Bảng giá đất huyện Tháp Mười Tỉnh Đồng Tháp năm 2022 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đền bù đất đai huyện Tháp Mười. Bảng giá đất huyện Tháp Mười dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện Tháp Mười Đồng Tháp. Chẳng hạn như giá đền bù đất nông nghiệp huyện Tháp Mười Đồng Tháp hay là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Tháp Mười Đồng Tháp.
Căn cứ Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Tháp Mười. Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất của huyện Tháp Mười mới nhất hiện nay thì hãy xem trong bài viết này.
Bên cạnh đó, Quý vị có thể xem bảng giá đất Tỉnh Đồng Tháp tại đây. Nếu bạn muốn xem quy định chi tiết về Vị trí, phân loại đất của huyện Tháp Mười tại đây.
Thông tin về huyện Tháp Mười
Tháp Mười là một huyện của Đồng Tháp, theo kết quả điều tra dân số năm 2019, huyện Tháp Mười có dân số khoảng 131.791 người (mật độ dân số khoảng 249 người/1km²). Diện tích của huyện Tháp Mười là 530,0 km².Huyện Tháp Mười có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm thị trấn Mỹ An (huyện lỵ) và 12 xã: Đốc Binh Kiều, Hưng Thạnh, Láng Biển, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hòa, Mỹ Quý, Phú Điền, Tân Kiều, Thạnh Lợi, Thanh Mỹ, Trường Xuân.
bản đồ huyện Tháp Mười
Ngoài ra, quý vị có thể tải file PDF các quyết định giá đất Đồng Tháp trong đó có quy định chi tiết giá các loại đất của huyện Tháp Mười tại đường link dưới đây:
Bảng giá đất nông nghiệp huyện Tháp Mười
Vì bảng giá đất nông nghiệp huyện Tháp Mười có nội dung khá dài nên chúng tôi đã chuyển riêng thành một bài viết khác. Quý vị có thể tham khảo bảng giá đất nông nghiệp huyện Tháp Mười tại đây.
Bảng giá đất nông nghiệp huyện Tháp Mười
Bảng giá đất huyện Tháp Mười
PHỤ LỤC 02
BẢNG GIÁ ĐẤT Ở NÔNG THÔN
- Áp dụng trên địa bàn huyện Tháp Mười
8.1. Đất khu vực 1
ĐVT: 1.000đ/m2
STT | Tên chợ xã và khu dân cư tập trung | Đơn giá Vị trí 1 | |||
---|---|---|---|---|---|
Lộ L1 | Lộ L2 | Lộ 3 | Lộ 4 | ||
A | Bảng giá đất | ||||
I | Chợ xã | ||||
1 | Chợ Đường Thét xã Mỹ Quý | 4.500 | 4.000 | 3.300 | 2.500 |
2 | Chợ xã Mỹ Quý | 3.000 | 2.700 | 2.500 | 1.500 |
3 | Chợ xã Trường Xuân | 7.200 | 6.400 | 5.200 | 3.600 |
4 | Chợ xã Phú Điền | 4.800 | 4.000 | 3.600 | 2.400 |
5 | Chợ xã Thanh Mỹ | 4.800 | 4.000 | 3.600 | 2.400 |
6 | Chợ xã Mỹ Hòa | 2.400 | 2.200 | 1.800 | 1.500 |
7 | Chợ xã Đốc Binh Kiều | 4.000 | 3.600 | 3.000 | 2.000 |
8 | Chợ cụm dân cư trung tâm xã Tân Kiều | 2.400 | 2.000 | 1.800 | 1.200 |
9 | Chợ xã Hưng Thạnh | 2.000 | 1.700 | 1.500 | 1.000 |
10 | Chợ 307 (xã Thanh Mỹ) | 800 | |||
11 | Chợ xã Láng Biển | 1.200 | 1.000 | 900 | 600 |
12 | Một số đường khác ở khu thị tứ Trường Xuân: | ||||
Đường vào chợ Trường Xuân Từ ĐT 844 – Bưu điện Trường Xuân | 800 | ||||
Đường bờ Nam kênh Dương Văn Dương (chợ Trường Xuân – K27) | 300 | ||||
Đường cặp khu DC 64 ha Trường Xuân – Hậu (Dương Văn Dương) | 300 | ||||
Đường (từ cầu kênh Tứ – chợ Trường Xuân) | 300 | ||||
Đường từ ĐT 844 – đoạn ngang Cụm Công nghiệp dịch vụ thương mại Trường Xuân | 400 | ||||
Các đường xung quanh Cụm công nghiệp dịch vụ thương mại Trường Xuân (áp dụng giá đất bên ngoài Cụm công nghiệp) | 300 | ||||
II | Khu dân cư, cụm đân cư tập trung | ||||
1 | Khu dân cư Trung tâm xã Trường Xuân (64 ha) | 2.100 | 1.200 | 850 | |
2 | Cụm dân cư Trung tâm xã Trường Xuân | 2.100 | 1.800 | 1.300 | |
3 | Cụm dân cư An Phong xã Trường Xuân | 450 | 300 | ||
4 | Cụm dân cư kênh Hội Kỳ Nhất xã Trường Xuân | 600 | 300 | ||
5 | Tuyến dân cư ấp 6B xã Trường Xuân (Giai đoạn 2) | 400 | 300 | ||
5 | Khu dân cư chợ xã Mỹ An | 800 | 600 | 400 | |
6 | Khu dân cư tập trung và Cụm dân cư trung tâm xã Mỹ An (giai đoạn 2) | 400 | 300 | ||
7 | Khu dân cư Mỹ Tây 1 xã Mỹ Quý | 1.000 | 500 | 400 | 300 |
8 | Cụm dân cư Ngã Ba Đường Thét xã Mỹ Quý | 1.200 | 1.000 | 500 | |
9 | Cụm dân cư Trung tâm xã Mỹ Quý | 1.000 | 800 | 500 | |
10 | Cụm dân cư Trung tâm xã Mỹ Đông | 750 | 600 | 400 | |
11 | Cụm dân cư Trung tâm xã Đốc Binh Kiều | 1.200 | 1.000 | 750 | 300 |
12 | Khu dân cư Ttrung tâm xã Đốc Binh Kiều (khu A) | 1.200 | 1.000 | 750 | 300 |
13 | Khu dân cư kênh Năm xã Đốc Binh Kiều | 450 | 300 | ||
14 | Cụm dân cư Trung tâm và mở rộng xã Hưng Thạnh | 750 | 400 | ||
15 | Cụm dân cư Ngã 5 Tân Công Sính xã Hưng Thạnh | 600 | 300 | ||
16 | Cụm dân cư kênh Đồng Tiến xã Hưng Thạnh | 500 | 400 | 350 | 300 |
17 | Cụm dân cư Trung tâm và mở rộng xã Phú Điền | 600 | 300 | ||
18 | Cụm dân cư Trung tâm và mở rộng xã Thanh Mỹ | 600 | 300 | ||
19 | Cụm dân cư Tân Kiều mở rộng | 500 | 300 | ||
20 | Cụm dân cư kênh Ba Mỹ Điền | 450 | 300 | ||
21 | Cụm dân cư Gò Tháp, Gò Tháp mở rộng | 450 | 300 | ||
22 | Cụm dân cư Trung tâm và mở rộng xã Thạnh Lợi | 900 | 600 | 450 | |
23 | Tuyến dân cư kênh Phước Xuyên | 300 | |||
24 | Khu hành chính dân cư xã Mỹ Hoà | 600 | |||
25 | Tuyến dân cư Trung tâm xã Mỹ Hoà (giai đoạn 2) | 400 | 300 | ||
26 | Tuyến dân cư An Phong – Mỹ Hòa | 350 | |||
27 | Tuyến dân cư ấp 4, xã Láng Biển (giai đoạn 2) | 500 | |||
28 | Cụm dân cư Nguyễn Văn Tre | 300 | |||
B | Giá đất tối thiểu | 300 |
8.2. Đất khu vực 2
ĐVT: 1.000đ/m2
STT | Tên lộ giao thông phố | Loại lộ | Đơn giá Vị trí 1 |
---|---|---|---|
A | Giá đất từng trục lộ | ||
I | Quốc lộ | ||
1 | Quốc lộ N2 | ||
– Đoạn tỉnh Long An – thị trấn Mỹ An | L1 | 600 | |
2 | Đường Hồ Chí Minh (Theo Đường tỉnh ĐT 846; 847) | ||
– Đoạn 1: Từ kênh Kháng Chiến – đường vào cụm dân cư Đường Thét | L1 | 700 | |
– Đoạn 2: Từ đường vào cụm dân cư – Ngã Ba Đường Thét | L1 | 1.800 | |
– Đoạn 3: Ngã Ba Đường Thét – đường vào cụm dân cư | L1 | 1.800 | |
– Đoạn 4: Từ đường vào cụm dân cư Đường Thét – cuối Cụm dân cư Trung tâm xã Mỹ Quý | L1 | 600 | |
– Riêng đoạn đối diện khu chợ Mỹ Quý | L1 | 1.200 | |
– Đoạn 5: Từ cuối Cụm dân cư Trung tâm xã Mỹ Quý – Đường tỉnh ĐT 850 | L1 | 600 | |
– Đoạn 6: Từ cầu kênh Ông Hai – cầu kênh Tư (cũ) | L1 | 900 | |
II | Đường tỉnh | ||
1 | Đường tỉnh ĐT 846 | ||
– Đoạn Từ cầu Kênh Nhất – kênh Bằng Lăng | L1 | 600 | |
– Riêng đoạn đối diện khu vực chợ Đốc Binh Kiều | L1 | 2.500 | |
2 | Đường tỉnh ĐT 845 (thị trấn Mỹ An – Trường Xuân) | ||
– Đoạn 1: Từ kênh 8000 – kênh 12000 | L1 | 500 | |
– Đoạn 2: Từ kênh 12000 – cầu An Phong | L1 | 700 | |
– Đoạn 3: Từ cầu An Phong – đường Võ Văn Kiệt | L1 | 500 | |
– Riêng đoạn đối diện khu chợ Mỹ Hòa | L1 | 1.500 | |
3 | Đường Võ Văn Kiệt | ||
– Đoạn 1: Từ kênh 27 – kênh ranh Long An | L1 | 700 | |
– Đoạn 2: Từ Đường tỉnh ĐT 845 – cầu Kênh Tứ Trường Xuân | L1 | 1.100 | |
– Đoạn 3: Từ cầu kênh Tứ Trường Xuân – ranh xã Hưng Thạnh | L1 | 700 | |
– Đoạn 4: Từ ranh xã Trường Xuân – ranh huyện Cao Lãnh | L1 | 600 | |
Riêng các đoạn đối diện các khu quy hoạch | |||
– Đoạn đối diện mở rộng Cụm dân cư Hưng Thạnh | L1 | 750 | |
– Đoạn đối diện chợ Hưng Thạnh | L1 | 1.700 | |
– Đoạn đối diện Cụm dân cư kênh Đồng Tiến xã Hưng Thạnh | L1 | 500 | |
4 | Đường tỉnh ĐT 850 (Đường Hồ Chí Minh – ranh huyện Cao Lãnh) | ||
– Đoạn 1: Từ đường Hồ Chí Minh – kênh Bảy Thước | L1 | 600 | |
– Đoạn 2: Từ kênh Bảy Thước – ranh huyện Cao Lãnh | L1 | 500 | |
– Riêng đoạn đối diện Tuyến dân cư Ấp 4, xã Láng Biển | L1 | 600 | |
– Nhánh rẽ Đường tỉnh ĐT 850 – đường Hồ Chí Minh | L1 | 600 | |
III | HUYỆN LỘ VÀ LỘ LIÊN XÃ | ||
* | Huyện lộ | ||
1 | Huyện lộ (Trường Xuân – Thạnh Lợi) | ||
– Đoạn 1: từ bến đò Trường Xuân – ranh Tam Nông | L3 | 300 | |
2 | Đường Mỹ An – Phú Điền – Thanh Mỹ | ||
– Đoạn 1: Từ cầu Từ Bi xã Mỹ An – Trạm y tế mới xã Phú Điền | L4 | 300 | |
– Đoạn 2: Từ Trạm y tế mới xã Phú Điền – ngã 3 lộ đan đi Thanh Mỹ (hết ranh quy hoạch Cụm dân cư Phú Điền mở rộng) | L4 | 500 | |
– Đoạn 3: Từ ngã 3 lộ đan đi Thanh Mỹ (hết ranh quy hoạch Cụm dân cư Phú Điền mở rộng) – cầu kênh Nhất xã Thanh Mỹ | L4 | 300 | |
– Đoạn 4: Từ chợ Thanh Mỹ – ranh Tiền Giang | L4 | 300 | |
3 | Đường Thanh Mỹ – Tân Hội Trung | ||
– Đoạn 1: Ttừ cầu chợ – cầu Kênh Năm | L4 | 400 | |
– Đoạn 2: Từ Kênh Năm – kênh 307 (ranh Tân Hội Trung) | L4 | 300 | |
4 | Đường kênh Năm – kênh Bùi (bờ Đông) | ||
– Từ kênh Nguyễn Văn Tiếp B – ranh Long An | L4 | 300 | |
5 | Đường nhựa Gò Tháp – Đốc Binh Kiều | ||
– Đoạn 1: Từ Đường tỉnh ĐT 846 – cầu Kênh 27 | L3 | 900 | |
– Đoạn 2: Từ cầu Kênh 27 – Cụm dân cư Gò Tháp | L4 | 300 | |
6 | Đường kênh 8000 | ||
– Ranh thị trấn Mỹ An – Cầu K27 | L4 | 300 | |
– Ranh chợ Cụm dân cư trung tâm xã Tân Kiều – ranh Long An | L4 | 400 | |
7 | Đường Tân Công Sính – kênh Công Sự | ||
– Đoạn 1: Lộ Kênh Tân Công Sính (Từ Hưng Thạnh – kênh Công Sự) | L4 | 300 | |
– Đoạn 2: Lộ đan bờ Tây kênh Công Sự (từ kênh Tân Công Sính – I xã Thạnh Lợi) | L4 | 300 | |
8 | Đường vào Khu Di tích Gò Tháp | ||
– Từ Đường tỉnh ĐT 845 – cầu An Phong | L3 | 750 | |
9 | Đường bờ Đông kênh Thanh Mỹ – Mỹ An | L3 | 300 |
* | Lộ liên xã | ||
1 | Đường bờ Đông, bờ Tây kênh Cái Bèo | ||
– Đường bờ Đông kênh Cái Bèo | L4 | 400 | |
– Đường bờ Tây kênh Cái Bèo | L4 | 300 | |
2 | Đường bờ Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A | ||
– Từ kênh Đường Thét Mỹ Quý – ranh Tiền Giang (trừ thị trấn Mỹ An) | L4 | 300 | |
3 | Đường bờ Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A | ||
– Đoạn 1: Từ kênh Đường Thét – ranh thị trấn Mỹ An | L4 | 400 | |
– Đoạn 2: Từ ranh thị trấn Mỹ An, xã Mỹ An – ranh Tiền Giang | L4 | 300 | |
4 | Đường bờ Bắc kênh Tư Mới và kênh Nguyễn Văn Tiếp B | ||
– Đoạn 1: kênh Tư Mới (từ giáp ranh thị trấn Mỹ An – kênh Nguyễn Văn Tiếp B (ngã sáu)) | L4 | 300 | |
– Đoạn 2: kênh Nguyễn Văn Tiếp B (Từ đầu voi kênh Năm – kênh Bằng Lăng) | L4 | 300 | |
5 | Đường bờ Tây kênh Tư Mới | ||
– Từ ranh thị trấn Mỹ An – Kênh Đồng Tiến (Trường Xuân) | L4 | 400 | |
6 | Đường kênh Đường Thét | ||
– Từ kênh Nguyễn Văn Tiếp A – đường Võ Văn Kiệt | L4 | 300 | |
7 | Đường bờ Đông kênh 307 | ||
– Từ ranh thị trấn Mỹ An – kênh Nhất Thanh Mỹ | L4 | 400 | |
– Từ kênh Nhất Thanh Mỹ – ranh Tiền Giang | L4 | 300 | |
8 | Đường kênh Tư cũ | ||
– Từ kênh ranh thị trấn Mỹ An đến đường Mỹ An – Phú Điền – Thanh Mỹ | L4 | 300 | |
9 | Đường bờ Tây kênh 26 (kênh Nhì) | ||
– Từ Đường tỉnh ĐT 846 (cầu Kênh Nhì, xã Mỹ An – kênh 12000) | L4 | 300 | |
10 | Đường kênh Giữa | ||
– Từ Đường tỉnh ĐT 846 – kênh 12000 | L4 | 300 | |
11 | Đường kênh 12000 | ||
– Từ Đường tỉnh ĐT 845 (I xã Mỹ Hoà) – kênh ranh Long An | L4 | 300 | |
12 | Đường kênh Nhất | ||
– Từ ranh thị trấn Mỹ An – kênh Nguyễn Văn Tiếp A | L4 | 300 | |
– Từ kênh Nguyễn Văn Tiếp A – kênh Năm xã Phú Điền | L4 | 300 | |
13 | Đường bờ Đông kênh Hai Hiển | ||
– Từ cầu kênh ông Hai – kênh Bảy Thước xã Láng Biển | L4 | 300 | |
14 | Đường bờ Bắc kênh Cả Bắc | ||
– Từ kênh Cái Bèo (Mỹ Quý) – kênh 307 | L4 | 300 | |
15 | Đường Bờ Nam kênh Đồng Tiến | ||
– Từ bến đò Trường Xuân đi Thạnh Lợi – ranh Tam Nông | L4 | 300 | |
16 | Đường kênh K27 | ||
– Đoạn 1: Ttừ ranh Tân Kiều – Đốc Binh Kiều đến Cụm dân cư trung tâm xã Tân Kiều | L4 | 300 | |
– Đoạn 2: Từ Cụm dân cư trung tâm xã Tân Kiều – Cụm dân cư Gò Tháp | L4 | 300 | |
17 | Đường bờ bắc kênh Ba Mỹ Điền | L4 | 300 |
18 | Đường tỉnh ĐT 845 nối dài (từ đường Võ Văn Kiệt đến kênh Phước Xuyên) | L4 | 300 |
19 | Đường bờ Đông kênh Thanh Mỹ – Mỹ An (đoạn từ kênh Tư Mới, xã Mỹ An – kênh Nguyễn Văn Tiếp B, xã Thanh Mỹ) | L4 | 300 |
20 | Đường bờ Bắc kênh 8000 | L4 | 400 |
21 | Đường bờ Nam kênh 9000 | L4 | 400 |
22 | Đường vào chợ Phú Điền | ||
– Đoạn 1: Từ trạm y tế mới – ranh quy hoạch chợ Phú Điền (trạm y tế cũ) | L4 | 3.000 | |
– Đoạn 2: Từ ngã 3 lộ đan đi Thanh Mỹ (hết ranh quy hoạch Cụm dân cư Phú Điền mở rộng) – ranh quy hoạch chợ Phú Điền mở rộng | L4 | 3.000 | |
B | Giá đất tối thiểu | 300 |
8.3. Đất khu vực 3
ĐVT: 1.000đ/m2
STT | Phạm vi áp dụng | Vị trí 1 | Vị trí 2 | Vị trí 3 |
---|---|---|---|---|
1 | Toàn huyện | 300 | 280 | 250 |
PHỤ LỤC 03
BẢNG GIÁ ĐẤT Ở ĐÔ THỊ
- Áp dụng trên địa bàn huyện Tháp Mười
ĐVT: 1.000đ/m2
STT | Tuyến đường phố | Loại đường | Đơn giá Vị trí 1 |
---|---|---|---|
A | Bảng giá đất | ||
1 | Đường Hùng Vương | ||
– Đoạn 1: Từ kênh 307 – Điện lực | 2 | 2.600 | |
– Đoạn 2: Từ Điện lực – đường Thống Linh | 2 | 4.000 | |
– Đoạn 3: Từ đường Thống Linh – đường Phạm Ngọc Thạch | 1 | 7.000 | |
– Đoạn 4: Từ đường Phạm Ngọc Thạch – cầu Tháp Mười | 1 | 11.000 | |
– Đoạn 5: Từ cầu Ngã Sáu – đường Lê Quí Đôn | 2 | 4.000 | |
– Đoạn 6: Từ đường Lê Quí Đôn – kênh Nguyễn Văn Tiếp A | 3 | 3.600 | |
2 | Đường N2 | ||
– Từ cầu N2 – ranh xã Mỹ An | 4 | 600 | |
– Đường rẽ N2 (cả 02 nhánh rẽ từ đường N2 – đường Gò Tháp) | 4 | 900 | |
3 | Đường Nguyễn Thị Minh Khai | ||
– Đoạn 1: Từ kênh 307 – đường Phan Đăng Lưu (Trung tâm y tế) | 4 | 600 | |
– Đoạn 2: Từ đường Phan Đăng Lưu – đường Trần Phú | 3 | 1.500 | |
– Đoạn 3: Từ đường Trần Phú – cầu kênh Xáng | 1 | 8.300 | |
– Đoạn 4: Từ kênh Xáng – kênh Từ Bi ranh xã Mỹ An (bờ Tây kênh Tư Mới) | 4 | 600 | |
4 | Đường Thiên Hộ Dương | ||
– Đoạn 1: Từ đường Hoàng Văn Thụ – đường Trường Xuân | 3 | 1.200 | |
– Đoạn 2: Từ đường Phạm Ngọc Thạch – đường Trần Phú | 2 | 3.000 | |
– Đoạn 3: Từ đường Trần Phú – đường Hùng Vương | 2 | 4.200 | |
5 | Đường Lê Hồng Phong | ||
– Đoạn 1: Từ kênh Tư cũ – đường cặp hàng rào Công an giáp Khu dân cư khóm 2 | 4 | 600 | |
– Đoạn 2: Từ đường cặp hàng rào Công an giáp Khu dân cư khóm 2 – đường Trường Xuân | 4 | 1.200 | |
– Đoạn 3: Từ đường Trường Xuân – đường Trần Phú | 3 | 3.000 | |
– Đoạn 4: Từ đường Trần Phú – đường Nguyễn Thị Minh Khai | 2 | 4.000 | |
6 | Đường Nguyễn Văn Cừ | ||
– Đoạn 1: Từ đường Lê Đại Hành – đường Thống Linh (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài từ Thống Linh – Cụm dân cư khóm 2) | 3 | 2.500 | |
– Đoạn 2: Từ đường Thống Linh – đường Phạm Ngọc Thạch | 2 | 3.800 | |
– Đoạn 3: Từ đường Phạm Ngọc Thạch – đường Trần Phú | 2 | 5.400 | |
7 | Đường số 13 (sau bến xe) | 3 | 1.800 |
8 | Đường giữa lô C và D khu bệnh viện cũ (Phan Đăng Lưu – đường Phạm Ngọc Thạch) | 3 | 1.500 |
9 | Đường Trần Phú | ||
– Đoạn 1: Từ đường Hùng Vương – đường Nguyễn Thị Minh Khai | 1 | 8.300 | |
– Đoạn 2: Cầu sắt chợ mới – đường Lê Quí Đôn | 1 | 3.600 | |
10 | Đường Đinh Tiên Hoàng (Khu dân cư khóm 2) | 3 | 2.000 |
11 | Đường Lê Đại Hành (Khu dân cư khóm 2) | 3 | 2.000 |
12 | Đường Lý Thái Tổ | 3 | 2.000 |
13 | Các đường nội bộ còn lại Khu dân cư khóm 2 | 3 | 2.000 |
14 | Đường Phan Đăng Lưu (cửa sau bệnh viện – Y học dân tộc cũ) | 3 | 1.500 |
15 | Đường Nguyễn Chí Thanh | 3 | 1.800 |
16 | Đường Thống Linh | 2 | 3.000 |
17 | Đường Hoàng Văn Thụ (cặp khu Thể dục thể thao từ đường Hùng Vương – đường Lê Hồng Phong) | 3 | 1.800 |
18 | Đường Nguyễn Văn Trỗi | 3 | 1.800 |
19 | Đường Nguyễn Sinh Sắc | 3 | 1.800 |
20 | Đường Đoàn Thị Điểm | 3 | 1.800 |
21 | Đường Trường Xuân | 3 | 2.000 |
22 | Các đường nội bộ còn lại Khu văn hoá (Phạm vi khu vực từ đường Trường Xuân – đường Thống Linh) | 3 | 1.800 |
23 | Các đường nội bộ khu dân cư khóm (Trung tâm Thể dục Thể thao – Sân bóng) | 3 | 1.800 |
24 | Đường Phạm Ngọc Thạch | ||
– Đoạn 1: Từ đường Nguyễn Thị Minh Khai – cầu Kênh Xáng | 3 | 3.000 | |
– Đoạn 2: Từ Cụm dân cư khóm 4 – kênh Tư cũ (đường bờ Đông kênh Nhà Thờ) | 4 | 800 | |
25 | Đường Trần Thị Nhượng | 3 | 3.000 |
26 | Đường Phạm Hữu Lầu | 2 | 3.000 |
27 | Đường Đốc Binh Kiều | 3 | 1.000 |
28 | Đường Dương Văn Hòa | 2 | 4.000 |
29 | Đường Nguyễn Văn Tre | 1 | 6.600 |
30 | Đường Ngô Gia Tự (cặp nhà lồng chợ) | 1 | 6.600 |
31 | Đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai – Ngô Gia Tự | 1 | 6.600 |
32 | Đường Hà Huy Tập (cặp nhà lồng chợ) | 1 | 6.600 |
33 | Đoạn từ đường Hùng Vương – đường Hà Huy Tập | 1 | 6.600 |
34 | Đường Lê Thị Hồng Gấm | ||
– Đoạn 1: Từ đường Nguyễn Thị Minh Khai – đường Phạm Ngọc Thạch | 3 | 1.500 | |
– Đoạn 2: Từ đường Phạm Ngọc Thạch – kênh Tư Cũ | 3 | 900 | |
35 | Đường Cao Văn Đạt | 4 | 600 |
36 | Đường Lê Quí Đôn | ||
– Đoạn 1: Từ đường Hùng Vương – cầu Ngân Hàng | 1 | 3.600 | |
– Đoạn 2: Từ cầu Ngân Hàng – đường Gò Tháp | 1 | 3.600 | |
– Đoạn 3: Từ vòng xoay đường Hùng Vương – đường Nguyễn Bình | 1 | 4.500 | |
37 | Đường nội bộ khu Nhà phố đường Lê Quí Đôn nối dài | 2 | 3.000 |
38 | Đường Lê Đức Thọ | ||
– Đoạn 1: từ đường Nguyễn Bình – đường Trần Văn Trà | 2 | 4.200 | |
– Đoạn 2: từ đường Trần Văn Trà – đường 307 | 2 | 2.400 | |
39 | Đường Trần Trọng Khiêm | ||
– Đoạn 1: từ đường Nguyễn Bình – đường Trần Văn Trà | 2 | 3.000 | |
– Đoạn 2: từ đường Trần Văn Trà – đường 307 | 2 | 1.200 | |
40 | Đường Nguyễn Văn Biểu | ||
– Đoạn 1: từ đường Nguyễn Bình – đường Trần Văn Trà | 2 | 2.400 | |
– Đoạn 2: từ đường Trần Văn Trà – đường 307 | 2 | 1.200 | |
41 | Đường Phạm Văn Bạch | ||
– Đoạn 1: từ đường Nguyễn Bình – đường Trần Văn Trà | 2 | 2.400 | |
– Đoạn 2: từ đường Trần Văn Trà – đường 307 | 2 | 900 | |
42 | Đường Nguyễn Tri Phương | ||
– Đoạn 1: từ đường Nguyễn Bình – đường Trần Văn Trà | 2 | 2.400 | |
– Đoạn 2: từ đường Trần Văn Trà – đường 307 | 2 | 1.000 | |
43 | Đường Nguyễn Bình | 2 | 2.400 |
44 | Đường Lê Văn Kiếc | 2 | 2.000 |
45 | Đường Trần Văn Trà | 2 | 2.400 |
46 | Đường Nguyễn Văn Vóc | 2 | 1.000 |
47 | Đường 307 | 2 | 1.000 |
48 | Đường Hoàng Hoa Thám (sau bưu điện Chợ Cũ) | 3 | 800 |
49 | Đường Hai Bà Trưng (đường vào tập thể cấp 2) | 2 | 1.200 |
50 | Đường Âu Cơ (đường vào tập thể cấp 3) | 2 | 1.200 |
51 | Đoạn đường từ đường Hai Bà Trưng – đường Âu Cơ (đường ngang tập thể cấp 2,3) | 2 | 1.200 |
52 | Đường Bạch Đằng (bờ Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A) | ||
– Đoạn 1: từ đầu Voi chợ cũ – cầu N2 | 3 | 800 | |
– Đoạn 2: từ cầu N2 – ranh xã Mỹ An | 4 | 600 | |
53 | Đường Lạc Long Quân (bờ Bắc kênh Tư Mới) | ||
– Đoạn 1: từ đầu Voi chợ cũ – đường Trần Phú | 3 | 800 | |
– Đoạn 2: từ đường Trần Phú – cầu Tháp Mười | 2 | 2.400 | |
– Đoạn 3: từ cầu Tháp Mười – kênh Ông Đội xã Mỹ An | 4 | 600 | |
54 | Các đường hẻm chợ cũ | 4 | 600 |
55 | Đường Gò Tháp | ||
– Đoạn 1: từ kênh 8000 – cống Sáu Tấn | 2 | 600 | |
– Đoạn 2: từ cống Sáu Tấn – cống Lâm Sản | 2 | 900 | |
– Đoạn 3: Cống Lâm Sản – hết cây xăng Thiên Hộ 7 | 2 | 4.500 | |
– Đoạn 4: hết cây xăng Thiên Hộ 7 – hết ranh thị trấn Mỹ An | 2 | 1.500 | |
56 | Đường 30 tháng 4 | ||
– Đoạn 1: từ đường Gò Tháp – cầu N2 | 3 | 1.500 | |
– Đoạn 2: từ cầu N2 – ranh xã Mỹ An (bờ Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A) | 4 | 600 | |
57 | Đường Trần Hưng Đạo (đường số 1 cũ) | ||
– Đoạn 1: từ đường 30 tháng 4 – đường Lê Quí Đôn | 3 | 2.500 | |
– Đoạn 2: từ đường Lê Quí Đôn – cầu N2 | 3 | 1.200 | |
58 | Đường Nguyễn Trãi | 3 | 1.200 |
59 | Đường Ngô Quyền | 3 | 1.200 |
60 | Đường Lý Thường Kiệt | 3 | 1.200 |
61 | Đường Điện Biên Phủ | 3 | 1.200 |
62 | Đường Lê Lợi | 3 | 1.800 |
63 | Đường Võ Thị Sáu | 3 | 1.200 |
64 | Đường Trần Nhật Duật | 3 | 1.200 |
65 | Các đường nội bộ khu hành chính dân cư còn lại | 3 | 1.200 |
66 | Đường Tôn Đức Thắng | 3 | |
– Đoạn 1: từ Gò Tháp – đường 30 tháng 4 (khu hành chính dân cư) | 3 | 1.500 | |
– Đoạn 2: từ đường 30 tháng 4 – hết ranh nội ô thị trấn Mỹ An (hướng đi xã Mỹ Đông) | 3 | 600 | |
67 | Đường Tôn Thất Tùng (từ Tôn Đức Thắng – ranh xã Mỹ Hoà) đường đan bờ Tây kênh Tư Mới | 4 | 600 |
68 | Đường Kênh 8000 (từ Đường tỉnh ĐT 845 – ranh Tân Kiều) | 4 | 600 |
69 | Đường Kênh Tư cũ (từ kênh 307 – ranh xã Mỹ An) | 4 | 600 |
70 | Các đường kênh: 25; 1000; 307; kênh Liên 8; kênh Giữa, kênh Nhất | 4 | 600 |
71 | Các đường nội bộ Khu dân cư Đông thị trấn Mỹ An | 2 | 800 |
72 | Cụm dân cư khóm 1, thị trấn Mỹ An (bổ sung giai đoạn 2) | 4 | 1.000 |
73 | Đường kênh Huyện Đội | 4 | 600 |
74 | Đường kênh Ông Đội | 4 | 600 |
B | Giá đất tối thiểu | 600 |
Phân loại xã và cách xác định giá đất Đồng Tháp
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT ĐỒNG THÁP
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để làm căn cứ sau:
- a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
- b) Tính thuế sử dụng đất.
- c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
- d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
- e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
- f) Xác định giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 2, Khoản 3Điều 18Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai).
- Đối tượng áp dụng.
- a) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác có liên quan.
- b) Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp người có quyền sử dụng đất thoả thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì mức giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá tại Chương II Quy định này.
- Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trường hợp doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức thuê đất thì thực hiện xác định giá đất cụ thể theo quy định của Chính phủ về giá đất.
Điều 2. Các loại đất được quy định trong bảng giá đất gồm
- Đất nông nghiệp gồm các loại đất:
- a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
- b) Đất trồng cây lâu năm.
- c) Đất rừng sản xuất.
- d) Đất rừng phòng hộ.
đ) Đất rừng đặc dụng.
- e) Đất nuôi trồng thủy sản.
- f) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
- Đất phi nông nghiệp gồm các loại đất:
- a) Đất ở gồm đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn.
- b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở hoặc văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng trụ sở công trình sự nghiệp khác.
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- e) Đất thương mại, dịch vụ gồm đất xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế).
- f) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
- g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
- h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
- i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng.
- k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
- Đất chưa sử dụng
Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Điều 3. Quy định chung về xác định giá đất
- Đất đô thị trong phạm vi Quy định này được xác định cụ thể ở từng địa phương như sau:
- a) Thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự: đất nằm trong phạm vi các phường, ấp 1 xã Mỹ Tân (thuộc thành phố Cao Lãnh) và đất trong phạm vi 100 mét được tính từ mép đường hiện trạng của các đường có tên được quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy định này trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc.
- b) Các huyện: đất nằm trong phạm vi thị trấn của mỗi huyện.
- Đường giao thông trong phạm vi Quy định này là tên gọi chung, bao gồm Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường huyện (Huyện lộ), Lộ xã, các đường phố có tên bằng chữ hoặc bằng số, các đường phố chưa có tên, lối đi công cộng, hẻm, bờ kênh công cộng.
- a) Trục lộ giao thông chính trong phạm vi Quy định này bao gồm Quốc lộ, Đường tỉnh và các đường giao thông trong Khu vực chợ, Khu dân cư tập trung có chiều rộng mặt đường từ 12 mét trở lên.
- b) Đường huyện (Huyện lộ) trong phạm vi Quy định này bao gồm đường liên xã, đường huyện của các huyện, thị xã, thành phố đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- c) Lộ xã trong phạm vi Quy định này bao gồm các đường liên ấp, lộ xã có chiều rộng mặt đường từ 2 mét trở lên.
- Đường thủy trong phạm vi Quy định này gồm sông, ngòi, kênh, rạch (theo tên gọi dân gian): Mép đường thủy phía bờ sông được xác định theo đường mép nước của mực nước trung bình, được thể hiện ranh giới giữa thửa đất và đường thủy trên bản đồ địa chính.
- Mép đường hiện trạng là mép đường tính từ ta-luy đắp mỗi bên theo hồ sơ thiết kế đã phê duyệt hoặc hồ sơ hoàn công, hoặc mép đường đã bồi thường giải phóng mặt bằng, hoặc mép đường hoàn chỉnh có lề đường cố định, hoặc mép đường đã có văn bản của cấp thẩm quyền công bố thu hồi đất, trường hợp thửa đất nằm trong khu vực đô thị thì tính từ mép ngoài vỉa hè của đường phố đô thị, được thể hiện ranh giới giữa thửa đất và đường giao thông trên bản đồ địa chính.
- Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông thủy, bộ trong phạm vi Quy định này là thửa đất liền cạnh với đường giao thông thủy, bộ và các thửa đất liền kề cùng chủ sử dụng với thửa đất tiếp giáp.
- Đối với các dự án xây dựng khu dân cư nhằm phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh mà nhà đầu tư phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì vị trí thửa đất phi nông nghiệp được xác định căn cứ vào đường phố quy hoạch được duyệt.
- Trường hợp thửa đất hoặc khu đất tiếp giáp đường phố, trục lộ giao thông chính, đường huyện, lộ xã chưa được quy định tại Điều 10 Quy định này thì được xác định vị trí, giá đất theo đường phố, trục lộ giao thông chính, đường huyện, lộ xã gần nhất có điều kiện hạ tầng tương đương với hạ tầng tiếp giáp thửa đất cần xác định giá.
- Giá đất đối với các loại đất có thời hạn sử dụng đất trong Quy định này được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm. Trường hợp khi xác định giá đất của thời hạn khác 70 năm theo các quy định pháp luật có liên quan thì được tính theo công thức:
Giá đất theo thời hạn sử dụng đất | = | Giá đất trong Bảng giá đất | X | Số năm sử dụng đất |
70 |
- Trường hợp khi xác định giá các loại đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài thì giá đất trong Quy định này được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là lâu dài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Giá đất đối với Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp không phân biệt khu vực, vị trí được quy định tại khoản 4 Điều 10 Quy định này.
Điều 4. Khu vực đất giáp ranh
- Khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố.
- a) Khu vực đất giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố được xác định từ đường địa giới hành chính giữa các huyện, thị xã, thành phố vào sâu địa phận mỗi huyện, thị xã, thành phố là 150 mét đối với đất nông nghiệp, 50 mét đối với đất phi nông nghiệp.
- b) Trường hợp đường địa giới hành chính là đường giao thông thủy, bộ thì khu vực giáp ranh được xác định từ mép đường hiện trạng, mép đường thủy vào sâu địa phận mỗi huyện, thị xã, thành phố là 150 mét đối với đất nông nghiệp, 50 mét đối với đất phi nông nghiệp. Nếu đường thủy có kích thước mặt cắt trên 20 mét thì không xếp loại đất giáp ranh.
- Giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo nguyên tắc đất giáp ranh có cùng điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau. Khi điều kiện kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng chung của huyện, thị xã, thành phố khác nhau thì mức giá tại khu vực giáp ranh khác nhau. Trường hợp khu vực giáp ranh giữa các thửa đất liền kề trên cùng một trục đường, có mục đích sử dụng đất như nhau nhưng được chia thành các đoạn có mức giá khác nhau thì tỷ lệ chênh lệch tối đa không quá 30%.
Điều 5. Xử lý một số trường hợp trong xác định giá đất
- Thửa đất có cạnh tiếp giáp với đường nào thì được áp giá theo giá đất của đường đó. Trường hợp thửa đất tiếp giáp với các đường hoặc lối đi công cộng thông ra nhiều đường có loại đường phố hoặc loại khu vực khác nhau thì thửa đất đó được áp giá căn cứ theo lối đi công cộng và loại đường phố hoặc loại khu vực của tuyến đường gần nhất.
- Thửa đất có cạnh tiếp giáp với nhiều đường giao thông thì thửa đất đó được áp theo đường giao thông mà khi áp giá có tổng giá trị cao nhất. Các vị trí của thửa đất được xác định thống nhất theo cùng một đường giao thông.
- Thửa đất không tiếp giáp với các đường nhưng có lối đi bộ vào thửa đất và thông ra nhiều đường thì nguyên tắc áp giá theo đường có cự ly đi bộ gần nhất đến thửa đất.
- Đối với thửa đất mà phần mặt tiền tiếp giáp với các tuyến đường là mương lộ có chiều rộng dưới 3 mét (không phân biệt đã tự san lắp hay chưa san lắp) hoặc đường dân sinh được phép kết nối theo quy định thì giá đất tại vị trí 1 được tính bằng giá đất của thửa đất tiếp giáp với đường phố; giá đất tại vị trí 1 được tính bằng 80% giá của thửa đất tiếp giáp với đường phố nếu chiều rộng của mương lộ rộng từ 3 mét trở lên, cách tính giá đất các vị trí tiếp theo thực hiện theo Khoản 2 Điều này.
Trường hợp mương lộ đã san lấp toàn tuyến thì giá đất được tính bằng giá đất quy định tại Điều 10 Quy định này.
Trường hợp bên trong mương lộ có đường giao thông có tên trong bảng giá đất thì giá đất được tính theo đường giao thông đó.
- Đối với các đường dân sinh dọc theo chiều dài hai bên cầu, hai bên đường giao thông chính nhưng không được phép kết nối theo quy định:
– Đối với các đường có độ rộng từ 3 mét trở lên, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, giá đất tính bằng 80% vị trí 1 đường chính liền kề với đường dân sinh.
– Đối với các đường có độ rộng dưới 3 mét, điều kiện sinh hoạt kém, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, giá đất tính bằng 60% vị trí 1 đường chính liền kề với đường dân sinh.
- Trường hợp tính toán giá đất cụ thể mà đơn giá đất phi nông nghiệp thấp hơn đơn giá đất trồng cây lâu năm liền kề thì được tính bằng giá đất trồng cây lâu năm, đồng thời cơ quan thuế phải có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường) để kiến nghị điều chỉnh lại kịp thời cho phù hợp trong thời gian gần nhất.
- Trường hợp thửa đất trong đô thị không tiếp giáp với các đường giao thông bộ, mà tiếp giáp đường thủy thì giá đất vị trí 1 được xác định theo đường thủy và không thấp hơn mức giá tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy định này.
Chương II
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 6. Giá đất nông nghiệp
- Giá đất nông nghiệp được xác định theo từng vị trí và khu vực quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này, cho từng loại đất theo từng bảng giá đất như sau:
- a) Đất trồng cây lâu năm.
- b) Đất trồng cây hàng năm; đất trồng lúa; đất nuôi trồng thủy sản; đất rừng sản xuất.
- c) Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được xác định giá theo bảng giá đất rừng sản xuất trên cùng địa bàn.
- d) Giá các loại đất nông nghiệp khác được xác định căn cứ theo bảng giá đất quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này của loại đất nông nghiệp liền kề hoặc ở khu vực lân cận (nếu không có đất liền kề).
Mức giá đất nông nghiệp khác tối đa không vượt quá giá đất nông nghiệp liền kề hoặc mức giá cao nhất đã quy định đối với đất nông nghiệp ở khu vực lân cận.
- Phân loại khu vực đất và vị trí đất để xác định giá đất.
- a) Khu vực: Trong mỗi huyện, thị xã, thành phố đất nông nghiệp được chia thành 02 khu vực: khu vực 1 là đất thuộc các phường trung tâm, thị trấn và các xã có khả năng sinh lợi cao nhất và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; khu vực 2 là đất thuộc các phường và các xã còn lại.
- b) Vị trí: Trong mỗi khu vực, đất nông nghiệp được phân thành 03 vị trí theo quy định sau:
– Vị trí 1: Áp dụng trong phạm vi 150 mét đối với thửa đất tiếp giáp đường phố trong đô thị, trục lộ giao thông chính, các đường giao thông khác có chiều rộng mặt đường từ 7 mét trở lên, hoặc đường thủy có kích thước mặt cắt từ 30 mét trở lên, tính từ mép đường thủy, đường hiện trạng.
– Vị trí 2: Áp dụng trong phạm vi từ trên 150 mét đến mét thứ 300 của vị trí 1; trong phạm vi 300 mét tính từ mép đường thủy, đường hiện trạng đối với thửa đất không tiếp giáp đường giao thông thủy, bộ của vị trí 1; trong phạm vi 150 mét tính từ mép đường thủy, đường hiện trạng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông không thuộc vị trí 1 hoặc đường thủy có kích thước mặt cắt từ 10 mét đến dưới 30 mét.
– Vị trí 3: Đất nông nghiệp còn lại ngoài đất vị trí 1, vị trí 2.
- Xử lý một số trường hợp về giá đất nông nghiệp.
- a) Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở, đất nông nghiệp trong đô thị đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, thì được tính theo vị trí 1 của đất trồng cây lâu năm cho từng khu vực đất theo bảng giá đất quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này.
- b) Đất nông nghiệp thuộc vị trí 1 tính từ mép đường hiện trạng của các đường phố đô thị (có tên trong bảng Phụ lục 3) và Quốc lộ, Đường tỉnh (có tên trong bảng Phụ lục 2) nằm trong phạm vi 50 mét được xác định theo bảng giá đất quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này và nhân với hệ số 2,0 nhưng không vượt quá khung giá do Chính phủ quy định.
- c) Giá đất nông nghiệp tại điểm a, điểm b khoản này không áp dụng để tính hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất.
- d) Trường hợp đất nông nghiệp mới khai hoang chưa đưa vào tính thuế sử dụng đất nông nghiệp kể cả trường hợp đất có mục đích sử dụng ghi trên giấy chứng nhận là đất hoang (Hg) thì giá đất được xác định tương ứng từng vị trí theo hiện trạng đang sử dụng; riêng đất bãi bồi sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì vị trí để tính giá đất được áp dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này của từng loại đất nông nghiệp theo hiện trạng đang sử dụng.
Điều 7. Giá đất ở tại nông thôn
- Phạm vi đất ở tại nông thôn: đất ở tại nông thôn được xác định là các khu vực đất còn lại ngoài đất ở đô thị.
- Phân vị trí, khu vực đất ở nông thôn
Đất ở tại nông thôn được xác định giá theo 3 khu vực đất và trong mỗi khu vực đất được chia thành 3 vị trí như sau:
- a) Khu vực 1
Đất khu vực 1 là đất ở khu dân cư tập trung ở chợ xã và khu dân cư tập trung theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Đất ở khu vực 1 được phân chia thành 4 loại lộ và 3 vị trí như sau:
Phân loại lộ:
– Lộ loại 1 bao gồm: Các lộ nằm đối diện nhà lồng chợ, các trục lộ giao thông chính.
– Lộ loại 2 bao gồm: Các lộ nằm đối diện bến tàu, bến xe; các đường huyện (có tên trong Phụ lục số 2 Quy định này); các đường nội bộ có kích thước mặt đường rộng từ 7 mét đến 12 mét.
– Lộ loại 3 bao gồm: Các đường nội bộ có chiều rộng mặt đường rộng từ 5 mét đến dưới 7 mét.
– Lộ loại 4 bao gồm: Lộ xã; các đường nội bộ còn lại.
Phân Vị trí:
– Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông trong phạm vi 50 mét tính từ mép đường hiện trạng. Giá đất của vị trí 1 được quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy định này.
– Vị trí 2: Áp dụng trong phạm vi từ trên 50 mét đến mét thứ 100 của vị trí 1 và trong phạm vi 100 mét tính từ mép đường hiện trạng đối với thửa đất không tiếp giáp đường giao thông của vị trí 1. Giá đất của vị trí 2 được tính bằng 70% giá đất của vị trí 1.
– Vị trí 3: Áp dụng đối với các trường hợp ngoài đất vị trí 1, vị trí 2. Giá đất của vị trí 3 được tính bằng 50% giá đất vị trí 1.
- b) Khu vực 2:
Đất khu vực 2 là đất ở nằm trong phạm vi 200 mét (được tính từ mép đường hiện trạng) của các đường giao thông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đất ở khu vực 2 được phân chia thành 4 loại lộ và 3 vị trí đất như sau:
Phân loại lộ:
– Trục giao thông chính, đường huyện: được chia thành 02 loại lộ, được xác định từ lộ loại 1 đến lộ loại 2 tùy theo khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng.
– Các đường huyện còn lại: được chia thành 2 loại lộ, được xác định từ lộ loại 3 đến lộ loại 4 tùy theo khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng.
Phân vị trí:
Được phân thành 3 vị trí như đối với đất khu vực 1 quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 8 Quy định này.
- c) Khu vực 3:
Đất khu vực 3 là đất ở khu vực nông thôn còn lại (ngoài đất ở khu vực 1 và khu vực 2). Giá đất ở khu vực 3 được xác định theo 3 vị trí, như sau:
– Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp với đường liên ấp (lộ xã) cơ sở hạ tầng là nhựa hoặc bê tông, xi măng hoặc được trải đá; đường thủy có kích thước mặt cắt từ 30 mét trở lên, tính từ mép đường thủy, đường hiện trạng.
– Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường thủy có kích thước mặt cắt từ 10 mét đến dưới 30 mét; tiếp giáp mặt tiền đường liên ấp (lộ xã) có hiện trạng là đường đất tính từ mép đường hiện trạng; hoặc thửa đất không tiếp giáp mặt tiền đường liên ấp (lộ xã) và nằm sau thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường liên ấp (lộ xã) khác chủ sử dụng với thửa đất tiếp giáp tiền đường liên ấp (lộ xã) có cơ sở hạ tầng là nhựa hoặc bê tông, xi măng hoặc được trải đá.
– Vị trí 3: Áp dụng đối với các thửa đất còn lại.
- Xác định giá đất cụ thể tại nông thôn:
- a) Giá đất ở khu vực 1 tại nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy định này là giá đất của vị trí 1, các vị trí còn lại được xác định theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này.
- b) Giá đất ở khu vực 2 tại nông thôn được quy định khoản 2 Điều 10 Quy định này là giá đất của vị trí 1, các vị trí còn lại trong phạm vi 200 mét tính từ mép đường hiện trạng được xác định theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này; đối với đất nằm ngoài phạm vi 200 mét tính từ mép đường hiện trạng được xác định theo giá đất khu vực 3 của đất ở tại nông thôn.
- c) Giá đất ở khu vực 3 tại nông thôn được tính bằng tổng diện tích của đất theo từng vị trí nhân với bảng giá đất quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy định này.
Điều 8. Giá đất ở tại đô thị
- Phân loại đô thị
Đô thị loại II là đất thuộc thành phố Sa Đéc; đô thị loại III là đất thuộc thành phố Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự; đô thị loại IV là đất thuộc thị trấn Mỹ An (huyện Tháp Mười), thị trấn Lấp Vò (huyện Lấp Vò), thị trấn Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh), đất ở đô thị loại 2, 3, 4 được xác định tối đa là 5 loại đường và 3 vị trí đất; đô thị loại V là đất thuộc các thị trấn của các huyện còn lại, đất ở đô thị loại V được xác định tối đa là 4 loại đường và 3 vị trí đất.
- Phân loại đường phố
Loại đường phố trong đô thị để xác định giá đất được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thuận tiện sinh hoạt và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể như sau:
Đường phố loại 1: Là đường có khả năng sinh lợi và có giá đất thực tế cao nhất, có cơ sở hạ tầng đồng bộ; kế đến là đường loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 có khả năng sinh lợi thấp hơn có giá đất thực tế bình quân thấp hơn và cơ sở hạ tầng kém thuận lợi hơn.
Một loại đường gồm nhiều đoạn đường có khả năng sinh lợi, cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh hoạt và giá đất khác nhau thì từng đoạn đường được xếp vào loại đường phố tương ứng.
- Phân loại vị trí đất, trong mỗi loại đường phố được phân thành 3 vị trí đất như sau:
- a) Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường phố trong phạm vi 30 mét tính từ mép đường hiện trạng. Giá đất của vị trí 1 được quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy định này.
- b) Vị trí 2: Áp dụng trong phạm vi từ trên 30 mét đến mét thứ 60 của vị trí 1 và trong phạm vi 60 mét tính từ mép đường hiện trạng đối với thửa đất không tiếp giáp đường phố của vị trí 1. Giá đất của vị trí 2 được tính bằng 70% giá đất của vị trí 1.
- c) Vị trí 3: Áp dụng đối với các trường hợp ngoài đất vị trí 1, vị trí 2. Giá đất của vị trí 3 được tính bằng 50% giá đất của vị trí 1.
- Phân loại hẻm trong mỗi đô thị được phân thành 2 loại hẻm như sau:
- a) Hẻm loại 1: Là hẻm kết nối với đường phố, mặt hẻm rộng từ 3 mét trở lên, có cơ sở hạ tầng như: mặt hẻm tráng nhựa hoặc bê tông, xi măng. Giá đất của hẻm loại 1 được tính bằng giá đất vị trí 2 của đường phố mà hẻm kết nối trong phạm vi 30 mét tính từ mép ngoài của hẻm; phần diện tích còn lại trên 30 mét thì giá đất được tính bằng 50% giá đất của vị trí 2.
- b) Hẻm loại 2: Là các hẻm còn lại. Giá đất của hẻm loại 2 được tính bằng giá đất vị trí 3 của đường phố mà hẻm kết nối trong phạm vi 30 mét tính từ mép ngoài của hẻm; phần diện tích còn lại trên 30 mét thì giá đất được tính bằng 50% giá đất của vị trí 3.
- c) Giá đất của các hẻm có tên trong bảng Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định này là giá đất trong phạm vi 30 mét tính từ mép ngoài của hẻm; phần diện tích còn lại trên 30 mét thì giá đất được tính bằng 50% giá đất của giá đất trong phạm vi 30 mét tiếp giáp hẻm.
Điều 9. Bảng giá một số loại đất khác
- Bảng giá đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp của nhà nước, ngoài công lập; đất thương mại dịch vụ – kết hợp cao ốc văn phòng, chung cư thì giá đất áp dụng bằng giá đất ở cùng khu vực, cùng vị trí.
- Bảng giá đất thương mại dịch vụ thì giá đất áp dụng bằng 80% giá đất ở cùng khu vực, cùng vị trí (ngoại trừ giá đất được quy định tại khoản 4, Điều 10 Quy định này).
- Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ thì giá đất áp dụng bằng 60% giá đất ở cùng khu vực, cùng vị trí (ngoại trừ giá đất được quy định tại khoản 4, Điều 10 Quy định này).
- Bảng giá đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh thì giá đất áp dụng bằng 80% giá đất ở cùng khu vực, cùng vị trí.
- Bảng giá đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng không có mục đích kinh doanh thì giá đất áp dụng bằng giá đất trồng cây lâu năm cùng khu vực, cùng vị trí.
- Bảng giá đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng có mục đích kinh doanh thì giá đất áp dụng bằng 60% giá đất ở cùng khu vực, cùng vị trí.
- Bảng giá đất sông, ngòi, kênh, rạch và đất có mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì giá đất áp dụng bằng giá đất nuôi trồng thủy sản cùng khu vực, cùng vị trí.
- Bảng giá đất sông, ngòi, kênh, rạch và đất có mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì giá đất áp dụng bằng 60% giá đất ở cùng khu vực, cùng vị trí.
- Bảng giá đất phi nông nghiệp khác thì giá đất áp dụng bằng 60% giá đất ở cùng khu vực, cùng vị trí.
- Bảng giá đất chưa sử dụng thì giá đất áp dụng bằng giá của loại đất cùng mục đích sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cùng khu vực, cùng vị trí.
Điều 10. Bảng giá các loại đất
- Giá đất nông nghiệp (ban hành kèm theo tại Phụ lục số 1).
- Giá đất ở tại nông thôn (ban hành kèm theo tại Phụ lục số 2).
- Giá đất ở tại đô thị (ban hành kèm theo tại Phụ lục số 3).
- Giá đất khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (ban hành kèm theo tại Phụ lục số 4).
Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Đồng Tháp.
Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Tính thuế sử dụng đất;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.
VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?
VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m.
Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.
Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Đồng Tháp
- Bảng giá đất thành phố Cao Lãnh
- Bảng giá đất huyện Cao Lãnh
- Bảng giá đất huyện Châu Thành
- Bảng giá đất thành phố Hồng Ngự
- Bảng giá đất huyện Hồng Ngự
- Bảng giá đất huyện Lai Vung
- Bảng giá đất huyện Lấp Vò
- Bảng giá đất thành phố Sa Đéc
- Bảng giá đất huyện Tam Nông
- Bảng giá đất huyện Tân Hồng
- Bảng giá đất huyện Thanh Bình
- Bảng giá đất huyện Tháp Mười
Kết luận về bảng giá đất Tháp Mười Đồng Tháp
Bảng giá đất của Đồng Tháp được căn cứ theo Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Đồng Tháp tại liên kết dưới đây: