Bảng giá đất huyện Hải Lăng Tỉnh Quảng Trị năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đền bù đất đai huyện Hải Lăng. Bảng giá đất huyện Hải Lăng dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện Hải Lăng Quảng Trị. Chẳng hạn như giá đền bù đất nông nghiệp huyện Hải Lăng Quảng Trị hay là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Hải Lăng Quảng Trị.
Căn cứ Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Hải Lăng. Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất của huyện Hải Lăng mới nhất hiện nay thì hãy xem trong bài viết này.
Bên cạnh đó, Quý vị có thể xem bảng giá đất Tỉnh Quảng Trị tại đây. Nếu bạn muốn xem quy định chi tiết về Vị trí, phân loại đất của huyện Hải Lăng tại đây.
Thông tin về huyện Hải Lăng
Hải Lăng là một huyện của Quảng Trị, theo kết quả điều tra dân số năm 2019, huyện Hải Lăng có dân số khoảng 79.533 người (mật độ dân số khoảng 187 người/1km²). Diện tích của huyện Hải Lăng là 425,1 km².Huyện Hải Lăng có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Diên Sanh (huyện lỵ) và 15 xã: Hải An, Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Định, Hải Hưng, Hải Khê, Hải Lâm, Hải Phong, Hải Phú, Hải Quế, Hải Quy, Hải Sơn, Hải Thượng, Hải Trường.
bản đồ huyện Hải Lăng
Ngoài ra, quý vị có thể tải file PDF các quyết định giá đất Quảng Trị trong đó có quy định chi tiết giá các loại đất của huyện Hải Lăng tại đường link dưới đây:
Bảng giá đất nông nghiệp huyện Hải Lăng
Vì bảng giá đất nông nghiệp huyện Hải Lăng có nội dung khá dài nên chúng tôi đã chuyển riêng thành một bài viết khác. Quý vị có thể tham khảo bảng giá đất nông nghiệp huyện Hải Lăng tại đây.
Bảng giá đất nông nghiệp huyện Hải Lăng
Bảng giá đất huyện Hải Lăng
PHỤ LỤC X
BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT VÀ PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
- BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
- Đất ở thị trấn Hải Lăng:
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2
Loại đường phố | Vị trí 1 | Vị trí 2 | Vị trí 3 | Vị trí 4 |
---|---|---|---|---|
1a | 4.000 | 1.400 | 1.040 | 800 |
1b | 3.400 | 1.190 | 884 | 680 |
1c | 2.800 | 980 | 728 | 560 |
1d | 2.200 | 770 | 572 | 440 |
2a | 1.800 | 630 | 468 | 360 |
2b | 1.400 | 490 | 364 | 280 |
2c | 1.000 | 350 | 260 | 200 |
2d | 600 | 210 | 156 | 120 |
3a | 400 | 140 | 104 | 80 |
- Đơn giá đất ở tại nông thôn:
2.1. Đất ở xã đồng bằng:
Đơn vị tính: đồng/m2
Vị trí | Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 | Khu vực 4 | Khu vực 5 | Khu vực 6 |
1 | 2.000.000 | 1.600.000 | 1.200.000 | 800.000 | 400.000 | 160.000 |
2 | 1.200.000 | 960.000 | 720.000 | 480.000 | 240.000 | 96.000 |
3 | 700.000 | 560.000 | 420.000 | 280.000 | 140.000 | 56.000 |
4 | 500.000 | 400.000 | 300.000 | 200.000 | 100.000 | 40.000 |
2.2. Đất ở xã trung du:
Đơn vị tính: đồng/m2
Vị trí | Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 | Khu vực 4 | Khu vực 5 |
1 | 1.300.000 | 910.000 | 520.000 | 195.000 | 100.000 |
2 | 845.000 | 591.500 | 338.000 | 126.750 | 65.000 |
3 | 650.000 | 455.000 | 260.000 | 97.500 | 50.000 |
4 | 455.000 | 318.500 | 182.000 | 68.250 | 35.000 |
2.3. Đất ở tại các vị trí Quốc lộ 1A:
Đơn vị tính: đồng/m2
Vị trí | Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 | Khu vực 4 | Khu vực 5 |
1 | 6.500.000 | 3.300.000 | 2.000.000 | 1.500.000 | 1.350.000 |
2 | 2.275.000 | 1.155.000 | 700.000 | 525.000 | 472.500 |
3 | 1.690.000 | 858.000 | 520.000 | 390.000 | 351.000 |
4 | 1.300.000 | 660.000 | 400.000 | 300.000 | 270.000 |
- PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ ĐẤT Ở NÔNG THÔN VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG
- Phân loại đường phố thị trấn Hải Lăng: Áp dụng bảng 1.1 Mục I Phụ lục số 10
Tên đường | Đoạn đường | Loại đường |
Hùng Vương (đường tỉnh 582) | Từ Quốc lộ 1 đến Cống Hồ Đập Thanh. | 1a |
Hùng Vương (đường tỉnh 582) | Đoạn từ cống Hồ Đập Thanh đến ranh giới Hải Thọ. | 1b |
Đường 3/2 | Đầu đường đến Cuối đường | 1a |
Ngô Quyền | Đầu đường đến Cuối đường | 1a |
Lê Duẩn (Quốc Lộ 1) | Tiếp giáp xã Hải Lâm đến đường 3/2 | 1b |
Lê Duẩn (Quốc Lộ 1) | Từ phía Nam đường 3/2 đến ranh giới xã Hải Thọ | 1c |
Trần Hưng Đạo | Đầu đường đến Cuối đường | 1c |
Bùi Dục Tài | Đoạn từ đường Hùng Vương đến Đường 3/2 | 1b |
Trần Phú | Đầu đường đến Cuối đường | 1c |
Hai Bà Trưng | Đầu đường đến Bùi Dục Tài | 1c |
Nguyễn Huệ | Hai Bà Trưng đến Đường 3/2 | 1c |
Nguyễn Huệ | Đường 3/2 đến Ranh giới giữa TT Hải Thọ | 1d |
Tôn Đức Thắng | Đoạn từ đường Ngô Quyền đến đường Lê Duẩn. | 1d |
Nguyễn Trãi | Từ đường Hùng Vương đến hết ranh giới giữa thị trấn Hải Lăng và xã Hải Lâm. | 1d |
Nguyễn Hoàng | Hùng Vương đến Huyền Trân Công Chúa | 1d |
Đinh Tiên Hoàng | Đầu đường đến Cuối đường | 1d |
Mai Văn Toàn | Đầu đường đến Cuối đường | 1c |
Phan Thanh Chung | Đầu đường đến Cuối đường | 1c |
Phan Bội Châu | Đầu đường đến Cuối đường | 1d |
Huyền Trân Công Chúa | Hùng Vương đến Phan Bội Châu | 1c |
Huyền Trân Công Chúa | Phan Bội Châu đến Nguyễn Trãi | 2b |
Tôn Thất Thuyết | Đầu đường đến Cuối đường | 2a |
Trần Thị Tâm | Đầu đường đến Cuối đường | 2a |
Phan Châu Trinh | Đầu đường đến Cuối đường | 2a |
Các đoạn đường còn lại trong khu đô thị Đông Nam TT | 2a | |
Trần Hữu Dực | Đoạn từ cầu Hùng Vương đến cầu Mai Đàn. | 2b |
Trần Hữu Dực | Từ cầu Mai Đàn đến ranh giới giữa Thị trấn Hải Lăng và xã Hải Lâm. | 3a |
Nguyễn Thị Lý | Đầu đường đến Cuối đường | 2b |
Lương Đình Của | Đầu đường đến Cuối đường | 2b |
Hẻm 50, đường Lê Duẩn | Từ đường Lê Duẩn (Cửa hàng xe máy Mai Liêm) đến tiếp giáp đường Trần Phú. | 2b |
Lê Thị Tuyết (đường Bệnh viện đi Hải Xuân) | Đầu đường đến Cuối đường | 2b |
Chu Văn An | Đầu đường đến Cuối đường | 2b |
Hẻm 253, đường Hùng Vương | Từ nhà bà Nguyễn Thị Oanh đến hết nhà Bà Lưu Thị Minh Hoàn. | 2c |
Hẻm 236 và hẻm 244, đường Hùng Vương | Đầu đường đến Cuối đường | 2c |
Lê Lợi | Đầu đường đến Cuối đường | 2a |
Đoàn Khuê | Đầu đường đến Cuối đường | 2a |
Hẻm 35, đường 3/2 và nhánh 1, nhánh 2 hẻm 35, đường 3/2. | 2c | |
Các đoạn đường còn lại trong khu dân cư cán bộ và nhân dân thuộc khóm 7. | 2b | |
Võ Thị Sáu | Đầu đường đến Cuối đường | 2c |
Các đường còn lại phía nam tỉnh lộ 8B (phía Nam đường 3/2) | 2c | |
Các đoạn đường có mặt đường nhựa hoặc bê tông có mặt cắt từ 8 m trở lên. | 2c | |
Các tuyến đường còn lại trong Khu đô thị đường Lê Thị Tuyết. | 2c | |
Các tuyến đường còn lại trong Khu đô thị Khóm 6 | 2c | |
Lương Thế Vinh | Đầu đường đến Cuối đường | 2c |
Nguyễn Hữu Mai | Đoạn từ đường Bùi Dục Tài đến đường Nguyễn Huệ. | 2c |
Các đoạn đường chưa đổ nhựa hoặc bê tông có mặt cắt từ 8 m trở lên | 2d | |
Nhánh 1, nhánh 2 hẻm 236 và nhánh 2 hẻm 224, đường Hùng Vương. | 3a |
- Khu vực đất ở nông thôn:
2.1. Đất ở nông thôn tại các vị trí Quốc lộ 1A: Áp dụng bảng 2.3 Mục I Phụ lục số 10
– Khu vực 1:
+ Xã Hải Phú: Các thửa đất dọc 2 bên tuyến Quốc lộ 1A từ cầu Trắng đến ngã ba Long Hưng (giáp với xã Hải Thượng).
– Khu vực 2:
+ Xã Hải Phú: Các thửa đất dọc 2 bên tuyến Quốc lộ 1A từ Ngã ba Long Hưng đến hết ranh giới xã Hải Phú.
+ Xã Hải Thượng: Từ ranh giới xã Hải Phú đến hết thửa đất ông Lê Phước Thời.
+ Xã Hải Chánh: Đoạn từ phía Nam cầu Mỹ Chánh đến hết thửa đất số 743, tờ bản đồ số 04 (nhà bà Nguyễn Thị Hường).
– Khu vực 3:
+ Xã Hải Thượng: Từ Phía Nam thửa đất ông Lê Phước Thời đến hết thửa đất Trạm viễn thông Hải Thượng.
+ Xã Hải Thọ: Toàn bộ các thửa đất dọc tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn xã Hải Thọ.
+ Xã Hải Trường: Từ ranh giới tiếp giáp xã Hải Thọ đến đường đất đỏ về thôn Hậu Trường; Từ Trạm Cảnh sát giao thông đến hết thửa đất số 472, tờ bản đồ số 22 của bà nhà bà Lê Thị Thúy, thôn Tân Trường.
+ Xã Hải Sơn: Đoạn từ phía Nam cầu 4 thước Khe Rồng đến giáp cầu Mỹ Chánh.
+ Xã Hải Chánh: Đoạn từ thửa đất số 476, tờ bản đồ số 9 (nhà ông Nguyễn Văn Quang) đến hết thửa đất số 295, tờ bản đồ số 10 (nhà ông Ngô Khôi Việt); từ thửa đất số 363, tờ bản đồ số 17 (nhà ông Phạm Hữu Lâm) đến hết thôn Nam Chánh (thôn Tân Lập cũ).
– Khu vực 4:
+ Xã Hải Thượng: Từ phía Nam Trạm viễn thông Hải Thượng đến ranh giới xã Hải Lâm.
+ Xã Hải Lâm: Toàn bộ các thửa đất dọc tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn xã Hải Lâm.
+ Xã Hải Trường: Từ phía Nam đường đất đỏ về thôn Hậu Trường đến phía Bắc Trạm Cảnh sát giao thông;
+ Xã Hải Sơn: Từ ranh giới xã Hải Trường đến phía Bắc cầu 4 thước Khe Rồng.
– Khu vực 5:
+ Các đoạn còn lại trên địa bàn huyện Hải Lăng.
2.2. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã đồng bằng: Áp dụng bảng 2.1 Mục I Phụ lục số 10
– Khu vực 1:
+ Xã Hải Thọ: Khu vực dọc đường Tỉnh 582 ngã ba Bến xe Diên Sanh (cũ) đến xã Hải Thiện.
+ Xã Hải Phú: Các thửa đất 2 bên tuyến đường tránh Quốc lộ 1A từ Ngã ba Long Hưng đến hết thửa đất ông Văn Giáo; các thửa đất 2 bên tuyến đường Phú – Lệ A từ Cầu Trắng đến Cầu Lòn thôn Long Hưng.
+ Xã Hải An: Khu vực dọc đường tỉnh 582 đoạn đi qua địa phận thuộc xã Hải An.
+ Xã Hải Chánh: Khu vực hai bên Quốc lộ 49B từ Quốc lộ 1 đến cầu Phước Tích (giáp ranh giới huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
– Khu vực 2:
+ Xã Hải Thọ: Các lô đất còn lại thuộc khu dân cư phố chợ trung tâm Diên Sanh.
+ Xã Hải Sơn: Đường Tỉnh lộ 584 đoạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đường Tỉnh lộ 584 cũ; đường liên xã Tân – Sơn – Hòa đoạn từ Tỉnh lộ 584 đến cổng làng Hà Lộc.
– Khu vực 3:
+ Xã Hải Thọ: Khu vực dọc đường tỉnh 582 đoạn từ giáp thị trấn Hải Lăng đến ngã ba Bến xe Diên Sanh cũ; Khu vực dọc đường 8B giáp thị trấn Hải Lăng đến giáp đường Tỉnh 582 (nhà ông Nguyễn Dương, thôn 1); Khu vực dọc đường Tỉnh 584 đoạn từ ngã ba Bến xe Diên Sanh cũ đến cống ông Lỵ; các thửa đất còn lại trong khu dân cư phố chợ trung tâm Diên Sanh.
+ Xã Hải Sơn: Khu vực dọc tuyến đường liên xã Tân – Sơn – Hòa đoạn từ cổng làng Hà Lộc đến cầu Câu Nhi; khu vực dọc đường liên xã cũ đoạn từ cổng làng Lương Điền đến hết trường THPT Bùi Dục Tài.
+ Xã Hải An: Khu vực dọc đường bê tông bãi tắm Mỹ Thủy; đường ATI; dọc tuyến đường Quốc phòng từ ngã tư Mỹ Thủy đến hết đường Tỉnh lộ 583 thuộc địa phận xã Hải An; dọc tuyến đường cơ động ven biển đến ranh giới xã Hải Khê.
– Khu vực 4:
+ Xã Hải Thành: Khu vực dọc đường Liên xã đoạn từ Cầu Chùa Trung Đơn đến hết thửa đất số 70, tờ bản đồ số 04 (nhà ông Duệ); Khu vực từ ngã ba trường tiểu học đến hết thửa đất số 116, tờ bản đồ số 01 (nhà ông Hồ Vọng); Khu vực dọc 2 bên tuyến đường Tỉnh lộ 582B.
+ Xã Hải Khê: Khu vực dọc 2 bên tuyến đường Tỉnh lộ 582B; dọc tuyến đường cơ động ven biển qua địa bàn xã Hải Khê.
+ Xã Hải Thiện: Khu vực dọc đường Tỉnh 582 đoạn từ xã Hải Thọ đến cầu Rọôc.
+ Xã Hải Quế: Đoạn từ kênh thủy lợi N6 đến phía Tây đê cát; từ ngã tư Hội Yên đến Chợ Kim Long.
+ Xã Hải Sơn: Khu vực dọc đường liên xã cũ đoạn tiếp giáp trường THPT Bùi Dục Tài đến tiếp giáp đường liên xã Tân – Sơn – Hòa.
+ Xã Hải Quy: Khu vực dọc đường Tỉnh 581 đoạn giáp thị xã Quảng Trị đến đập tràn kênh N1.
+ Xã Hải Thọ: Khu vực dọc đường Tỉnh 584 các đoạn còn lại thuộc địa phận xã Hải Thọ; Khu vực dọc 2 bên tuyến đường Tỉnh lộ 582B; các lô đất còn lại tại khu dân cư vùng Choi xã Hải Thọ.
+ Xã Hải An: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.
– Khu vực 5:
+ Xã Hải Tân: Khu vực dọc đường Liên xã đoạn từ cầu Câu Nhi đến giáp xã Hải Hòa.
+ Xã Hải Hòa: Khu vực dọc đường Liên xã đoạn từ cầu Hưng Nhơn đến giáp Cổng đầu dòng Phú Kinh.
+ Xã Hải Thành: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.
+ Xã Hải Khê: Các khu vực còn lại trên địa bàn xã.
+ Xã Hải Trường: Khu vực dọc đường Trung Trường đoạn từ quốc lộ 1A đến đường Tỉnh 584; Khu vực dọc đường Mỵ Trường đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Tỉnh 584; Khu vực dọc đường tỉnh 584 đoạn thuộc địa phận xã Hải Trường; Khu vực từ dọc đường thôn Hậu Trường đoạn từ Quốc lộ 1 đến giáp khu dân cư đội 4 thôn Hậu Trường; khu vực dọc 2 bên tuyến đường Tỉnh lộ 582B.
+ Xã Hải Lâm: Khu vực dọc đường Tỉnh 584 đoạn thuộc địa phận xã Hải Lâm; Khu vực dọc đường Hải Xuân-Thị trấn Hải Lăng đoạn thuộc địa phận xã Hải Lâm; Khu vực dọc đường Thị trấn Hải Lăng; Mai Đàn đoạn từ giáp Thị trấn Hải Lăng đến ngã tư Ông Tráng.
+ Xã Hải Thiện: Khu vực dọc đường Tỉnh 582 đoạn còn lại thuộc địa phận xã Hải Thiện; Khu vực dọc tuyến đường Xuân-Quy-Vĩnh đoạn tiếp giáp đường tỉnh 582 đến ranh giới xã Hải Vĩnh.
+ Xã Hải Phú: Các khu vực còn lại của thôn Long Hưng.
+ Xã Hải Thượng: Khu vực dọc đường Tỉnh 584 đoạn ngã ba Đại An Khê đến cầu Nhùng (Thượng Xá); Khu vực dọc đường Thượng-Xuân đoạn từ Quốc lộ 1A đến cầu Rọoc (Thượng Xá); Đường lên nhà thờ La Vang đoạn từ ngã tư La Vang tiếp giáp Quốc lộ 1A đến địa phận xã Hải Phú.
+ Xã Hải Quy: Khu vực dọc đường Liên xã Xuân-Quy-Vĩnh đoạn giáp từ Thị xã Quảng Trị đến giáp xã Hải Xuân.
+ Xã Hải Xuân: Khu vực dọc Quốc lộ 49C đoạn thuộc địa phận xã Hải Xuân; Khu vực dọc đường xóm Biện đoạn từ đường Liên xã đến kênh N4; Khu vực dọc đường Liên xã Xuân-Quy-Vĩnh đoạn xã Hải Xuân; Khu vực dọc đường Hải Xuân đi Bệnh viện đoạn từ kênh N4 đến giáp đường Liên xã Xuân-Quy-Vĩnh.
+ Xã Hải Vĩnh: Khu vực dọc đường Liên xã Xuân-Quy-Vĩnh đoạn từ giáp xã Hải Xuân đến đường tỉnh 582; Khu vực 2 bên đường Thuận Đức-Phương Lang đoạn từ kênh N4 đến Phương Lang-Hải Ba.
+ Xã Hải Ba: Khu vực dọc đường tỉnh 583 đoạn từ giáp ranh giới xã Triệu Trung (Triệu Phong) đến đê cát; Khu vực dọc đường 581 thuộc địa phận xã Hải Ba.
+ Xã Hải Dương: Khu vực dọc đường liên xã thuộc địa phận xã Hải Dương; Khu vực dọc đường tỉnh 581 thuộc địa phận xã Hải Dương; Khu vực dọc 2 bên tuyến đường Tỉnh lộ 582B.
+ Xã Hải Quế: Khu vực còn lại dọc đường tỉnh 582 đoạn đoạn qua xã Hải Quế; Khu vực còn lại dọc Quốc lộ 49C thuộc địa phận xã Hải Quế; Khu vực dọc 2 bên tuyến đường Tỉnh lộ 582B, đường liên xã qua địa bàn xã Hải Quế.
– Khu vực 6:
+ Các khu vực còn lại trên địa bàn huyện Hải Lăng thuộc xã đồng bằng.
2.3. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã trung du: Áp dụng bảng 2.2 Mục I Phụ lục số 10
– Khu vực 1:
+ Xã Hải Phú: Khu vực dọc đường Phú Lệ A đoạn từ nhà ông Văn Ngọc Thính đến đình làng Phú Long; dọc tuyến đường từ nhà ông Nguyễn Ngọc Thu đến cầu An Lạc trên; dọc tuyến đường từ nhà nghỉ Hồng Ân đến cầu An Lạc dưới; tuyến đường Phú – Lệ B từ cổng Nhà thờ La Vang đến trường Mầm non thôn Phú Hưng.
– Khu vực 2:
+ Xã Hải Phú: Khu vực dọc đường Phú Lệ A đoạn từ đường về trường Tiểu học đến hết nhà ông Vân Ngọc Thính; tuyến đường Phú – Lệ B từ ranh giới xã Hải Thượng đến trường Mầm non thôn Phú Hưng; tuyến đường Phú – Lệ A từ đình làng Phú Long đến hết thửa đất bà Nguyễn Thị Mễ.
– Khu vực 3:
+ Xã Hải Chánh: Khu vực đoạn từ sau thửa đất số 824, tờ bản đồ số 9 (nhà Bà Phạm Thị Ngọc Ánh) đến cổng chào thôn Tân Phong (Đường vào nhà máy gạch Tuy nen Hải Chánh).
+ Xã Hải Lâm: Khu vực dọc đường Liên thôn Xuân Lâm-Thượng Nguyên đoạn từ giáp Quốc lộ 1A đến kênh N2; Khu vực dọc đường Liên thôn Trường Phước – Tân Chính đoạn tiếp giáp thị trấn Hải Lăng đến giáp kênh N2; hai bên tuyến đường Thị trấn – Cầu Mưng đoạn từ cầu Đúc thôn Trường Phước đến giáp Nhà máy nước (thôn Tân Phước).
+ Xã Hải Sơn: Khu vực 2 bên tuyến đường Cồn Tàu – Khe Mương đoạn từ chắn đường sắt đến hết Hội trường Đội 4 thôn Lương Điền.
+ Xã Hải Phú: Các thửa đất dọc tuyến đường Phú – Lệ A từ cầu Lòn đến đường về trường Tiểu học (Đất bà Liêu).
– Khu vực 4:
+ Xã Hải Chánh: Toàn bộ khu vực thôn Tân Phong (thôn Văn Phong, thôn Tân Hiệp cũ) (trừ khu vực dọc Quốc lộ 1A); Khu vực thôn Xuân Lộc; Khu vực từ cầu Xuân Lộc đến cầu Hộp và từ cầu Xuân Lộc đến cầu Mỹ Chánh; Khu vực thôn Câu Nhi đoạn từ cổng chào đến đình làng Câu Nhi.
+ Xã Hải Sơn: Khu vực còn lại 2 bên tuyến đường Cồn Tàu – Khe Mương.
+ Xã Hải Trường: Khu vực còn lại phía Tây đường sắt Bắc-Nam thuộc thôn Hậu Trường, Đội 1 thôn Trung Trường, thôn Mỵ Trường, thôn Tân Xuân Thọ.
+ Xã Hải Thọ: Khu vực dân cư phía Tây đường sắt Bắc – Nam trên địa bàn xã (khu vực Tân Diên).
+ Xã Hải Lâm: Khu vực dọc đường Liên thôn Xuân Lâm-Thượng Nguyên đoạn từ kênh N2 đến HTX Thượng Nguyên; Khu vực dọc đường Liên thôn Trường Phước-Tân Chính đoạn từ kênh N2 đến giáp cầu đội 3 – Trường Phước; Khu tái định cư di dân tránh lũ (thôn Tân Phước); khu tái định cư vùng lũ (thôn Tân Phước) và các khu vực còn lại.
– Khu vực 5:
+ Các khu vực còn lại trên địa bàn huyện Hải Lăng thuộc xã trung du.
- Phân vị trí đất nông nghiệp
3.1. Đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất:
– Vị trí 1: Bao gồm các thửa đất nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm; có khoảng cách không quá 1.500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường); có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm tập trung không quá 1.500m
– Vị trí 2: Bao gồm các thửa đất nằm cách các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm từ 1.500m đến 3.000m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường); có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm tập trung từ 1.500m đến 3.000m.
– Vị trí 3: Các khu vực còn lại phía Đông đường cao tốc Cam Lộ – Túy Loan.
– Vị trí 4: Diện tích đất rừng sản xuất phía Tây đường cao tốc Cam Lộ – Túy Loan.
3.2. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản:
– Vị trí 1: Bao gồm các thửa đất trong khu dân cư, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm; có khoảng cách không quá 500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường); có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 500m; canh tác 2 vụ.
– Vị trí 2: Các khu vực còn lại.
Phân loại xã và cách xác định giá đất Quảng Trị
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
- Đất Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp:
Đơn vị tính: đồng/m2
Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 |
---|---|---|
500.000 | 350.000 | 200.000 |
Đơn giá trên áp dụng cho đất thuộc khu quy hoạch đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các trục đường giao thông chính của Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp. Các khu vực khác thuộc Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng: bằng 70% giá đất tương ứng.
- Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 80% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất nông nghiệp khác
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 2 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng. Riêng thành phố Đông Hà: bằng 4 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất phi nông nghiệp khác:
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 50% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất tôn giáo, tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định theo giá đất ở tại vị trí, khu vực đó.
- Đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Giá đất đặc thù:
10.1. Trường hợp thửa đất ở có vị trí thấp hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 20% nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/m2.
– Trường hợp thửa đất ở có vị trí cao hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 10% nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/m2.
– Đối với thửa đất có vị trí thấp hoặc cao hơn mặt đường như quy định tại điểm này được xác định vào thời điểm chuyển thông tin để thực hiện nghĩa vụ tài chính.
10.2. Trường hợp thửa đất có một phần diện tích bị khuất bởi thửa đất khác (hạn chế khả năng sinh lợi) thì phần diện tích thuộc vị trí bị khuất được tính bằng giá đất của vị trí thấp hơn liền kề trong cùng thửa đất.
10.3. Đất nông nghiệp tại thành phố Đông Hà được tính bằng 1,65 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1; đất nông nghiệp tại thị xã Quảng Trị được tính bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1.
PHỤ LỤC I
NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT ÁP DỤNG CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
- NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
- Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp tại thành phố, thị xã và các thị trấn:
1.1. Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:
- Vị trí 1: Được xác định từ mép đường phố (liền cạnh đường phố có giá trị cao nhất) vào sâu 20 m, không xác định nhà ở quay về hướng nào;
- Vị trí 2: Được xác định từ trên 20 đến 40m;
- Vị trí 3: Được xác định từ trên 40m đến 60m;
- d. Vị trí 4: Được xác định từ trên 60m trở đi.
1.2. Trường hợp thửa đất tiếp giáp với nhiều mặt tiền đường:
- Tiếp giáp với hai đường giao nhau, thì:
– Diện tích thuộc vị trí 1 đồng thời của 2 đường giao nhau tính theo mức giá của loại đường bằng hoặc cao hơn và cộng thêm 10% theo mức giá của loại đường bằng hoặc thấp hơn.
– Vị trí 2 được xác định như sau:
+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá cao hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 2 của đường phố đã được xếp loại cao hơn.
+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá thấp hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 1 của đường phố đã được xếp loại thấp hơn.
– Các vị trí 3, 4 của thửa đất được áp dụng theo nguyên tắc tương tự vị trí 2.
- Tiếp giáp với ba đường giao nhau, thì áp dụng như trường hợp tiếp giáp với hai đường giao nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng để thửa đất có giá trị cao nhất:
- Tiếp giáp với hai đường không giao nhau, thì đơn giá đất được xác định theo các vị trí của loại đường có đơn giá cao hơn.
- Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp thuộc địa giới cấp xã.
Vị trí của từng loại đất trong từng khu vực được xác định dựa vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc: Vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn. Cụ thể:
Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:
– Vị trí 1: Đất tiếp giáp các trục đường giao thông (tính từ chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) quy định tại khu vực theo từng xã không quá 30m.
Trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thì được xác định theo ranh giới đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp với mục đích sử dụng.
– Vị trí 2: Đất cách xa các trục đường giao thông quy định tại khu vực theo từng xã từ 30m đến 50m.
– Vị trí 3: Đất cách xa các trục đường giao quy định tại khu vực theo từng xã từ 50m đến 80m.
– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.
- Nguyên tắc phân loại đường phố:
– Loại đường phố trong từng loại đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch.
– Đường phố trong từng loại đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ 1 trở đi. Đường phố loại 1 áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch; có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạng tầng thuận lợi nhất; các loại đường phố tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và kết cấu hạng tầng kém thuận lợi hơn.
– Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố tương đương.
– Các tuyến đường phố đang được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, chưa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm xây dựng giá đất thì không điều chỉnh nâng loại đường phố.
– Các tuyến đường phố được đầu tư nâng cấp bằng nhựa, bê tông thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc do người dân tự đầu tư phải sau 03 năm đưa vào vận hành sử dụng mới đề xuất nâng loại đường phố.
- Nguyên tắc phân vị trí đất nông nghiệp của 3 loại xã: Đồng bằng, trung du, miền núi và trong các đô thị.
4.1. Đất trồng cây hàng năm (kể cả đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản được phân theo 5 vị trí:
– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 4 điều kiện:
+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng cách không quá 500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).
+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 500m
+ Chủ động được nước tưới tiêu từ 70% trở lên.
+ Canh tác 2 vụ
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 3 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 4: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 5: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1.
4.2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất phân theo 4 vị trí
– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 3 điều kiện:
+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).
+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m
+ Cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 4: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1
4.3. Đất làm muối có 4 vị trí
– Vị trí 1: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung không quá 30m;
– Vị trí 2: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 30m đến 50m;
– Vị trí 3: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 50m đến 80m;
– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.
- Phân loại khu vực đất tại Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp:
– Khu vực 1: Thuộc địa bàn thành phố Đông Hà
– Khu vực 2: Gồm các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng (trừ các xã Miền núi) và thị xã Quảng Trị và Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu Kinh tế.
– Khu vực 3: Gồm các huyện: Hướng Hóa (trừ Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo), Đakrông, Cồn Cỏ và các xã Miền núi của các huyện khác trong tỉnh.
- Phân loại xã theo vùng:
6.1. Huyện Hướng Hóa:
Xã miền núi:
Gồm các xã: Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Thuận Thanh, Hướng Lộc, A Xing, A Túc, A Dơi, Xi, Pa Tầng, Húc, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Việt.
6.2. Huyện ĐaKrông:
Xã miền núi:
Gồm các xã: Hướng Hiệp, Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, Pa Nang, Tà Rụt, A Ngo, A Bung, A Vao.
6.3. Huyện Cam Lộ
- Xã miền núi:
Gồm các xã: Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Tuyền
- Các xã Trung du gồm:
– Xã Cam An: Thôn Mỹ Hòa, Thôn Xuân Khê
– Xã Cam Thủy: Thôn Tân Xuân, Thôn Thiện Chánh
– Thị trấn Cam Lộ: Khu phố Nam Hùng, thôn Nghĩa Hy, khu phố Thiết Tràng.
- Các xã đồng bằng, gồm:
– Các xã: Cam Hiếu, Cam Thanh
– Xã Cam An: các thôn còn lại
– Xã Cam Thủy: các thôn còn lại
6.4. Huyện Gio Linh:
- Xã miền núi:
Gồm các xã: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thái
- Các xã Trung du gồm:
Các xã: Gio Sơn, Gio Hòa, Gio An, Gio Bình, Linh Hải, Gio Châu (phần diện tích phía Tây đường sắt), Trung Sơn (phần diện tích phía Tây đường sắt), Gio Phong (trừ phần diện tích phía Bắc kênh N2 và phần diện tích phía Đông Quốc lộ 1), Gio Quang (phần diện tích phía Tây đường sắt).
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Gio Việt, Gio Hải, Trung Giang, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang (phần diện tích còn lại), Gio Châu (phần diện tích còn lại), Gio Phong (phần diện tích còn lại), Trung Sơn (phần diện tích còn lại).
6.5. Huyện Vĩnh Linh:
- Xã miền núi:
Các xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê.
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Hòa, Vĩnh Nam, Vĩnh Long, Vĩnh Tú, Vĩnh Chấp, Vĩnh Trung, Vĩnh Thành, Vĩnh Hiền, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thái.
6.6. Huyện Triệu Phong:
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Hòa, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Thành, Triệu Đông, Triệu Long, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Vân
– Xã Triệu Giang: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Ái: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam
- Các xã Trung du gồm:
– Xã Triệu Giang: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Ái: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía Tây đường Bắc Nam
6.7. Huyện Hải Lăng:
- Các xã Trung du gồm:
Bao gồm khu vực phía Tây đường sắt của các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn và phía Tây Quốc lộ 1A xã Hải Chánh.
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Hải An, Hải Khê, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thiện, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Quế, Hải Dương, Hải Ba; Các vùng còn lại của các xã: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Phú.
6.8. Thị xã Quảng Trị:
Xã đồng bằng: Xã Hải Lệ
6.9. Huyện đào Cồn Cỏ: Áp dụng giá đất nông thôn vùng miền núi thuộc huyện Đakrông.
- Phân loại đất nông nghiệp trong đô thị:
7.1. Các phường tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn: Hồ Xá, Cửa Tùng, Gio Linh, Cửa Việt, Ái Tử, Hải Lăng giá đất như xã đồng bằng.
7.2. Thị trấn Cam Lộ giá đất như xã trung du.
7.3. Thị trấn Bến Quan giá đất như xã đồng bằng.
7.4. Các thị trấn: Khe Sanh, Lao Bảo, Đakrông giá đất như xã miền núi.
Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Quảng Trị.
Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Tính thuế sử dụng đất;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.
VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?
VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m.
Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.
Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Quảng Trị
- Bảng giá đất huyện Cam Lộ
- Bảng giá đất huyện đảo Cồn Cỏ
- Bảng giá đất huyện Đakrông
- Bảng giá đất thành phố Đông Hà
- Bảng giá đất huyện Gio Linh
- Bảng giá đất huyện Hải Lăng
- Bảng giá đất huyện Hướng Hóa
- Bảng giá đất thị xã Quảng Trị
- Bảng giá đất huyện Triệu Phong
- Bảng giá đất huyện Vĩnh Linh
Kết luận về bảng giá đất Hải Lăng Quảng Trị
Bảng giá đất của Quảng Trị được căn cứ theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Quảng Trị tại liên kết dưới đây: