Bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đền bù đất đai huyện Gò Công Tây. Bảng giá đất huyện Gò Công Tây dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện Gò Công Tây Tiền Giang. Chẳng hạn như giá đền bù đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây Tiền Giang hay là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gò Công Tây Tiền Giang.

Căn cứ Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Gò Công Tây. Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất của huyện Gò Công Tây mới nhất hiện nay thì hãy xem trong bài viết này.

Bên cạnh đó, Quý vị có thể xem bảng giá đất Tỉnh Tiền Giang tại đây. Nếu bạn muốn xem quy định chi tiết về Vị trí, phân loại đất của huyện Gò Công Tây tại đây.

Thông tin về huyện Gò Công Tây

Gò Công Tây là một huyện của Tiền Giang, theo kết quả điều tra dân số năm 2019, huyện Gò Công Tây có dân số khoảng 127.132 người (mật độ dân số khoảng 689 người/1km²). Diện tích của huyện Gò Công Tây là 184,5 km².Huyện Gò Công Tây có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Bình (huyện lỵ) và 12 xã: Bình Nhì, Bình Phú, Bình Tân, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Long Bình, Long Vĩnh, Thành Công, Thạnh Nhựt, Thạnh Trị, Vĩnh Hựu, Yên Luông.

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang mới nhất năm 2024
bản đồ huyện Gò Công Tây

Ngoài ra, quý vị có thể tải file PDF các quyết định giá đất Tiền Giang trong đó có quy định chi tiết giá các loại đất của huyện Gò Công Tây tại đường link dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây

Vì bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây có nội dung khá dài nên chúng tôi đã chuyển riêng thành một bài viết khác. Quý vị có thể tham khảo bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây tại đây.

Bảng giá đất Tiền Giang

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây

Chương II

GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Điều 8. Giá đất ở nông thôn và đô thị trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện
  1. Huyện Gò Công Tây
  2. a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1:

Phụ lục 9.

  1. b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2:

Phụ lục 9.

  1. c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2:

Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không thuộc khu vực 1.

Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí.

– Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên.

– Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên.

– Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên.

– Vị trí 4: Đất vị trí còn lại.

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 2
1 350.000
2 265.000
3 210.000
4 160.000

PHỤ LỤC 9.

GIÁ ĐẤT Ở TẠI CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HUYỆN GÒ CÔNG TÂY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

  1. Bảng giá đất ở nông thôn tại vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính huyện Gò Công Tây
  2. Bảng giá đất ở tại các vị trí mặt tiền đường quốc lộ

Đơn vị tính: đồng/m2

Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Quốc lộ 50 Ranh xã Bình Phục Nhứt Đầu giao lộ đường Nguyễn Hữu Trí 1.700.000
Đầu giao lộ đường Nguyễn Hữu Trí Hết ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Thạnh Hưng – Đồng Thạnh 1.800.000
Ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Thạnh Hưng – Đồng Thạnh Hết ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Bình Cách – Yên Luông 1.600.000
Ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Bình Cách – Yên Luông Km 52+300 2.000.000
Km 52+300 Ranh thị xã Gò Công 2.000.000
b. Bảng giá đất ở tại vị trí mặt tiền đường tỉnh
STT Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Đường tỉnh 872 Km 02+150 (Trụ điện trung thế số 46) Đường vào bãi rác thị trấn 400.000
Đường vào bãi rác thị trấn Đường tổ 20, khu phố 1 750.000
Đường tổ 20, khu phố 1 Đường đan Hựu Phong (xã Vĩnh Hưu) 520.000
Đường đan Hựu Phong ( xã Vĩnh Hựu) Ranh (phía Nam) trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Bảy – Vĩnh Hựu 630.000
Ranh (phía Nam) trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Bảy – Vĩnh Hưu Ngã ba giao với Đường tỉnh 877 520.000
2 Đường tỉnh 872B Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Kênh cặp xóm ấp Long Bình – Yên Luông 750.000
Kênh cặp xóm ấp Long Bình – Yên Luông Đường cặp kênh Khẩn – Bình Tân 400.000
Đường cặp kênh Khẩn – Bình Tân Đường kênh Làng – Bình Tân 580.000
Đường kênh Làng – Bình Tân Cầu phà Tân Long sông Cửa Tiểu 520.000
3 Đường tỉnh 873 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Km 02+150 700.000
Đoạn còn lại 520.000
4 Đường tỉnh 877 (Theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Giáp ranh phường 5, thị xã Gò Công Đê Tây 630.000
Đê Tây Trụ điện trung thế số 88 480.000
Trụ điện trung thế số 88 Phòng khám khu vực Long Bình 630.000
Phòng khám khu vực Long Bình Đường huyện 16 920.000
Đường huyện 16 Cống Năm Đực 630.000
Cống Năm Đực Trường Tiểu học Nguyễn Thị Tốt 480.000
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Tốt Cống chùa Cả Chốt 520.000
Cống chùa Cả Chốt Giáp ranh xã Bình Ninh huyện Chợ Gạo 440.000
Đoạn còn lại (Đường tỉnh 877E cũ) 440.000
5 Đường tỉnh 879D Giáp ranh huyện Châu Thành, tỉnh Long An Giáp ranh huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 750.000
  1. Bảng giá đất ở tại vị trí mặt tiền đường huyện
STT Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Đường huyện 11 Đường tỉnh 877 Đường Xóm Thủ 3 430.000
Đường Xóm Thủ 3 Đường Giồng Nhỏ ấp Ninh Quới 400.000
Đường Giồng Nhỏ ấp Ninh Quới Hết ranh trường THCS-THPT Long Bình 430.000
Đoạn còn lại 400.000
2 Đường huyện 11B (Đường đê Đông ấp Hòa Thạnh) Đường tỉnh 877 (Xã Bình Tân) Đường huyện 11 (Xã Bình Tân) 400.000
3 Đường đê Tây ấp Thuận Trị (ĐH.11C cũ) (Theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đường tỉnh 877 (xã Bình Tân) Đường huyện 11 (Xã Bình Tân) 400.000
4 Đường huyện 12 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Kênh 3 Cư 460.000
Kênh 3 Cư Hết ranh Bãi rác Thạnh Nhựt 410.000
Hết ranh Bãi rác Thạnh Nhựt Cầu Bình đông-thanh Nhựt 460.000
5 Đường huyện 12B Giao lộ với Đường huyện 12 Đường Nguyễn Thị Bờ 400.000
Đường Nguyễn Thị Bờ Giao lộ với đường Nguyễn Hữu Trí 600.000
6 Đường huyện 12C (Đường Nam đê Xuân Hòa- Cầu Ngang) Đường huyện 15 (Xã Vĩnh Hựu) Đường giao thông nông thôn xã Thạnh Nhựt (đường cầu ván) 400.000
7 Đường huyện 12D (Đường Bắc đê Xuân Hòa- Cầu Ngang ) Rạch Vàm Giồng (Xã Thạnh Nhựt) Giáp ranh huyện Chợ Gạo (xã Thạnh Nhựt) 400.000
8 Đường huyện 13 Đường huyện 18 Đầu đường đan ra Xóm Ô 530.000
Đoạn còn lại 450.000
9 Đường huyện 13B (Đường trung tâm xã Bình Phú) Giao lộ với Đường huyện 13 Hết tuyến 400.000
10 Đường đê sông Tra (ĐH.13C cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Bến đò Ninh Đồng, ranh huyện Chợ Gạo (xã Đồng Sơn) Rạch lá 400.000
Rạch lá Cống số 4 430.000
Cống số 4 Cống rạch sâu, ranh thị xã Gò Công (Xã Bình Phú) 400.000
11 Đường đê Khương Thọ (ĐH.13D cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐH. 13C đê Sông Tra (xã Đồng Sơn) ĐH.13C đê Sông Tra (xã Đồng Sơn) 400.000
12 Đường đê Ninh Đồng A (ĐH.13E cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐH.13C đê sông tra (xã Đồng Sơn) ĐH. 13C đê Sông tra (xã Đồng Sơn) 400.000
13 Đường đê Rạch Tràm (DH.13F cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Cầu ông Trưởng, ranh huyện Chợ Gạo (xã Đồng Sơn) Đê Tây kênh Chợ gạo (xã Đồng Sơn) 400.000
14 Đường huyện 15 Giáp ranh xã Long Hòa, thị xã Gò Công Đường vào trường Mẫu giáo Yên Luông 580.000
Đường vào trường Mẫu giáo Yên Luông Ranh thị trấn Vĩnh Bình với xã Thạnh Trị 520.000
Giao lộ đường Trần Quốc Toản với đường E3 Ranh xã Vĩnh Hựu với TT Vĩnh Bình 520.000
Ranh xã Vĩnh Hựu với TT Vĩnh Bình Giao lộ Đường tỉnh 877 450.000
15 Đường huyện 15B (Đường vào phà Vàm Giồng) Giao lộ Đường huyện 15B với Đường tỉnh 877 Bến phà Vàm Giồng 450.000
16 Đường huyện 15C (Đường Ao Dương) Giao lộ Đường huyện 15C với Đường tỉnh 872 Giao lộ Đường huyện 15C với Đường huyện 15 (ngã ba Ao Dương) 450.000
17 Đường huyện 16 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Đường Thạnh Hòa Đông – Thanh Trị 430.000
Đường Thạnh Hòa Đông – Thạnh Trị Cầu Xóm Lá 400.000
Đoạn còn lại 920.000
18 Đường huyện 16C (Đường liên xã Vĩnh Hựu-Long Vĩnh) Toàn tuyến 410.000
19 Đường đê Long Hải-Thạnh Lợi (ĐH.17B cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐH.16 (xã Long Bình) ĐT.877 (xã Bình Tân) 400.000
20 Đường huyện 18 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Đường huyện 20 750.000
Đường huyện 20 Trụ điện trung thế số 87 460.000
Trụ điện trung thế số 87 Trụ điện trung thế số 121 980.000
Trụ điện trung thế số 121 Bến đò Đồng sơn 1.000.000
21 Đường huyện 19 (đường Lợi An cũ) Ngã ba giao với Đường tỉnh 877 Đường huyện 19B 450.000
Đoạn còn lại 400.000
22 Đường huyện 19B (Đường đê tả sông Cửa Tiểu) Giao lộ Đường huyện 19 (xã Bình Tân) Cống rạch Già (xã Bình Tân) 430.000
23 Đường huyện 20 (đường xã Bình Nhì) Toàn tuyến 450.000
d. Bảng giá đất ở tại các khu vực chợ nông thôn
STT Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Chợ Đồng Sơn Tiếp giáp giao lộ đường nội ô với Đường huyện 18 đến hết tuyến 1.600.000
Nội ô trong khu vực chợ 1.000.000
2 Chợ Long Bình Nội ô trong khu vực chợ 1.000.000
  1. Bảng giá đất ở đô thị tại vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông trong thị trấn Vĩnh Bình
  2. Bảng giá đất ở đô thị tại vị trí mặt tiền các đường phố trong thị trấn Vĩnh Bình
STT Đường phố Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Nguyễn Văn Côn Giao lộ Quốc lộ 50 Km 02+150 3.100.000
2 Phan Bội Châu Trọn đường 4.000.000
3 Phan Chu Trinh Trọn đường 4.000.000
4 Trần Quốc Toản Nguyễn Văn Côn Cô Giang 3.700.000
Cô Giang Cống Ba Ri 2.000.000
Cống Ba Ri Đầu đường E3 với ĐH. 15 1.300.000
Nguyễn Văn Côn Nguyễn Trung Trực 2.000.000
5 Đặng Khánh Tình Đầu cầu Nguyễn Văn Côn Lý Thành Bô 3.100.000
Lý Thành Bô Hết đường 1.700.000
Đầu cầu Nguyễn Văn Côn Cầu Sáu Biếu 1.500.000
Cầu Sáu Biếu Ranh xã Thạnh Trị 650.000
6 Võ Tánh (khu phố 4) Đầu cầu Nguyễn Văn Côn Cầu Sáu Biếu 1.300.000
Cầu Sáu Biếu Ranh xã Thanh Trị 650.000
7 Nguyễn Trung Trực Trọn đường 2.000.000
8 Cô Giang Trọn đường 2.000.000
9 Phan Thanh Giản Trọn đường 2.000.000
10 Nguyễn Thái Học Trọn đường 2.000.000
11 Trương Định Trọn đường 2.000.000
12 Phan Đình Phùng Trọn đường 2.000.000
13 Phạm Đăng Hưng Nguyễn Văn Côn Nguyễn Hữu Trí 2.000.000
14 Nguyễn Hữu Trí Trọn đường 1.200.000
15 Nguyễn Thìn Đường Nguyễn Thị Bờ Đường Nguyễn Hữu Trí 810.000
Đường Nguyễn Hữu Trí Đường tránh phía đông thị trấn Vĩnh Bình 920.000
Đường tránh phía đông thị trấn Vĩnh Bình Giáp ranh xã Thạnh Trị 810.000
16 Lý Thành Bô Trọn đường 2.000.000
17 Đằng Giao (Đường Trại giam) Trọn đường 1.000.000
18 Sư Thiện Chiếu (Đường Đình) Trọn đường 920.000
19 Đặng Vương Tá (Dọc sông Vàm Giồng) Trọn đường 810.000
20 Nguyễn Thị Bờ (Đường Công Điền) Trọn đường 810.000
21 Nguyễn Thị Bảy (Đường QLTT) Trọn đường 1.000.000
  1. Bảng giá đất ở tại các vị trí khác trong phạm vi thị trấn Vĩnh Bình
STT Tuyến đường Mức giá
1 Đất ở tại vị trí tiếp giáp đường E3 (đoạn từ Đường huyện 15 đến Trường THCS Nguyễn Văn Thiều) 450.000
2 Đất ở tại vị trí tiếp giáp đường còn lại tại Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 23/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong đó tại thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây là 30 tuyến; được xác định giá theo các tiêu chí kỹ thuật đường giao thông.
– Vị trí 1 370.000
– Vị trí 2 280.000
– Vị trí 3 220.000
– Vị trí 4 170.000

Phân loại xã và cách xác định giá đất Tiền Giang

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT TIỀN GIANG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Bảng giá các loại đất được sử dụng làm căn cứ để:

  1. a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
  2. b) Tính thuế sử dụng đất.
  3. c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
  4. d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  5. e) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
  6. g) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
  7. h) Tính các khoản nghĩa vụ tài chính đất đai khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
  8. Đối tượng áp dụng

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Căn cứ xây dựng Bảng giá các loại đất

  1. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
  2. a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
  3. b) Theo thời hạn sử dụng đất;
  4. c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
  5. d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
  6. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải căn cứ vào khung giá đất được quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ.
  7. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các xã có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Vùng đất, khu vực đất, vị trí đất và phân đoạn đất quy định trong bảng giá các loại đất:
  2. a) Vùng đất: Được xác định bao gồm các đơn vị hành chính cấp huyện có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng.
  3. b) Khu vực đất: Được xác định trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện theo mức độ phát triển kinh tế – xã hội các đơn vị hành chính cấp xã, điều kiện giao thông và thực tế giá đất chuyển nhượng.
  4. c) Vị trí đất: Được xác định trong phạm vi từng khu vực theo điều kiện giao thông đường bộ và đường thủy, thực tế giá đất chuyển nhượng.
  5. d) Phân đoạn đất: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền hay thửa đất tiếp giáp đường được xác định theo cự ly chiều dài vuông góc với cạnh tiếp giáp đường.
  6. Các loại đường bộ (gọi tắt là đường) quy định trong bảng giá các loại đất:
  7. a) Đường chính: Là các đường phố tại đô thị và đường giao thông chính tại nông thôn. Đường phố tại đô thị là đường đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này. Đường giao thông chính tại nông thôn là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương khác (đường nối, đường dẫn, tuyến tránh) thuộc khu vực 1 đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này.
  8. b) Đường hẻm (gọi tắt là hẻm): Là các đường giao với đường phố và không được quy định giá đất trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này.
  9. c) Đường nông thôn: Là các đường liên xã, xã, liên ấp, ấp và đường đê do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đường gom dân sinh cặp đường cao tốc và các tuyến đường tương đương khác, có lớp phủ bề mặt và độ rộng mặt đường nhất định.
  10. d) Đường nội bộ khu dân cư: Là các đường thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư được sử dụng vào mục đích công cộng do nhà nước quản lý.
  11. Đường nhựa, đường đan, đường bê tông, đường trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4); hẻm trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4) có độ rộng mặt đường tính theo đơn vị bằng mét (m) được quy định trong Quy định này: Là bề rộng của mặt đường được trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (không bao gồm lề đường).
  12. Khoảng cách đến đường chính: Là độ dài ngắn nhất tính theo đường giao thông bộ từ thửa đất đến đường phố tại đô thị hoặc đường giao thông chính tại nông thôn.
  13. Thửa đất mặt tiền: Là thửa đất liền cạnh với đường chính; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường chính; thửa đất tiếp giáp phần đất công thuộc hành lang lộ giới; các thửa đất liền khối với thửa đất mặt tiền.
  14. Thửa đất tiếp giáp đường hẻm: Là thửa đất liền cạnh với đường hẻm; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường hẻm; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường hẻm.
  15. Thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là thửa đất liền cạnh với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư.
  16. Thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là thửa đất liền cạnh với kênh, rạch, mương, sông, biển; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển.
  17. Thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất chợ nông thôn và không bị ngăn cách bởi tường bao chợ nông thôn; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.
  18. Thửa đất vị trí còn lại: Không phải là các thửa đất được quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 của Quy định này.
  19. Thửa đất liền kề: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất cần định giá.
  20. Thửa đất liền khối: Là các thửa đất liền kề với nhau của cùng một chủ sử dụng đất. Chủ sử dụng đất: Là người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình.
  21. Đất vị trí mặt tiền: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền.
  22. Đất vị trí hẻm: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường hẻm.
  23. Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư.
  24. Đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển.
  25. Đất vị trí tiếp giáp chợ nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.
  26. Đất vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.
  27. Đất liền kề: Là đất thuộc thửa đất liền kề.
  28. Đất liền khối: Là đất thuộc thửa đất liền khối.
  29. Giá đất tương ứng: Là giá của đất có cùng vị trí tương ứng với đất thuộc thửa đất cần định giá.
  30. Giá đất tối thiểu của một loại đất cụ thể tại nông thôn và đô thị: Là mức giá thấp nhất của đất thuộc thửa đất vị trí còn lại có mục đích sử dụng tương ứng tại nông thôn và đô thị.

Điều 4. Nguyên tắc phân vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất để xác định giá đất

  1. Đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất nông nghiệp khác: Giá đất được quy định phân biệt theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất.

  1. a) Vùng đất: Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, phân thành các vùng đất căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng tại các đơn vị hành chính cấp huyện.
  2. b) Khu vực đất: Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện phân thành các khu vực đất. Khu vực 1 có mức độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện giao thông thuận lợi nhất và thực tế có giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất; khu vực 2, khu vực 3 và khu vực 4 có mức độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện giao thông và giá đất chuyển nhượng thấp hơn.

Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương; đất trong phạm vi các đô thị.

Các khu vực tiếp theo bao gồm đất thuộc các xã không thuộc khu vực 1 có sự tương đồng về phát triển kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng.

  1. c) Vị trí đất: Vị trí của đất nông nghiệp trong từng khu vực được xác định căn cứ vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ và đường thủy như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền và cấp quản lý kênh, rạch, mương, sông, biển. Có 4 loại vị trí đất nông nghiệp:

– Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính.

– Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý; đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.

– Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm.

– Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.

Đối với mỗi loại vị trí đất xác định các vị trí thứ bậc bắt đầu từ vị trí thứ 1 theo nguyên tắc sau:

Vị trí 1 áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông thuận lợi nhất cho việc sản xuất nông nghiệp, có mức giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất. Các vị trí tiếp theo thứ tự từ vị trí thứ 2 trở đi áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý ít thuận lợi hơn cho việc sản xuất nông nghiệp, ứng với các mức giá thấp hơn.

  1. d) Phân đoạn đất: Phân đoạn đất áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất nông nghiệp.
  2. Đất ở tại nông thôn và đô thị
  3. a) Vùng đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn tỉnh phân thành các vùng đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm a khoản 1 Điều này.
  4. b) Khu vực đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc các vùng đất phân thành các khu vực đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm b khoản 1 Điều này.
  5. c) Vị trí đất: Vị trí của đất ở trong từng khu vực được xác định căn cứ vào vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền.

– Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính.

– Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất thuộc thửa đất tiếp giáp với chợ nông thôn.

– Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm.

– Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.

  1. d) Phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất ở.
  2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở)

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được phân theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất tương tự như đối với đất ở tại nông thôn và đô thị tại khoản 2 Điều này.

Điều 5. Cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

  1. Cách xác định vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
  2. a) Phân vùng các loại đất:

Tỉnh Tiền Giang được phân thành 5 vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp với các đơn vị hành chính cấp huyện cụ thể như sau:

Vùng 1: Thành phố Mỹ Tho.

Vùng 2: Thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy.

Vùng 3: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.

Vùng 4: Huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông.

Vùng 5: Huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông.

  1. b) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vùng đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của 5 vùng đất quy định trong bảng sau:

Vùng Hệ số
1 1,00
2 0,95
3 0,90
4 0,85
5 0,80
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được xác định cụ thể như sau:

  1. a) Khu vực 1: Đất vị trí mặt tiền các đường giao thông chính tại nông thôn và các đường phố tại đô thị; đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí:

– Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ và các tuyến đường tương đương với quốc lộ tại nông thôn, đường phố tại đô thị.

– Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh và các tuyến đường tương đương với đường tỉnh tại nông thôn.

– Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông tại nông thôn.

– Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải đá cấp phối tại nông thôn; đất vị trí hẻm tại đô thị.

– Vị trí 5: Đất vị trí còn lại tại đô thị.

  1. b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Đất vị trí ấp tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng, không thuộc khu vực 1. Các khu vực này chia thành 4 vị trí:

– Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên.

– Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý.

– Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý.

– Vị trí 4: Đất vị trí còn lại tại nông thôn.

  1. c) Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực quy định trong bảng sau:

Khu vực Hệ số
1 1,00
2 0,55
3 0,50
4 0,45
  1. d) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 1 quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,80
3 0,70
4 0,60
5 0,50

Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,80
3 0,70
4 0,60
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn

Đất ở tại nông thôn bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính, đất vị trí ấp và đất vị trí còn lại tại nông thôn.

Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn được xác định cụ thể như sau:

  1. a) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính tại nông thôn được phân thành các loại đường theo cấp quản lý là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.

Giá đất được xác định cho từng đoạn đường của các tuyến đường giao thông cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

  1. b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Bao gồm đất vị trí ấp tại nông thôn tiếp giáp với các tuyến đường nông thôn cấp xã quản lý, tiếp giáp chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế – xã hội và các tuyến đường nông thôn còn lại.

Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường và chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế – xã hội: Giá đất được xác định cho từng đoạn đường cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất vị trí còn lại tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự phát triển tương đồng về mặt kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng: Giá đất được xác định cho từng vị trí phân cấp thứ bậc tương tự như đối với đất nông nghiệp, ngoại trừ trường hợp đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý.

  1. c) Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo:

Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,75
3 0,60
4 0,45
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại đô thị
  2. a) Phân loại đô thị: thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy là đô thị loại III, các thị trấn là đô thị loại V.

Đất ở tại đô thị bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và đất vị trí còn lại tại đô thị; đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã).

Trong phạm vi đơn vị hành chính cấp phường, thị trấn của các loại đô thị xác định 2 khu vực và trong mỗi khu vực chia thành các vị trí cụ thể.

  1. b) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị được phân thành các loại đường theo kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông và mức độ phát triển kinh tế – xã hội của các tuyến đường phố tại đô thị.

Đất ở tại vị trí mặt tiền các tuyến đường phố được quy định đơn giá đất ứng với từng đoạn đường của các tuyến đường phố này cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

Đất ở tại vị trí hẻm của các tuyến đường phố được xác định giá căn cứ vào hệ số giá của hẻm phụ thuộc vào bề rộng và phân đoạn hẻm, cụ thể như sau:

– Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 4m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 35% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 150m đến 200m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 200m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 150m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm có bề rộng nhỏ hơn 2m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm trải nhựa, đan, bê tông: tính bằng 100% đơn giá đất ở trong hẻm.

– Hẻm còn lại khác (không trải nhựa, đan, bê tông): tính bằng 80% so với mức giá của hẻm trải nhựa, lót đan hoặc tráng bê tông của loại hẻm có cùng bề rộng mặt đường.

– Mức giá đất ở vị trí hẻm tối thiểu không thấp hơn mức giá đất ở thấp nhất tại đô thị tương ứng.

  1. b) Khu vực 2: Bao gồm đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã). Khu vực này chia thành 4 vị trí tương tự như đối với đất ở tại nông thôn.
  2. Cách phân đoạn đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
  3. a) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền các tuyến đường chính tại nông thôn và đô thị được phân đoạn như sau:

– Phân đoạn 1: Đất nông nghiệp thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m.

– Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn.

  1. b) Đất nông nghiệp vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly.
  2. c) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn:

– Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

  1. d) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị:

– Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

  1. e) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý.
  2. g) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý.
  3. Cách phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị
  4. a) Đất ở vị trí mặt tiền các tuyến đường chính, vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn có quy định giá đất trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này tại nông thôn và đô thị được phân đoạn cụ thể như sau:

– Phân đoạn 1: Đất ở thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính, thửa đất tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m.

– Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn.

  1. b) Đất ở vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly.
  2. c) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn:

– Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

  1. d) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị:

– Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

  1. e) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.
  2. g) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Tiền Giang.

Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:

  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tính thuế sử dụng đất;
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.

VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?

VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m. Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.

Bảng giá đất Tiền Giang

Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Tiền Giang

Kết luận về bảng giá đất Gò Công Tây Tiền Giang

Bảng giá đất của Tiền Giang được căn cứ theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Tiền Giang tại liên kết dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang

Nội dung bảng giá đất huyện Gò Công Tây trên đây cũng là nội dung về bảng giá đất các xã, phường, thị trấn của Gò Công Tây - Tiền Giang: bảng giá đất Thị trấn Vĩnh Bình, bảng giá đất Xã Bình Nhì, bảng giá đất Xã Bình Phú, bảng giá đất Xã Bình Tân, bảng giá đất Xã Đồng Sơn, bảng giá đất Xã Đồng Thạnh, bảng giá đất Xã Long Bình, bảng giá đất Xã Long Vĩnh, bảng giá đất Xã Thành Công, bảng giá đất Xã Thạnh Nhựt, bảng giá đất Xã Thạnh Trị, bảng giá đất Xã Vĩnh Hựu, bảng giá đất Xã Yên Luông.

Trả lời

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang mới nhất năm 2024

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đền bù đất đai huyện Gò Công Tây. Bảng giá đất huyện Gò Công Tây dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện Gò Công Tây Tiền Giang. Chẳng hạn như giá đền bù đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây Tiền Giang hay là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gò Công Tây Tiền Giang.

Căn cứ Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Gò Công Tây. Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất của huyện Gò Công Tây mới nhất hiện nay thì hãy xem trong bài viết này.

Bên cạnh đó, Quý vị có thể xem bảng giá đất Tỉnh Tiền Giang tại đây. Nếu bạn muốn xem quy định chi tiết về Vị trí, phân loại đất của huyện Gò Công Tây tại đây.

Thông tin về huyện Gò Công Tây

Gò Công Tây là một huyện của Tiền Giang, theo kết quả điều tra dân số năm 2019, huyện Gò Công Tây có dân số khoảng 127.132 người (mật độ dân số khoảng 689 người/1km²). Diện tích của huyện Gò Công Tây là 184,5 km².Huyện Gò Công Tây có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Bình (huyện lỵ) và 12 xã: Bình Nhì, Bình Phú, Bình Tân, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Long Bình, Long Vĩnh, Thành Công, Thạnh Nhựt, Thạnh Trị, Vĩnh Hựu, Yên Luông.

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang mới nhất năm 2024
bản đồ huyện Gò Công Tây

Ngoài ra, quý vị có thể tải file PDF các quyết định giá đất Tiền Giang trong đó có quy định chi tiết giá các loại đất của huyện Gò Công Tây tại đường link dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây

Vì bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây có nội dung khá dài nên chúng tôi đã chuyển riêng thành một bài viết khác. Quý vị có thể tham khảo bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây tại đây.

Bảng giá đất Tiền Giang

Bảng giá đất nông nghiệp huyện Gò Công Tây

Bảng giá đất huyện Gò Công Tây

Chương II

GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Điều 8. Giá đất ở nông thôn và đô thị trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện
  1. Huyện Gò Công Tây
  2. a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1:

Phụ lục 9.

  1. b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2:

Phụ lục 9.

  1. c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2:

Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không thuộc khu vực 1.

Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí.

– Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên.

– Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên.

– Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên.

– Vị trí 4: Đất vị trí còn lại.

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí Khu vực 2
1 350.000
2 265.000
3 210.000
4 160.000

PHỤ LỤC 9.

GIÁ ĐẤT Ở TẠI CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HUYỆN GÒ CÔNG TÂY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

  1. Bảng giá đất ở nông thôn tại vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính huyện Gò Công Tây
  2. Bảng giá đất ở tại các vị trí mặt tiền đường quốc lộ

Đơn vị tính: đồng/m2

Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Quốc lộ 50 Ranh xã Bình Phục Nhứt Đầu giao lộ đường Nguyễn Hữu Trí 1.700.000
Đầu giao lộ đường Nguyễn Hữu Trí Hết ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Thạnh Hưng – Đồng Thạnh 1.800.000
Ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Thạnh Hưng – Đồng Thạnh Hết ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Bình Cách – Yên Luông 1.600.000
Ranh phía Đông nhà văn hóa ấp Bình Cách – Yên Luông Km 52+300 2.000.000
Km 52+300 Ranh thị xã Gò Công 2.000.000
b. Bảng giá đất ở tại vị trí mặt tiền đường tỉnh
STT Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Đường tỉnh 872 Km 02+150 (Trụ điện trung thế số 46) Đường vào bãi rác thị trấn 400.000
Đường vào bãi rác thị trấn Đường tổ 20, khu phố 1 750.000
Đường tổ 20, khu phố 1 Đường đan Hựu Phong (xã Vĩnh Hưu) 520.000
Đường đan Hựu Phong ( xã Vĩnh Hựu) Ranh (phía Nam) trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Bảy – Vĩnh Hựu 630.000
Ranh (phía Nam) trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Bảy – Vĩnh Hưu Ngã ba giao với Đường tỉnh 877 520.000
2 Đường tỉnh 872B Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Kênh cặp xóm ấp Long Bình – Yên Luông 750.000
Kênh cặp xóm ấp Long Bình – Yên Luông Đường cặp kênh Khẩn – Bình Tân 400.000
Đường cặp kênh Khẩn – Bình Tân Đường kênh Làng – Bình Tân 580.000
Đường kênh Làng – Bình Tân Cầu phà Tân Long sông Cửa Tiểu 520.000
3 Đường tỉnh 873 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Km 02+150 700.000
Đoạn còn lại 520.000
4 Đường tỉnh 877 (Theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Giáp ranh phường 5, thị xã Gò Công Đê Tây 630.000
Đê Tây Trụ điện trung thế số 88 480.000
Trụ điện trung thế số 88 Phòng khám khu vực Long Bình 630.000
Phòng khám khu vực Long Bình Đường huyện 16 920.000
Đường huyện 16 Cống Năm Đực 630.000
Cống Năm Đực Trường Tiểu học Nguyễn Thị Tốt 480.000
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Tốt Cống chùa Cả Chốt 520.000
Cống chùa Cả Chốt Giáp ranh xã Bình Ninh huyện Chợ Gạo 440.000
Đoạn còn lại (Đường tỉnh 877E cũ) 440.000
5 Đường tỉnh 879D Giáp ranh huyện Châu Thành, tỉnh Long An Giáp ranh huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 750.000
  1. Bảng giá đất ở tại vị trí mặt tiền đường huyện
STT Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Đường huyện 11 Đường tỉnh 877 Đường Xóm Thủ 3 430.000
Đường Xóm Thủ 3 Đường Giồng Nhỏ ấp Ninh Quới 400.000
Đường Giồng Nhỏ ấp Ninh Quới Hết ranh trường THCS-THPT Long Bình 430.000
Đoạn còn lại 400.000
2 Đường huyện 11B (Đường đê Đông ấp Hòa Thạnh) Đường tỉnh 877 (Xã Bình Tân) Đường huyện 11 (Xã Bình Tân) 400.000
3 Đường đê Tây ấp Thuận Trị (ĐH.11C cũ) (Theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đường tỉnh 877 (xã Bình Tân) Đường huyện 11 (Xã Bình Tân) 400.000
4 Đường huyện 12 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Kênh 3 Cư 460.000
Kênh 3 Cư Hết ranh Bãi rác Thạnh Nhựt 410.000
Hết ranh Bãi rác Thạnh Nhựt Cầu Bình đông-thanh Nhựt 460.000
5 Đường huyện 12B Giao lộ với Đường huyện 12 Đường Nguyễn Thị Bờ 400.000
Đường Nguyễn Thị Bờ Giao lộ với đường Nguyễn Hữu Trí 600.000
6 Đường huyện 12C (Đường Nam đê Xuân Hòa- Cầu Ngang) Đường huyện 15 (Xã Vĩnh Hựu) Đường giao thông nông thôn xã Thạnh Nhựt (đường cầu ván) 400.000
7 Đường huyện 12D (Đường Bắc đê Xuân Hòa- Cầu Ngang ) Rạch Vàm Giồng (Xã Thạnh Nhựt) Giáp ranh huyện Chợ Gạo (xã Thạnh Nhựt) 400.000
8 Đường huyện 13 Đường huyện 18 Đầu đường đan ra Xóm Ô 530.000
Đoạn còn lại 450.000
9 Đường huyện 13B (Đường trung tâm xã Bình Phú) Giao lộ với Đường huyện 13 Hết tuyến 400.000
10 Đường đê sông Tra (ĐH.13C cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Bến đò Ninh Đồng, ranh huyện Chợ Gạo (xã Đồng Sơn) Rạch lá 400.000
Rạch lá Cống số 4 430.000
Cống số 4 Cống rạch sâu, ranh thị xã Gò Công (Xã Bình Phú) 400.000
11 Đường đê Khương Thọ (ĐH.13D cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐH. 13C đê Sông Tra (xã Đồng Sơn) ĐH.13C đê Sông Tra (xã Đồng Sơn) 400.000
12 Đường đê Ninh Đồng A (ĐH.13E cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐH.13C đê sông tra (xã Đồng Sơn) ĐH. 13C đê Sông tra (xã Đồng Sơn) 400.000
13 Đường đê Rạch Tràm (DH.13F cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ- UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Cầu ông Trưởng, ranh huyện Chợ Gạo (xã Đồng Sơn) Đê Tây kênh Chợ gạo (xã Đồng Sơn) 400.000
14 Đường huyện 15 Giáp ranh xã Long Hòa, thị xã Gò Công Đường vào trường Mẫu giáo Yên Luông 580.000
Đường vào trường Mẫu giáo Yên Luông Ranh thị trấn Vĩnh Bình với xã Thạnh Trị 520.000
Giao lộ đường Trần Quốc Toản với đường E3 Ranh xã Vĩnh Hựu với TT Vĩnh Bình 520.000
Ranh xã Vĩnh Hựu với TT Vĩnh Bình Giao lộ Đường tỉnh 877 450.000
15 Đường huyện 15B (Đường vào phà Vàm Giồng) Giao lộ Đường huyện 15B với Đường tỉnh 877 Bến phà Vàm Giồng 450.000
16 Đường huyện 15C (Đường Ao Dương) Giao lộ Đường huyện 15C với Đường tỉnh 872 Giao lộ Đường huyện 15C với Đường huyện 15 (ngã ba Ao Dương) 450.000
17 Đường huyện 16 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Đường Thạnh Hòa Đông – Thanh Trị 430.000
Đường Thạnh Hòa Đông – Thạnh Trị Cầu Xóm Lá 400.000
Đoạn còn lại 920.000
18 Đường huyện 16C (Đường liên xã Vĩnh Hựu-Long Vĩnh) Toàn tuyến 410.000
19 Đường đê Long Hải-Thạnh Lợi (ĐH.17B cũ)(Theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐH.16 (xã Long Bình) ĐT.877 (xã Bình Tân) 400.000
20 Đường huyện 18 Ngã ba giao với Quốc lộ 50 Đường huyện 20 750.000
Đường huyện 20 Trụ điện trung thế số 87 460.000
Trụ điện trung thế số 87 Trụ điện trung thế số 121 980.000
Trụ điện trung thế số 121 Bến đò Đồng sơn 1.000.000
21 Đường huyện 19 (đường Lợi An cũ) Ngã ba giao với Đường tỉnh 877 Đường huyện 19B 450.000
Đoạn còn lại 400.000
22 Đường huyện 19B (Đường đê tả sông Cửa Tiểu) Giao lộ Đường huyện 19 (xã Bình Tân) Cống rạch Già (xã Bình Tân) 430.000
23 Đường huyện 20 (đường xã Bình Nhì) Toàn tuyến 450.000
d. Bảng giá đất ở tại các khu vực chợ nông thôn
STT Tuyến đường Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Chợ Đồng Sơn Tiếp giáp giao lộ đường nội ô với Đường huyện 18 đến hết tuyến 1.600.000
Nội ô trong khu vực chợ 1.000.000
2 Chợ Long Bình Nội ô trong khu vực chợ 1.000.000
  1. Bảng giá đất ở đô thị tại vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông trong thị trấn Vĩnh Bình
  2. Bảng giá đất ở đô thị tại vị trí mặt tiền các đường phố trong thị trấn Vĩnh Bình
STT Đường phố Đoạn đường Mức giá
Từ Đến
1 Nguyễn Văn Côn Giao lộ Quốc lộ 50 Km 02+150 3.100.000
2 Phan Bội Châu Trọn đường 4.000.000
3 Phan Chu Trinh Trọn đường 4.000.000
4 Trần Quốc Toản Nguyễn Văn Côn Cô Giang 3.700.000
Cô Giang Cống Ba Ri 2.000.000
Cống Ba Ri Đầu đường E3 với ĐH. 15 1.300.000
Nguyễn Văn Côn Nguyễn Trung Trực 2.000.000
5 Đặng Khánh Tình Đầu cầu Nguyễn Văn Côn Lý Thành Bô 3.100.000
Lý Thành Bô Hết đường 1.700.000
Đầu cầu Nguyễn Văn Côn Cầu Sáu Biếu 1.500.000
Cầu Sáu Biếu Ranh xã Thạnh Trị 650.000
6 Võ Tánh (khu phố 4) Đầu cầu Nguyễn Văn Côn Cầu Sáu Biếu 1.300.000
Cầu Sáu Biếu Ranh xã Thanh Trị 650.000
7 Nguyễn Trung Trực Trọn đường 2.000.000
8 Cô Giang Trọn đường 2.000.000
9 Phan Thanh Giản Trọn đường 2.000.000
10 Nguyễn Thái Học Trọn đường 2.000.000
11 Trương Định Trọn đường 2.000.000
12 Phan Đình Phùng Trọn đường 2.000.000
13 Phạm Đăng Hưng Nguyễn Văn Côn Nguyễn Hữu Trí 2.000.000
14 Nguyễn Hữu Trí Trọn đường 1.200.000
15 Nguyễn Thìn Đường Nguyễn Thị Bờ Đường Nguyễn Hữu Trí 810.000
Đường Nguyễn Hữu Trí Đường tránh phía đông thị trấn Vĩnh Bình 920.000
Đường tránh phía đông thị trấn Vĩnh Bình Giáp ranh xã Thạnh Trị 810.000
16 Lý Thành Bô Trọn đường 2.000.000
17 Đằng Giao (Đường Trại giam) Trọn đường 1.000.000
18 Sư Thiện Chiếu (Đường Đình) Trọn đường 920.000
19 Đặng Vương Tá (Dọc sông Vàm Giồng) Trọn đường 810.000
20 Nguyễn Thị Bờ (Đường Công Điền) Trọn đường 810.000
21 Nguyễn Thị Bảy (Đường QLTT) Trọn đường 1.000.000
  1. Bảng giá đất ở tại các vị trí khác trong phạm vi thị trấn Vĩnh Bình
STT Tuyến đường Mức giá
1 Đất ở tại vị trí tiếp giáp đường E3 (đoạn từ Đường huyện 15 đến Trường THCS Nguyễn Văn Thiều) 450.000
2 Đất ở tại vị trí tiếp giáp đường còn lại tại Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 23/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong đó tại thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây là 30 tuyến; được xác định giá theo các tiêu chí kỹ thuật đường giao thông.
– Vị trí 1 370.000
– Vị trí 2 280.000
– Vị trí 3 220.000
– Vị trí 4 170.000

Phân loại xã và cách xác định giá đất Tiền Giang

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT TIỀN GIANG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Bảng giá các loại đất được sử dụng làm căn cứ để:

  1. a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
  2. b) Tính thuế sử dụng đất.
  3. c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
  4. d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  5. e) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
  6. g) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
  7. h) Tính các khoản nghĩa vụ tài chính đất đai khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
  8. Đối tượng áp dụng

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Căn cứ xây dựng Bảng giá các loại đất

  1. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
  2. a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
  3. b) Theo thời hạn sử dụng đất;
  4. c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
  5. d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
  6. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải căn cứ vào khung giá đất được quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ.
  7. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các xã có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Vùng đất, khu vực đất, vị trí đất và phân đoạn đất quy định trong bảng giá các loại đất:
  2. a) Vùng đất: Được xác định bao gồm các đơn vị hành chính cấp huyện có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng.
  3. b) Khu vực đất: Được xác định trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện theo mức độ phát triển kinh tế – xã hội các đơn vị hành chính cấp xã, điều kiện giao thông và thực tế giá đất chuyển nhượng.
  4. c) Vị trí đất: Được xác định trong phạm vi từng khu vực theo điều kiện giao thông đường bộ và đường thủy, thực tế giá đất chuyển nhượng.
  5. d) Phân đoạn đất: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền hay thửa đất tiếp giáp đường được xác định theo cự ly chiều dài vuông góc với cạnh tiếp giáp đường.
  6. Các loại đường bộ (gọi tắt là đường) quy định trong bảng giá các loại đất:
  7. a) Đường chính: Là các đường phố tại đô thị và đường giao thông chính tại nông thôn. Đường phố tại đô thị là đường đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này. Đường giao thông chính tại nông thôn là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương khác (đường nối, đường dẫn, tuyến tránh) thuộc khu vực 1 đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này.
  8. b) Đường hẻm (gọi tắt là hẻm): Là các đường giao với đường phố và không được quy định giá đất trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này.
  9. c) Đường nông thôn: Là các đường liên xã, xã, liên ấp, ấp và đường đê do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đường gom dân sinh cặp đường cao tốc và các tuyến đường tương đương khác, có lớp phủ bề mặt và độ rộng mặt đường nhất định.
  10. d) Đường nội bộ khu dân cư: Là các đường thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư được sử dụng vào mục đích công cộng do nhà nước quản lý.
  11. Đường nhựa, đường đan, đường bê tông, đường trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4); hẻm trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4) có độ rộng mặt đường tính theo đơn vị bằng mét (m) được quy định trong Quy định này: Là bề rộng của mặt đường được trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (không bao gồm lề đường).
  12. Khoảng cách đến đường chính: Là độ dài ngắn nhất tính theo đường giao thông bộ từ thửa đất đến đường phố tại đô thị hoặc đường giao thông chính tại nông thôn.
  13. Thửa đất mặt tiền: Là thửa đất liền cạnh với đường chính; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường chính; thửa đất tiếp giáp phần đất công thuộc hành lang lộ giới; các thửa đất liền khối với thửa đất mặt tiền.
  14. Thửa đất tiếp giáp đường hẻm: Là thửa đất liền cạnh với đường hẻm; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường hẻm; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường hẻm.
  15. Thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là thửa đất liền cạnh với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư.
  16. Thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là thửa đất liền cạnh với kênh, rạch, mương, sông, biển; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển.
  17. Thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất chợ nông thôn và không bị ngăn cách bởi tường bao chợ nông thôn; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.
  18. Thửa đất vị trí còn lại: Không phải là các thửa đất được quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 của Quy định này.
  19. Thửa đất liền kề: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất cần định giá.
  20. Thửa đất liền khối: Là các thửa đất liền kề với nhau của cùng một chủ sử dụng đất. Chủ sử dụng đất: Là người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình.
  21. Đất vị trí mặt tiền: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền.
  22. Đất vị trí hẻm: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường hẻm.
  23. Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư.
  24. Đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển.
  25. Đất vị trí tiếp giáp chợ nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.
  26. Đất vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.
  27. Đất liền kề: Là đất thuộc thửa đất liền kề.
  28. Đất liền khối: Là đất thuộc thửa đất liền khối.
  29. Giá đất tương ứng: Là giá của đất có cùng vị trí tương ứng với đất thuộc thửa đất cần định giá.
  30. Giá đất tối thiểu của một loại đất cụ thể tại nông thôn và đô thị: Là mức giá thấp nhất của đất thuộc thửa đất vị trí còn lại có mục đích sử dụng tương ứng tại nông thôn và đô thị.

Điều 4. Nguyên tắc phân vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất để xác định giá đất

  1. Đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất nông nghiệp khác: Giá đất được quy định phân biệt theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất.

  1. a) Vùng đất: Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, phân thành các vùng đất căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng tại các đơn vị hành chính cấp huyện.
  2. b) Khu vực đất: Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện phân thành các khu vực đất. Khu vực 1 có mức độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện giao thông thuận lợi nhất và thực tế có giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất; khu vực 2, khu vực 3 và khu vực 4 có mức độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện giao thông và giá đất chuyển nhượng thấp hơn.

Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương; đất trong phạm vi các đô thị.

Các khu vực tiếp theo bao gồm đất thuộc các xã không thuộc khu vực 1 có sự tương đồng về phát triển kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng.

  1. c) Vị trí đất: Vị trí của đất nông nghiệp trong từng khu vực được xác định căn cứ vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ và đường thủy như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền và cấp quản lý kênh, rạch, mương, sông, biển. Có 4 loại vị trí đất nông nghiệp:

– Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính.

– Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý; đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.

– Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm.

– Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.

Đối với mỗi loại vị trí đất xác định các vị trí thứ bậc bắt đầu từ vị trí thứ 1 theo nguyên tắc sau:

Vị trí 1 áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông thuận lợi nhất cho việc sản xuất nông nghiệp, có mức giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất. Các vị trí tiếp theo thứ tự từ vị trí thứ 2 trở đi áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý ít thuận lợi hơn cho việc sản xuất nông nghiệp, ứng với các mức giá thấp hơn.

  1. d) Phân đoạn đất: Phân đoạn đất áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất nông nghiệp.
  2. Đất ở tại nông thôn và đô thị
  3. a) Vùng đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn tỉnh phân thành các vùng đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm a khoản 1 Điều này.
  4. b) Khu vực đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc các vùng đất phân thành các khu vực đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm b khoản 1 Điều này.
  5. c) Vị trí đất: Vị trí của đất ở trong từng khu vực được xác định căn cứ vào vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền.

– Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính.

– Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất thuộc thửa đất tiếp giáp với chợ nông thôn.

– Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm.

– Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.

  1. d) Phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất ở.
  2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở)

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được phân theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất tương tự như đối với đất ở tại nông thôn và đô thị tại khoản 2 Điều này.

Điều 5. Cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

  1. Cách xác định vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
  2. a) Phân vùng các loại đất:

Tỉnh Tiền Giang được phân thành 5 vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp với các đơn vị hành chính cấp huyện cụ thể như sau:

Vùng 1: Thành phố Mỹ Tho.

Vùng 2: Thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy.

Vùng 3: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.

Vùng 4: Huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông.

Vùng 5: Huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông.

  1. b) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vùng đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của 5 vùng đất quy định trong bảng sau:

Vùng Hệ số
1 1,00
2 0,95
3 0,90
4 0,85
5 0,80
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được xác định cụ thể như sau:

  1. a) Khu vực 1: Đất vị trí mặt tiền các đường giao thông chính tại nông thôn và các đường phố tại đô thị; đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí:

– Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ và các tuyến đường tương đương với quốc lộ tại nông thôn, đường phố tại đô thị.

– Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh và các tuyến đường tương đương với đường tỉnh tại nông thôn.

– Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông tại nông thôn.

– Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải đá cấp phối tại nông thôn; đất vị trí hẻm tại đô thị.

– Vị trí 5: Đất vị trí còn lại tại đô thị.

  1. b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Đất vị trí ấp tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng, không thuộc khu vực 1. Các khu vực này chia thành 4 vị trí:

– Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên.

– Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý.

– Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý.

– Vị trí 4: Đất vị trí còn lại tại nông thôn.

  1. c) Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực quy định trong bảng sau:

Khu vực Hệ số
1 1,00
2 0,55
3 0,50
4 0,45
  1. d) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 1 quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,80
3 0,70
4 0,60
5 0,50

Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,80
3 0,70
4 0,60
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn

Đất ở tại nông thôn bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính, đất vị trí ấp và đất vị trí còn lại tại nông thôn.

Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn được xác định cụ thể như sau:

  1. a) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính tại nông thôn được phân thành các loại đường theo cấp quản lý là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.

Giá đất được xác định cho từng đoạn đường của các tuyến đường giao thông cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

  1. b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Bao gồm đất vị trí ấp tại nông thôn tiếp giáp với các tuyến đường nông thôn cấp xã quản lý, tiếp giáp chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế – xã hội và các tuyến đường nông thôn còn lại.

Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường và chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế – xã hội: Giá đất được xác định cho từng đoạn đường cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất vị trí còn lại tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự phát triển tương đồng về mặt kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng: Giá đất được xác định cho từng vị trí phân cấp thứ bậc tương tự như đối với đất nông nghiệp, ngoại trừ trường hợp đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý.

  1. c) Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo:

Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,75
3 0,60
4 0,45
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại đô thị
  2. a) Phân loại đô thị: thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy là đô thị loại III, các thị trấn là đô thị loại V.

Đất ở tại đô thị bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và đất vị trí còn lại tại đô thị; đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã).

Trong phạm vi đơn vị hành chính cấp phường, thị trấn của các loại đô thị xác định 2 khu vực và trong mỗi khu vực chia thành các vị trí cụ thể.

  1. b) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị được phân thành các loại đường theo kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông và mức độ phát triển kinh tế – xã hội của các tuyến đường phố tại đô thị.

Đất ở tại vị trí mặt tiền các tuyến đường phố được quy định đơn giá đất ứng với từng đoạn đường của các tuyến đường phố này cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

Đất ở tại vị trí hẻm của các tuyến đường phố được xác định giá căn cứ vào hệ số giá của hẻm phụ thuộc vào bề rộng và phân đoạn hẻm, cụ thể như sau:

– Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 4m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 35% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 150m đến 200m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 200m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 150m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm có bề rộng nhỏ hơn 2m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm trải nhựa, đan, bê tông: tính bằng 100% đơn giá đất ở trong hẻm.

– Hẻm còn lại khác (không trải nhựa, đan, bê tông): tính bằng 80% so với mức giá của hẻm trải nhựa, lót đan hoặc tráng bê tông của loại hẻm có cùng bề rộng mặt đường.

– Mức giá đất ở vị trí hẻm tối thiểu không thấp hơn mức giá đất ở thấp nhất tại đô thị tương ứng.

  1. b) Khu vực 2: Bao gồm đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã). Khu vực này chia thành 4 vị trí tương tự như đối với đất ở tại nông thôn.
  2. Cách phân đoạn đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
  3. a) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền các tuyến đường chính tại nông thôn và đô thị được phân đoạn như sau:

– Phân đoạn 1: Đất nông nghiệp thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m.

– Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn.

  1. b) Đất nông nghiệp vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly.
  2. c) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn:

– Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

  1. d) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị:

– Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

  1. e) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý.
  2. g) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý.
  3. Cách phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị
  4. a) Đất ở vị trí mặt tiền các tuyến đường chính, vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn có quy định giá đất trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này tại nông thôn và đô thị được phân đoạn cụ thể như sau:

– Phân đoạn 1: Đất ở thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính, thửa đất tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m.

– Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn.

  1. b) Đất ở vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly.
  2. c) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn:

– Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

  1. d) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị:

– Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

  1. e) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.
  2. g) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Tiền Giang.

Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:

  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tính thuế sử dụng đất;
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.

VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?

VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m. Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.

Bảng giá đất Tiền Giang

Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Tiền Giang

Kết luận về bảng giá đất Gò Công Tây Tiền Giang

Bảng giá đất của Tiền Giang được căn cứ theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Tiền Giang tại liên kết dưới đây:

tải bảng giá đất huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang

Nội dung bảng giá đất huyện Gò Công Tây trên đây cũng là nội dung về bảng giá đất các xã, phường, thị trấn của Gò Công Tây - Tiền Giang: bảng giá đất Thị trấn Vĩnh Bình, bảng giá đất Xã Bình Nhì, bảng giá đất Xã Bình Phú, bảng giá đất Xã Bình Tân, bảng giá đất Xã Đồng Sơn, bảng giá đất Xã Đồng Thạnh, bảng giá đất Xã Long Bình, bảng giá đất Xã Long Vĩnh, bảng giá đất Xã Thành Công, bảng giá đất Xã Thạnh Nhựt, bảng giá đất Xã Thạnh Trị, bảng giá đất Xã Vĩnh Hựu, bảng giá đất Xã Yên Luông.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.