tầng thuận lợi nhất; các loại đường phố tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và kết cấu hạng tầng kém thuận lợi hơn.

– Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố tương đương.

– Các tuyến đường phố đang được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, chưa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm xây dựng giá đất thì không điều chỉnh nâng loại đường phố.

– Các tuyến đường phố được đầu tư nâng cấp bằng nhựa, bê tông thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc do người dân tự đầu tư phải sau 03 năm đưa vào vận hành sử dụng mới đề xuất nâng loại đường phố.

  1. Nguyên tắc phân vị trí đất nông nghiệp của 3 loại xã: Đồng bằng, trung du, miền núi và trong các đô thị.

4.1. Đất trồng cây hàng năm (kể cả đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản được phân theo 5 vị trí:

– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 4 điều kiện:

+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng cách không quá 500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).

+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 500m

+ Chủ động được nước tưới tiêu từ 70% trở lên.

+ Canh tác 2 vụ

– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 3 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 4: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 5: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1.

4.2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất phân theo 4 vị trí

– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 3 điều kiện:

+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).

+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m

+ Cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi

– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 4: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1

4.3. Đất làm muối có 4 vị trí

– Vị trí 1: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung không quá 30m;

– Vị trí 2: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 30m đến 50m;

– Vị trí 3: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 50m đến 80m;

– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.

  1. Phân loại khu vực đất tại Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp:

– Khu vực 1: Thuộc địa bàn thành phố Đông Hà

– Khu vực 2: Gồm các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng (trừ các xã Miền núi) và thị xã Quảng Trị và Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu Kinh tế.

– Khu vực 3: Gồm các huyện: Hướng Hóa (trừ Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo), Đakrông, Cồn Cỏ và các xã Miền núi của các huyện khác trong tỉnh.

  1. Phân loại xã theo vùng:

6.1. Huyện Hướng Hóa:

Xã miền núi:

Gồm các xã: Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Thuận Thanh, Hướng Lộc, A Xing, A Túc, A Dơi, Xi, Pa Tầng, Húc, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Việt.

6.2. Huyện ĐaKrông:

Xã miền núi:

Gồm các xã: Hướng Hiệp, Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, Pa Nang, Tà Rụt, A Ngo, A Bung, A Vao.

6.3. Huyện Cam Lộ

  1. Xã miền núi:

Gồm các xã: Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Tuyền

  1. Các xã Trung du gồm:

– Xã Cam An: Thôn Mỹ Hòa, Thôn Xuân Khê

– Xã Cam Thủy: Thôn Tân Xuân, Thôn Thiện Chánh

– Thị trấn Cam Lộ: Khu phố Nam Hùng, thôn Nghĩa Hy, khu phố Thiết Tràng.

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

– Các xã: Cam Hiếu, Cam Thanh

– Xã Cam An: các thôn còn lại

– Xã Cam Thủy: các thôn còn lại

6.4. Huyện Gio Linh:

  1. Xã miền núi:

Gồm các xã: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thái

  1. Các xã Trung du gồm:

Các xã: Gio Sơn, Gio Hòa, Gio An, Gio Bình, Linh Hải, Gio Châu (phần diện tích phía Tây đường sắt), Trung Sơn (phần diện tích phía Tây đường sắt), Gio Phong (trừ phần diện tích phía Bắc kênh N2 và phần diện tích phía Đông Quốc lộ 1), Gio Quang (phần diện tích phía Tây đường sắt).

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Gio Việt, Gio Hải, Trung Giang, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang (phần diện tích còn lại), Gio Châu (phần diện tích còn lại), Gio Phong (phần diện tích còn lại), Trung Sơn (phần diện tích còn lại).

6.5. Huyện Vĩnh Linh:

  1. Xã miền núi:

Các xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê.

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Hòa, Vĩnh Nam, Vĩnh Long, Vĩnh Tú, Vĩnh Chấp, Vĩnh Trung, Vĩnh Thành, Vĩnh Hiền, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thái.

6.6. Huyện Triệu Phong:

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Hòa, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Thành, Triệu Đông, Triệu Long, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Vân

– Xã Triệu Giang: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Ái: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam

  1. Các xã Trung du gồm:

– Xã Triệu Giang: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Ái: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía Tây đường Bắc Nam

6.7. Huyện Hải Lăng:

  1. Các xã Trung du gồm:

Bao gồm khu vực phía Tây đường sắt của các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn và phía Tây Quốc lộ 1A xã Hải Chánh.

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Hải An, Hải Khê, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thiện, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Quế, Hải Dương, Hải Ba; Các vùng còn lại của các xã: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Phú.

6.8. Thị xã Quảng Trị:

Xã đồng bằng: Xã Hải Lệ

6.9. Huyện đào Cồn Cỏ: Áp dụng giá đất nông thôn vùng miền núi thuộc huyện Đakrông.

  1. Phân loại đất nông nghiệp trong đô thị:

7.1. Các phường tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn: Hồ Xá, Cửa Tùng, Gio Linh, Cửa Việt, Ái Tử, Hải Lăng giá đất như xã đồng bằng.

7.2. Thị trấn Cam Lộ giá đất như xã trung du.

7.3. Thị trấn Bến Quan giá đất như xã đồng bằng.

7.4. Các thị trấn: Khe Sanh, Lao Bảo, Đakrông giá đất như xã miền núi.

Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Quảng Trị.

Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:

  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tính thuế sử dụng đất;
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.

VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?

VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m. Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.

Bảng giá đất Quảng Trị

Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Quảng Trị

Kết luận về bảng giá đất Triệu Phong Quảng Trị

Bảng giá đất của Quảng Trị được căn cứ theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Quảng Trị tại liên kết dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị

Nội dung bảng giá đất huyện Triệu Phong trên đây cũng là nội dung về bảng giá đất các xã, phường, thị trấn của Triệu Phong - Quảng Trị: bảng giá đất Thị trấn Ái Tử, bảng giá đất Xã Triệu Ái, bảng giá đất Xã Triệu An, bảng giá đất Xã Triệu Đại, bảng giá đất Xã Triệu Độ, bảng giá đất Xã Triệu Giang, bảng giá đất Xã Triệu Hòa, bảng giá đất Xã Triệu Lăng, bảng giá đất Xã Triệu Long, bảng giá đất Xã Triệu Phước, bảng giá đất Xã Triệu Sơn, bảng giá đất Xã Triệu Tài, bảng giá đất Xã Triệu Thành, bảng giá đất Xã Triệu Thuận, bảng giá đất Xã Triệu Thượng, bảng giá đất Xã Triệu Trạch, bảng giá đất Xã Triệu Trung, bảng giá đất Xã Triệu Vân.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.