Bảng giá đất huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đền bù đất đai huyện Cam Lộ. Bảng giá đất huyện Cam Lộ dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện Cam Lộ Quảng Trị. Chẳng hạn như giá đền bù đất nông nghiệp huyện Cam Lộ Quảng Trị hay là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Cam Lộ Quảng Trị.

Căn cứ Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Cam Lộ. Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất của huyện Cam Lộ mới nhất hiện nay thì hãy xem trong bài viết này.

Bên cạnh đó, Quý vị có thể xem bảng giá đất Tỉnh Quảng Trị tại đây. Nếu bạn muốn xem quy định chi tiết về Vị trí, phân loại đất của huyện Cam Lộ tại đây.

Thông tin về huyện Cam Lộ

Cam Lộ là một huyện của Quảng Trị, theo kết quả điều tra dân số năm 2019, huyện Cam Lộ có dân số khoảng 47.777 người (mật độ dân số khoảng 139 người/1km²). Diện tích của huyện Cam Lộ là 344,5 km².Huyện Cam Lộ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cam Lộ (huyện lỵ) và 7 xã: Cam Chính, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Tuyền, Thanh An.

Bảng giá đất huyện Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị mới nhất năm 2024
bản đồ huyện Cam Lộ

Ngoài ra, quý vị có thể tải file PDF các quyết định giá đất Quảng Trị trong đó có quy định chi tiết giá các loại đất của huyện Cam Lộ tại đường link dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Cam Lộ

Vì bảng giá đất nông nghiệp huyện Cam Lộ có nội dung khá dài nên chúng tôi đã chuyển riêng thành một bài viết khác. Quý vị có thể tham khảo bảng giá đất nông nghiệp huyện Cam Lộ tại đây.

Bảng giá đất Quảng Trị

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Cam Lộ

Bảng giá đất huyện Cam Lộ

PHỤ LỤC VIII

BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT VÀ PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)

  1. BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
  2. Đất ở thị trấn Cam Lộ:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4
1a 3.264 1.142 849 653
1b 2.938 1.028 764 588
1c 2.611 914 679 522
1d 2.285 800 594 457
2a 1.958 685 509 392
2b 1.632 571 424 326
2c 1.306 457 339 261
2d 979 343 255 196
3a 816 286 212 163
3b 653 228 170 131
3c 490 171 127 98
3d 326 114 85 65
  1. Đơn giá đất ở tại nông thôn:

2.1. Đất ở xã đồng bằng:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 Khu vực 5
1 900.000 600.000 360.000 180.000 80.000
2 540.000 360.000 216.000 108.000 60.000
3 315.000 210.000 126.000 63.000 50.500
4 225.000 150.000 90.000 45.000 35.500

2.2. Đất ở xã trung du:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4
1 280.000 130.000 105.000 96.000
2 182.000 84.500 68.250 60.250
3 140.000 65.000 52.500 48.500
4 106.400 49.400 39.900 33.000

2.3. Đất ở xã miền núi:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 Khu vực 5
1 600.000 300.000 200.000 100.000 70.000
2 360.000 180.000 100.000 70.000 50.000
3 210.000 105.000 70.000 52.000 40.000
4 150.000 75.000 50.000 38.000 30.000

2.4. Đất ở tại các vị trí Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 Khu vực 5
1 1.800.000 1.200.000 720.000 420.000 250.000
2 630.000 420.000 300.000 210.000 150.000
3 220.000 150.000 120.000 105.000 90.000
4 90.000 80.000 70.000 60.000 50.000

2.5. Đất ở tại các vị trí Quốc lộ 1A:

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
1 6.000.000 3.500.000 2.200.000
2 2.100.000 1.225.000 770.000
3 1.560.000 910.000 300.000
4 1.200.000 700.000 105.000
  1. PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ ĐẤT Ở NÔNG THÔN VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ
  2. Phân loại đường phố thị trấn Cam Lộ: Áp dụng bảng 1. ở phần I
Tên đường Đoạn đường Loại đường
Đường 02/4 Đoạn từ phía Tây cầu Nghĩa Hy đến km 14+50 Quốc lộ 9 (giáp địa giới xã Cam Thành). 1a
Đường 02/4 Đoạn từ cầu Tân Trúc đến cầu Nghĩa Hy. 1b
Nguyễn Huệ Đoạn từ km 12+470 Quốc lộ 9 (đồn Công an thị trấn) đến giáp đường Cần Vương 1c
Nguyễn Hữu Thọ Đoạn từ Km 13+300 Quốc lộ 9 vào khu Chính phủ Cách mạng lâm thời đến giáp đường nội thị khu phố Tây Hòa-An Hưng – Giao tuyến dọc kè sông Hiếu (hết đoạn đường bê tông nhựa) 1c
Trần Hưng Đạo Đoạn từ km 13+410 Quốc lộ 9 (Công an huyện) đến giáp phía Nam mố cầu Cam Tuyền (bao gồm đoạn đường Nguyễn Tri Phương). 1c
Tôn Thất Thuyết Đoạn nối đường Hàm Nghi qua nhà Văn hóa sinh hoạt cộng đồng khu phố 2 đến điểm giao nhau với đường Khóa Bảo 1c
Huỳnh Thúc Kháng Đoạn từ Km 12+150 Quốc lộ 9 đến giáp Cần Vương 1c
Phan Bội Châu Đoạn từ Km 13+700 Quốc lộ 9 (nhà bà Ngân) đến giáp đường Cần Vương 1d
Hàm Nghi Đoạn từ ngã tư Trung tâm Y tế (nhà bà Nhân) đi qua sân vận động – Nhà thi đấu thể thao – đến giáp đường Phan Bội Châu 1d
Lê Thế Tiết Đoạn nối đường Hàm Nghi qua nhà Văn hóa sinh hoạt cộng đồng khu phố 2 đến điểm giao nhau với đường Khóa Bảo. 1d
Lê Thế Tiết Đoạn từ nhà ông Thảo khu phố 2 đến giáp đường Cần Vương (nhà ông Ngoạn) 2a
Khóa Bảo Đoạn từ Km 13+960 Quốc lộ 9 (tịnh xá Ngọc Lộ) đến giáp đường Cần Vương 1d
Khóa Bảo Đoạn từ đường Cần Vương (nhà bà Phấn – khu phố An Hưng) đến giáp đường liên thôn Phước Tuyền – An Hưng. 2a
Hai Bà Trưng Đoạn từ Km 13+410 (Bưu điện Cam Lộ) chạy theo hướng Tây Nam ra đến Quốc lộ 9 Km 13+790 (cây xăng – Công ty xăng dầu Quảng Trị) 1d
Đoạn đường Cần Vương nối Trần Phú đoạn từ phía Nam cầu Đuồi đến ngã ba đường 02/4 (nhà bà Trâm, khu phố 4 – Thị trấn) 2a
Cần Vương Đoạn từ ngã tư đường vào Khu Chính phủ CMLT đến ngã tư đường Nội thị (nhà ông Phúc – Giáp địa giới xã Cam Thành). 2a
Cần Vương Đoạn từ ngã ba chợ Phiên (nhà ông Nguyên) đến ngã tư Nguyễn Hữu Thọ (khu Chính phủ Cách mạng lâm thời). 2a
Đường bao quanh hồ sinh thái khu phố 2 2a
Nguyễn Hoàng Đoạn từ Km 12+700 Quốc lộ 9 (Trường PTTH Cam Lộ) đến giáp đường Cần Vương 2a
Lý Thường Kiệt Đoạn từ Km 12+350 Quốc lộ 9 đi qua Trạm xá thị trấn đến đường nhánh Hồ Chí Minh (nhà ông Côi) 2b
Dương Văn An Đoạn từ Km 12+980 Quốc lộ 9 (nhà ông Quốc – Mỹ) đến giáp đường Cần Vương 2b
Đường nội thị Đường hai bên chợ Trung tâm thị trấn Cam Lộ đến Đường hai bên chợ Trung tâm thị trấn Cam Lộ 2b
Lê Quý Đôn Đoạn đường từ Km 12+800 Quốc lộ 9 đến nhà ông Quang 2b
Đường nội thị quanh chợ Ngô Đồng (cũ) Đoạn đường từ Quốc lộ 9 (nhà ông Dũng – khu phố 1) đến nhà bà Thúy. 2b
Đường nội thị quanh chợ Ngô Đồng (cũ) Đoạn từ nhà ông Tiến đi qua sau hội trường khu phố 1 đến giáp đường Chế Lan Viên 2b
Tuyến đường nội thị Vùng sụt lún có mặt cắt nền đường từ 13m trở lên đến 16m đến Vùng sụt lún có mặt cắt nền đường từ 13m trở lên đến 16m 2b
Lê Lợi Đoạn từ Km 12+470 Quốc lộ 9 đến giáp phía Bắc cầu số 1 Nam Hùng. 2c
Lê Lợi Đoạn từ phía Nam cầu số 1 Nam Hùng đến hết đường Lê Lợi, kéo dài giáp đường WB2 thôn Nam Hùng 3b
Chế Lan Viên Đoạn đường từ Km 12+930 Quốc lộ 9 (Hạt Kiểm lâm) đến đường Hai Bà Trưng 2c
Các tuyến đường bê tông vùng sụt lún có mặt cắt nền đường từ 10-13m 2d
Đoạn đường Tỉnh lộ 15 (cũ); đoạn từ hàng rào phía Tây (hội Người mù huyện) đi qua chợ Phiên ra giáp ngã ba đường nhánh Hồ Chí Minh (nhà ông Nguyên – khu phố Đông Định) Đoạn từ hàng rào phía Tây (hội Người mù huyện) đi qua chợ Phiên ra giáp ngã ba đường nhánh Hồ Chí Minh (nhà ông Nguyên – khu phố Đông Định) 2d
Lê Thế Hiếu Từ nhà Bác sỹ Bảo đến nhà ông Tuất (giáp đường Nguyễn Huệ) 2d
Đường liên xã Cam Thành-Thị trấn Cam Lộ Đoạn giáp đường Hai Bà Trưng đến giáp địa giới xã Cam Thành. 2d
Nguyễn Tri Phương Đoạn từ nhà ông Hiền (Tây Hòa – thị trấn) đến giáp đường địa giới xã Cam Thành (nhà ông Nậu – An Hưng – thị trấn) 3b
Hai đoạn trên và dưới Chùa Cam Lộ: Đoạn giáp đường Cần Vương Đoạn từ phía Tây Chùa Cam lộ đến giáp đường Ngô Quyền (đường cứu hộ cứu nạn thị trấn) 3b
Hai đoạn trên và dưới Chùa Cam Lộ: Đoạn giáp đường Cần Vương Từ nhà ông Long đến giáp đường Ngô Quyền 3b
Các đoạn đường còn lại có mặt cắt
1. Các đoạn đường còn lại chưa có tên hoặc có tên nhưng chưa được xếp loại, mặt đường nhựa, bê tông thì được xếp loại như sau
– Mặt cắt từ 20m trở lên: 2d
– Mặt cắt từ 13m đến dưới 20m: 3a
– Mặt cắt từ 8m đến dưới 13m: 3b
– Mặt cắt từ 6m đến dưới 8m: 3c
– Mặt cắt từ 3m đến dưới 6m: 3d
– Các đoạn đường có mặt cắt dưới 03 m: xếp theo vị trí của các đường đã xếp loại.
2. Các đoạn đường còn lại chưa có tên hoặc có tên nhưng chưa được xếp loại, mặt đường chưa được đổ nhựa, bê tông thì được xếp loại như sau:
– Mặt cắt từ 20m trở lên: 3a
– Mặt cắt từ 13m đến dưới 20m: 3b
– Mặt cắt từ 8m đến dưới 13m: 3c
– Mặt cắt từ 6m đến dưới 8m: 3d
– Mặt cắt từ 3m đến dưới 6m: 3d
– Các đoạn đường có mặt cắt dưới 03 m: xếp theo vị trí của các đường đã xếp loại.
3. Mặt cắt của các tuyến đường được tính theo mặt cắt thực tế hiện có (bao gồm cả phần trải nhựa, hoặc bê tông và lề đường theo hiện trạng) và được tính bằng trung bình mặt cắt của điểm đầu đường, điểm cuối đường và tối thiểu 2 điểm đại diện của tuyến đường.
  1. Khu vực đất ở nông thôn:

2.2. Đất ở nông thôn tại các vị trí Quốc lộ 1A: Áp dụng bảng 2.5 ở phần I

– Khu vực 1:

+ Đoạn từ Bắc cầu Sòng đến Nam kênh mương thủy lợi xã Cam Thanh (hết ranh giới phía Bắc Cty TNHH Tâm Thơ).

– Khu vực 2:

+ Quốc lộ 1: Đoạn từ bắc kênh mương thủy lợi xã Cam Thanh (hết ranh giới Cty TNHH Tâm Thơ) đến Cống thoát nước Quốc lộ 1A (trước xưởng cưa Nam Việt).

– Khu vực 3:

+ Quốc lộ 1: Đoạn từ Cống thoát nước Quốc lộ 1A (trước xưởng cưa Nam Việt) đến giáp địa phận xã Gio Quang, huyện Gio Linh.

2.3. Đất ở nông thôn tại các vị trí Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh: Áp dụng bảng 2.4 ở phần I

– Khu vực 1:

+ Quốc lộ 9 đi Cửa Việt: Đoạn từ giáp Quốc lộ 9 mới nối xã Cam Thủy và Cam Hiếu (điểm tường rào phía Tây HTX Thủy Đông) qua Ngã Tư Sòng đến điểm giao đường liên xã Cam An đi qua cổng chào thôn Kim Đâu.

+ Quốc lộ 9: Đoạn từ Km14 (từ đoạn tiếp giáp địa giới xã Cam Thành với TT Cam Lộ) đến hết ranh giới phía tây trường THCS Khóa Bảo.

+ Quốc lộ 9: Đoạn từ cống Khe Mây (giáp phía Đông cây xăng Đức Phát) đến hết địa giới xã Cam Hiếu.

+ Đường nhánh Hồ Chí Minh: Đoạn từ (nhà ông Phúc – giáp địa giới TT Cam Lộ) đến giáp Quốc lộ 9 (ngã tư Cùa).

– Khu vực 2:

+ Quốc lộ 9 đi Cửa Việt: Đoạn từ Bắc Cầu Đuồi đến giáp Quốc lộ 9 mới nối xã Cam Thủy và Cam Hiếu (điểm tường rào phía Tây HTX Thủy Đông); Đoạn từ điểm giao đường liên xã Cam An đi qua cổng chào thôn Kim Đâu đến giáp đường Thanh Niên (nối qua TP Đông Hà).

+ Quốc lộ 9: Đoạn từ cầu Mụ Hai đến cống Khe Mây (giáp phía Đông cây xăng Đức Phát).

+ Quốc lộ 9D (đường tránh phía Nam TP Đông Hà): Đoạn từ ngã ba đường tránh (Thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu) đến giáp Cầu Hồ số 7 (Phía Bắc tường rào Cụm công nghiệp Cam Hiếu).

– Khu vực 3:

+ Quốc lộ 9D (đường tránh phía Nam TP Đông Hà): Đoạn từ Cầu Hồ số 7 (Phía Bắc tường rào Cụm công nghiệp Cam Hiếu), đến giáp địa phận phường 4, TP Đông Hà.

+ Quốc lộ 9 đi Cửa Việt: Đoạn từ giáp đường Thanh Niên (nối qua TP Đông Hà) đến giáp ranh giới xã Gio Quang.

+ Quốc lộ 9: Đoạn từ hàng rào phía Tây trường Khóa Bảo đến đường vào K600.

– Khu vực 4:

+ Quốc lộ 9: Đoạn từ đường vào K600 đến Cầu Đầu Mầu.

+ Đường Hồ Chí Minh: Đoạn từ ngã ba (An Mỹ – Tam Hiệp) đến giáp Phía Bắc hàng rào Nhà máy sắn An Thái.

– Khu vực 5:

+ Quốc lộ 9: Đoạn từ Cầu Đầu Mầu đến giáp ranh giới huyện Đakrông.

+ Đường Hồ Chí Minh: Đoạn từ giáp Phía Bắc hàng rào Nhà máy sắn An Thái đến giáp ranh giới huyện Gio Linh.

2.3. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã đồng bằng: Áp dụng bảng 2.1 ở phần A

– Khu vực 1:

+ Đoạn đường nối từ QL9 mới (đi Cửa Việt) qua thôn Phi Thừa, xã Cam An đến Bắc Cầu Trắng (giáp địa phận Phường Đông Giang, TP Đông Hà).

– Khu vực 2:

+ Đoạn đường liên xã Cam Thanh – Cam An (mới nâng cấp – mặt thảm nhựa): Từ thôn Phi Thừa đến điểm giao nhau với đường sắt, kể cả đoạn rẽ ra thôn Kim Đâu 4.

+ Tuyến đường liên xã Cam Hiếu – Cam Thủy: Từ thôn Trương Xá (nối với đường Hoàng Diệu) đi qua thôn Trương Xá đến hết ranh giới (quy ước) phía Tây thôn Mộc Đức.

– Khu vực 3:

+ Đoạn đường gom quanh cầu vượt đường sắt xã Cam Thanh: Phía Bắc QL9: Từ nhà ông Tương đến nhà bà Táo; Phía Nam QL9: Từ kênh Cầu Quan đến nhà ông Khánh.

+ Các trục đường khu vực Ngã Tư Sòng (gần TP Đông Hà): Các trục đường thôn Phổ Lại, xã Cam An đối với các vị trí tiếp giáp tuyến đường giao thông có mặt đường bê tông (Trừ khu dân cư nằm phía Tây kênh T5); Các trục đường khu vực xóm Phường, thôn An Bình, xã Cam Thanh đối với các vị trí tiếp giáp tuyến đường giao thông có mặt đường bê tông.

+ Tuyến đường liên xã Cam Hiếu – Cam Thủy: Từ điểm ranh giới (quy ước) phía Tây thôn Mộc Đức đi qua thôn Định Xá, Lâm Lang (xã Cam Thủy) đến giáp phía Nam kênh mương hồ Đá Lã; Các trục đường bê tông hóa thuộc vùng tái định cư thôn Bích Giang, xã Cam Hiếu.

– Khu vực 4:

+ Các trục đường thôn Phổ Lại, xã Cam An (thuộc khu dân cư nằm phía Tây kênh T5) đối với các vị trí tiếp giáp tuyến đường giao thông có mặt đường bê tông.

+ Các trục đường bê tông thuộc vùng tái định cư thôn Lâm Lang, xã Cam Thủy.

+ Các trục đường khu vực Ngã Tư Sòng (gần TP Đông Hà): Các trục đường thôn Phổ Lại, xã Cam An đối với các vị trí tiếp giáp tuyến đường giao thông có mặt đường đất (Trừ khu dân cư nằm phía Tây kênh T5); Các trục đường khu vực xóm Phường, thôn An Bình, xã Cam Thanh đối với các vị trí tiếp giáp tuyến đường giao thông có mặt đường đất.

– Khu vực 5:

+ Các vị trí còn lại trên địa bàn xã đồng bằng.

2.4. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã trung du: Áp dụng bảng 2.2 ở phần I

– Khu vực 1:

+ Đoạn đường đi vào khu phố Thiết Tràng: Từ km11 + 300- QL9 (nhà ông Nguyễn Thuận) đến giáp ngã tư (hội trường KP Thiết Tràng).

– Khu vực 2:

+ Tuyến đường liên khu phố, thôn: Khu phố Nam Hùng – Nghĩa Hy – Thiết Tràng, TT Cam Lộ và thôn Phan Xá, Cam Thành (thôn Phan Xá, Cam Thành thuộc xã miền núi nhưng cơ sở hạ tầng tương đương với khu phố Nam Hùng – Nghĩa Hy – Thiết Tràng, TT Cam Lộ).

– Khu vực 3:

+ Tuyến đường liên xã Cam Thanh – Cam An (mới nâng cấp- mặt thảm nhựa): Từ điểm giao với đường sắt đi qua cổng chào thôn Mỹ Hòa đến hết thôn Mỹ Hòa.

– Khu vực 4:

+ Các vị trí còn lại trên địa bàn xã trung du.

2.5. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã miền núi: Áp dụng bảng 2.3 ở phần I

– Khu vực 1:

+ Đoạn đường đi vào thôn Phan Xá: Từ km14 + 200- QL9 (nhà ông Hồ Công Trường) đến giáp cổng chào thôn Phan Xá, Cam Thành.

+ Tỉnh lộ 11: Đoạn từ ngã tư Cùa (thôn Tân Trang, xã Cam Thành) đến Bắc cầu Cây Cui.

– Khu vực 2:

+ Đoạn thuộc đường liên thôn Phước Tuyền – Tân Định, xã Cam Thành từ điểm nhà ông Nậu (giáp địa giới TT Cam Lộ) đến điểm Nhà bà Châu (thôn Tân Định).

+ Đoạn đường từ Km 14+450 Quốc lộ 9 đi qua đường nhánh HCM đến giáp tuyến đường liên thôn Tân Định – Phước Tuyền.

+ Tỉnh lộ 11: Đoạn từ ngã ba đường lên đỉnh cao 241 đến cổng chào xã Cam Nghĩa.

– Khu vực 3:

+ Tỉnh lộ 11: Đoạn từ Nam cầu Cây Cui đến đến ngã ba đường lên đỉnh cao 241.

+ Tỉnh lộ 11: Đoạn từ cổng chào xã Cam Nghĩa đến ngã 3 tỉnh lộ 11 (trường tiểu học Lý Tự Trọng)

+ Đường An Mỹ – Bản Chùa: Đoạn từ giáp Quốc lộ 9 mới (cổng chào thôn An Mỹ) đi qua Ngã ba An Mỹ (nhà bà Chanh – Thình) đến Ngã ba An Thái (điểm tiếp giáp đường WB 2).

+ Đường An Mỹ – Bản Chùa: Đoạn Từ Ngã ba An Thái (điểm tiếp giáp đường WB 2) đi qua thôn An Thái, Xuân Mỹ, Tân Hiệp đến cuối thôn Đâu Bình 2.

+ Đoạn đường WB2: Từ ngã ba An Thái (điểm tiếp giáp đường An Mỹ – Bản Chùa) đi qua thôn Ba Thung, Đâu Bình 1, đến trường Tiểu học Kim Đồng, xã Cam Tuyền.

+ Đoạn đường: Từ Bắc cầu Cam Tuyền đến giáp đường WB2 lên UBND xã Cam Tuyền.

+ Đoạn đường đi vào thôn Phường Cội: Từ km 16 Quốc lộ 9 đi vào làng Phường Cội đến giáp nghĩa địa xã Cam Thành.

+ Đoạn đường đi vào Cty Thiên Tân: Nối từ Quốc lộ 9 vào đến ngầm Thiên Tân.

+ Đoạn đường liên thôn xã Cam Nghĩa: Nối từ tỉnh lộ 11 (nhà ông Quang) đi qua Cam Lộ Phường dọc theo đường nhựa đến giáp tỉnh lộ 11.

+ Đoạn đường liên xã: Từ ngã 3 tỉnh lộ 11 (trường tiểu học Lý Tự Trọng) đi lên đỉnh 241 ra Quốc lộ 9 (cầu Đầu Mầu).

+ Các đoạn đường còn lại đã được bê tông nhựa trên địa bàn xã miền núi (Trừ Tỉnh lộ 11).

– Khu vực 4:

+ Các trục đường ven thị trấn Cam Lộ bao gồm các thôn: Thôn Tân Định, Tân Trang và Ngô Đồng thuộc xã Cam Thành, áp dụng đối với các vị trí tiếp giáp tuyến đường giao thông có mặt đường bê tông.

+ Các đoạn đường còn lại đã được láng nhựa trên địa bàn xã miền núi (Trừ Tỉnh lộ 11).

+ Đường liên xã: Đoạn từ ranh giới phía Tây đất thổ cư Bà Châu đi qua thôn Tân Mỹ, thôn Quật Xá ra Quốc lộ 9 (đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn phục vụ dân sinh).

– Khu vực 5:

+ Các vị trí còn lại các xã miền núi

  1. Đất nông nghiệp tại thị trấn và các xã đồng bằng, trung du, miền núi:

3.1. Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện:

+ Vị trí 1: Đất trong khu dân cư, ven các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm; có khoảng cách không quá 500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường vuông góc với trục đường); có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm tập trung không quá 500m.

+ Vị trí 2: Các khu vực còn lại.

3.2. Đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện:

+ Vị trí 1: Đất trong khu dân cư, ven các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm; có khoảng cách không quá 1500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường vuông góc với trục đường); có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm tập trung không quá 1500m.

+ Vị trí 2: Các khu vực còn lại.

Phân loại xã và cách xác định giá đất Quảng Trị

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

  1. Đất Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp:

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
500.000 350.000 200.000

Đơn giá trên áp dụng cho đất thuộc khu quy hoạch đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các trục đường giao thông chính của Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp. Các khu vực khác thuộc Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng: bằng 70% giá đất tương ứng.

  1. Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 80% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất nông nghiệp khác

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 2 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng. Riêng thành phố Đông Hà: bằng 4 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất phi nông nghiệp khác:

Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 50% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.

  1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất tôn giáo, tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định theo giá đất ở tại vị trí, khu vực đó.
  2. Đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
  3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
  4. Giá đất đặc thù:

10.1. Trường hợp thửa đất ở có vị trí thấp hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 20% nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/m2.

– Trường hợp thửa đất ở có vị trí cao hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 10% nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/m2.

– Đối với thửa đất có vị trí thấp hoặc cao hơn mặt đường như quy định tại điểm này được xác định vào thời điểm chuyển thông tin để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

10.2. Trường hợp thửa đất có một phần diện tích bị khuất bởi thửa đất khác (hạn chế khả năng sinh lợi) thì phần diện tích thuộc vị trí bị khuất được tính bằng giá đất của vị trí thấp hơn liền kề trong cùng thửa đất.

10.3. Đất nông nghiệp tại thành phố Đông Hà được tính bằng 1,65 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1; đất nông nghiệp tại thị xã Quảng Trị được tính bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1.

PHỤ LỤC I

NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT ÁP DỤNG CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)

  1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
  2. Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp tại thành phố, thị xã và các thị trấn:

1.1. Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:

  1. Vị trí 1: Được xác định từ mép đường phố (liền cạnh đường phố có giá trị cao nhất) vào sâu 20 m, không xác định nhà ở quay về hướng nào;
  2. Vị trí 2: Được xác định từ trên 20 đến 40m;
  3. Vị trí 3: Được xác định từ trên 40m đến 60m;
  4. d. Vị trí 4: Được xác định từ trên 60m trở đi.

1.2. Trường hợp thửa đất tiếp giáp với nhiều mặt tiền đường:

  1. Tiếp giáp với hai đường giao nhau, thì:

– Diện tích thuộc vị trí 1 đồng thời của 2 đường giao nhau tính theo mức giá của loại đường bằng hoặc cao hơn và cộng thêm 10% theo mức giá của loại đường bằng hoặc thấp hơn.

– Vị trí 2 được xác định như sau:

+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá cao hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 2 của đường phố đã được xếp loại cao hơn.

+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá thấp hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 1 của đường phố đã được xếp loại thấp hơn.

– Các vị trí 3, 4 của thửa đất được áp dụng theo nguyên tắc tương tự vị trí 2.

  1. Tiếp giáp với ba đường giao nhau, thì áp dụng như trường hợp tiếp giáp với hai đường giao nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng để thửa đất có giá trị cao nhất:
  2. Tiếp giáp với hai đường không giao nhau, thì đơn giá đất được xác định theo các vị trí của loại đường có đơn giá cao hơn.
  3. Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp thuộc địa giới cấp xã.

Vị trí của từng loại đất trong từng khu vực được xác định dựa vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc: Vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn. Cụ thể:

Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:

– Vị trí 1: Đất tiếp giáp các trục đường giao thông (tính từ chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) quy định tại khu vực theo từng xã không quá 30m.

Trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thì được xác định theo ranh giới đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp với mục đích sử dụng.

– Vị trí 2: Đất cách xa các trục đường giao thông quy định tại khu vực theo từng xã từ 30m đến 50m.

– Vị trí 3: Đất cách xa các trục đường giao quy định tại khu vực theo từng xã từ 50m đến 80m.

– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.

  1. Nguyên tắc phân loại đường phố:

– Loại đường phố trong từng loại đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch.

– Đường phố trong từng loại đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ 1 trở đi. Đường phố loại 1 áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch; có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạng tầng thuận lợi nhất; các loại đường phố tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và kết cấu hạng tầng kém thuận lợi hơn.

– Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố tương đương.

– Các tuyến đường phố đang được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, chưa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm xây dựng giá đất thì không điều chỉnh nâng loại đường phố.

– Các tuyến đường phố được đầu tư nâng cấp bằng nhựa, bê tông thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc do người dân tự đầu tư phải sau 03 năm đưa vào vận hành sử dụng mới đề xuất nâng loại đường phố.

  1. Nguyên tắc phân vị trí đất nông nghiệp của 3 loại xã: Đồng bằng, trung du, miền núi và trong các đô thị.

4.1. Đất trồng cây hàng năm (kể cả đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản được phân theo 5 vị trí:

– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 4 điều kiện:

+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng cách không quá 500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).

+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 500m

+ Chủ động được nước tưới tiêu từ 70% trở lên.

+ Canh tác 2 vụ

– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 3 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 4: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 5: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1.

4.2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất phân theo 4 vị trí

– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 3 điều kiện:

+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).

+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m

+ Cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi

– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1

– Vị trí 4: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1

4.3. Đất làm muối có 4 vị trí

– Vị trí 1: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung không quá 30m;

– Vị trí 2: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 30m đến 50m;

– Vị trí 3: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 50m đến 80m;

– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.

  1. Phân loại khu vực đất tại Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp:

– Khu vực 1: Thuộc địa bàn thành phố Đông Hà

– Khu vực 2: Gồm các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng (trừ các xã Miền núi) và thị xã Quảng Trị và Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu Kinh tế.

– Khu vực 3: Gồm các huyện: Hướng Hóa (trừ Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo), Đakrông, Cồn Cỏ và các xã Miền núi của các huyện khác trong tỉnh.

  1. Phân loại xã theo vùng:

6.1. Huyện Hướng Hóa:

Xã miền núi:

Gồm các xã: Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Thuận Thanh, Hướng Lộc, A Xing, A Túc, A Dơi, Xi, Pa Tầng, Húc, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Việt.

6.2. Huyện ĐaKrông:

Xã miền núi:

Gồm các xã: Hướng Hiệp, Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, Pa Nang, Tà Rụt, A Ngo, A Bung, A Vao.

6.3. Huyện Cam Lộ

  1. Xã miền núi:

Gồm các xã: Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Tuyền

  1. Các xã Trung du gồm:

– Xã Cam An: Thôn Mỹ Hòa, Thôn Xuân Khê

– Xã Cam Thủy: Thôn Tân Xuân, Thôn Thiện Chánh

– Thị trấn Cam Lộ: Khu phố Nam Hùng, thôn Nghĩa Hy, khu phố Thiết Tràng.

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

– Các xã: Cam Hiếu, Cam Thanh

– Xã Cam An: các thôn còn lại

– Xã Cam Thủy: các thôn còn lại

6.4. Huyện Gio Linh:

  1. Xã miền núi:

Gồm các xã: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thái

  1. Các xã Trung du gồm:

Các xã: Gio Sơn, Gio Hòa, Gio An, Gio Bình, Linh Hải, Gio Châu (phần diện tích phía Tây đường sắt), Trung Sơn (phần diện tích phía Tây đường sắt), Gio Phong (trừ phần diện tích phía Bắc kênh N2 và phần diện tích phía Đông Quốc lộ 1), Gio Quang (phần diện tích phía Tây đường sắt).

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Gio Việt, Gio Hải, Trung Giang, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang (phần diện tích còn lại), Gio Châu (phần diện tích còn lại), Gio Phong (phần diện tích còn lại), Trung Sơn (phần diện tích còn lại).

6.5. Huyện Vĩnh Linh:

  1. Xã miền núi:

Các xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê.

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Hòa, Vĩnh Nam, Vĩnh Long, Vĩnh Tú, Vĩnh Chấp, Vĩnh Trung, Vĩnh Thành, Vĩnh Hiền, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thái.

6.6. Huyện Triệu Phong:

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Hòa, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Thành, Triệu Đông, Triệu Long, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Vân

– Xã Triệu Giang: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Ái: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam

  1. Các xã Trung du gồm:

– Xã Triệu Giang: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Ái: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam

– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía Tây đường Bắc Nam

6.7. Huyện Hải Lăng:

  1. Các xã Trung du gồm:

Bao gồm khu vực phía Tây đường sắt của các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn và phía Tây Quốc lộ 1A xã Hải Chánh.

  1. Các xã đồng bằng, gồm:

Các xã: Hải An, Hải Khê, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thiện, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Quế, Hải Dương, Hải Ba; Các vùng còn lại của các xã: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Phú.

6.8. Thị xã Quảng Trị:

Xã đồng bằng: Xã Hải Lệ

6.9. Huyện đào Cồn Cỏ: Áp dụng giá đất nông thôn vùng miền núi thuộc huyện Đakrông.

  1. Phân loại đất nông nghiệp trong đô thị:

7.1. Các phường tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn: Hồ Xá, Cửa Tùng, Gio Linh, Cửa Việt, Ái Tử, Hải Lăng giá đất như xã đồng bằng.

7.2. Thị trấn Cam Lộ giá đất như xã trung du.

7.3. Thị trấn Bến Quan giá đất như xã đồng bằng.

7.4. Các thị trấn: Khe Sanh, Lao Bảo, Đakrông giá đất như xã miền núi.

Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Quảng Trị.

Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:

  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tính thuế sử dụng đất;
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.

VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?

VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m. Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.

Bảng giá đất Quảng Trị

Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Quảng Trị

Kết luận về bảng giá đất Cam Lộ Quảng Trị

Bảng giá đất của Quảng Trị được căn cứ theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Quảng Trị tại liên kết dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị

Nội dung bảng giá đất huyện Cam Lộ trên đây cũng là nội dung về bảng giá đất các xã, phường, thị trấn của Cam Lộ - Quảng Trị: bảng giá đất Thị trấn Cam Lộ, bảng giá đất Xã Cam Chính, bảng giá đất Xã Cam Hiếu, bảng giá đất Xã Cam Nghĩa, bảng giá đất Xã Cam Thành, bảng giá đất Xã Cam Thủy, bảng giá đất Xã Cam Tuyền, bảng giá đất Xã Thanh An.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.