Bảng giá đất huyện Đakrông Tỉnh Quảng Trị năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đền bù đất đai huyện Đakrông. Bảng giá đất huyện Đakrông dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn huyện Đakrông Quảng Trị. Chẳng hạn như giá đền bù đất nông nghiệp huyện Đakrông Quảng Trị hay là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Đakrông Quảng Trị.
Căn cứ Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Đakrông. Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất của huyện Đakrông mới nhất hiện nay thì hãy xem trong bài viết này.
Bên cạnh đó, Quý vị có thể xem bảng giá đất Tỉnh Quảng Trị tại đây. Nếu bạn muốn xem quy định chi tiết về Vị trí, phân loại đất của huyện Đakrông tại đây.
Thông tin về huyện Đakrông
Đakrông là một huyện của Quảng Trị, theo kết quả điều tra dân số năm 2019, huyện Đakrông có dân số khoảng 43.208 người (mật độ dân số khoảng 35 người/1km²). Diện tích của huyện Đakrông là 1.224,5 km².Huyện Đakrông có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Krông Klang (huyện lỵ) và 12 xã: A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Lòng, Ba Nang, Đakrông, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, Tà Long, Tà Rụt, Triệu Nguyên.
bản đồ huyện Đakrông
Ngoài ra, quý vị có thể tải file PDF các quyết định giá đất Quảng Trị trong đó có quy định chi tiết giá các loại đất của huyện Đakrông tại đường link dưới đây:
Bảng giá đất nông nghiệp huyện Đakrông
Vì bảng giá đất nông nghiệp huyện Đakrông có nội dung khá dài nên chúng tôi đã chuyển riêng thành một bài viết khác. Quý vị có thể tham khảo bảng giá đất nông nghiệp huyện Đakrông tại đây.
Bảng giá đất nông nghiệp huyện Đakrông
Bảng giá đất huyện Đakrông
PHỤ LỤC VII
BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT VÀ PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
- BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
- 1. Đất ở thị trấn Krông Klang:
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2
Loại đường phố | Vị trí 1 | Vị trí 2 | Vị trí 3 | Vị trí 4 |
---|---|---|---|---|
1a | 3.000 | 1.050 | 780 | 600 |
1b | 2.700 | 945 | 702 | 540 |
1c | 2.400 | 840 | 624 | 480 |
1d | 2.100 | 735 | 546 | 420 |
2a | 1.860 | 651 | 484 | 372 |
2b | 1.620 | 567 | 421 | 324 |
2c | 1.380 | 483 | 359 | 276 |
2d | 1.140 | 399 | 296 | 228 |
3a | 960 | 336 | 250 | 192 |
3b | 780 | 273 | 203 | 156 |
3c | 600 | 210 | 156 | 120 |
3d | 420 | 147 | 109 | 84 |
4a | 360 | 126 | 94 | 72 |
4b | 300 | 105 | 78 | 60 |
- Đơn giá đất ở tại nông thôn:
2.1. Đất ở xã miền núi:
Đơn vị tính: đồng/m2
Vị trí | Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 | Khu vực 4 | Khu vực 5 |
1 | 250.000 | 220.000 | 200.000 | 180.000 | 100.000 |
2 | 220.000 | 200.000 | 180.000 | 160.000 | 80.000 |
3 | 200.000 | 180.000 | 160.000 | 140.000 | 70.000 |
4 | 180.000 | 160.000 | 140.000 | 120.000 | 60.000 |
2.2. Đất ở tại các vị trí Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh:
Đơn vị tính: đồng/m2
Vị trí | Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 | Khu vực 4 |
1 | 1.000.000 | 800.000 | 700.000 | 650.000 |
2 | 800.000 | 700.000 | 650.000 | 600.000 |
3 | 700.000 | 650.000 | 600.000 | 550.000 |
4 | 650.000 | 600.000 | 550.000 | 500.000 |
- PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ ĐẤT Ở NÔNG THÔN VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG
- Phân loại đường phố thị trấn Krông Klang: Áp dụng Bảng 1. Mục I Phụ lục số 07
Tên đường | Đoạn đường | Loại đường |
Lê Duẩn | Kiệt 1 Lê Duẩn đến Ngã ba Hai Bà Trưng | 1a |
Lê Duẩn | Đoạn từ ngã ba vào đường Nguyễn Tất Thành đến Kiệt 1 Lê Duẩn | 1b |
Lê Duẩn | Ngã ba Hai Bà Trưng đến ngã ba giáp đường Nguyễn Chí Thanh. | 1b |
Lê Duẩn | Đoạn giáp ngã ba vào đường Nguyễn Tất Thành đến Cầu Sa Mưu | 1d |
Lê Duẩn | Cầu Sa Mưu đến cầu Giêng. | 2a |
Lê Duẩn | Đoạn giáp đường Nguyễn Chí Thanh đến Cầu Calu | 2c |
Lê Duẩn | Cầu Calu đến cầu Khe Xôm. | 2d |
Lê Duẩn | Đoạn từ cầu Giêng đến giáp ranh xã Hướng Hiệp. | 2d |
Hùng Vương | Đoạn giáp đường Lê Duẩn đến Cầu San Ruôi. | 1c |
Hùng Vương | Đoạn từ cầu San Ruôi đến cầu X. | 2c |
Hùng Vương | Đoạn từ cầu X đến giáp ranh xã Mò Ó. | 3d |
Nguyễn Huệ | Đoạn giáp đường Lê Duẩn đến ngã tư giáp đường Bùi Dục Tài. | 2b |
Nguyễn Huệ | Đoạn từ ngã tư giáp đường Bùi Dục Tài đến giáp đường Nguyễn Chí Thanh. | 2c |
Ngô Quyền | Đoạn giáp đường Lê Duẩn đến ngã tư giáp đường Bùi Dục Tài. | 2c |
Ngô Quyền | Đoạn giáp ngã tư đường Bùi Dục Tài đến giáp đường Nguyễn Chí Thanh. | 2d |
Nguyễn Chí Thanh | Đầu đường đến Cuối đường | 2d |
Nguyễn Tất Thành | Đoạn giáp đường Lê Duẩn đến thửa đất số 367, tờ bản đồ số 11 | 2d |
Nguyễn Tất Thành | Đoạn từ cống thoát nước liền kề thửa đất số 367, tờ bản đồ số 11 đến giáp đường Hùng Vương | 3a |
Bùi Dục Tài | Đầu đường đến Cuối đường | 3a |
Kiệt 1 Hùng Vương | Đầu đường đến Cuối đường | 3a |
Lê Lợi | Đoạn giáp đường Lê Duẩn đến giáp đường Trần Hoàn. | 3a |
Lê Lợi | Tù ngã 3 giáp đường Trần Hoàn đến thửa đất số 503, tờ bản đồ số 11 | 3b |
Nguyễn Du | Đầu đường đến cuối đường | 3a |
Kim Đồng | Đầu đường đến Cuối đường | 2d |
Hai Bà Trưng | Đoạn giáp đường Lê Duẩn đến giáp đường Nguyễn Chí Thanh | 2d |
Kiệt 01 Lê Duẩn. | Đầu đường đến Cuối đường | 3b |
Trần Phú | Đầu đường đến Cuối đường | 3b |
Huyền Trân Công Chúa | Đầu đường đến Cuối đường | 3b |
Trần Hoàn | Đầu đường đến cuối đường | 3b |
Nguyễn Hoàng | Đầu đường đến Cuối đường | 3c |
Trần Hưng Đạo | Đoạn từ thửa đất số 353, tờ bản đồ số 11 đến hết đường. | 3a |
Trần Hưng Đạo | Đoạn từ ngã 3 giáp đường Lê Lợi đến hết đường | 4a |
Kiệt 1 Trần Hưng Đạo | Đầu đường đến Cuối đường | 3a |
Kiệt 2 Trần Hưng Đạo | Đầu đường đến Cuối đường | 3a |
Kiệt 3 Trần Hưng Đạo | Đầu đường đến Cuối đường | 3a |
Điện Biên Phủ | Đầu đường đến Cuối đường | 3d |
Nguyễn Trãi | Đầu đường đến Cuối đường | 3d |
Phan Bội Châu | Đầu đường đến Cuối đường | 3d |
Tố Hữu | Đầu đường đến Cuối đường | 4a |
Kiệt 2 Hùng Vương | Đầu đường đến Cuối đường | 4a |
Các đoạn đường còn lại có mặt cắt | ||
1. Các đoạn đường còn lại chưa có tên hoặc có tên nhưng chưa được xếp loại, mặt đường nhựa, bê tông thì được xếp loại như sau | ||
– Mặt cắt từ 20m trở lên: | 3a | |
– Mặt cắt từ 13m đến dưới 20m: | 3b | |
– Mặt cắt từ 8m đến dưới 13m: | 3c | |
– Mặt cắt từ 6m đến dưới 8m: | 3d | |
– Mặt cắt từ 3m đến dưới 6m: | 4a | |
– Các đoạn đường có mặt cắt dưới 3m: xếp theo vị trí của các đường đã xếp loại. | ||
2. Các đoạn đường còn lại chưa có tên hoặc có tên nhưng chưa được xếp loại, mặt đường chưa được đổ nhựa, bê tông thì được xếp loại như sau: | ||
– Mặt cắt từ 20m trở lên: | 3b | |
– Mặt cắt từ 13m đến dưới 20m: | 3c | |
– Mặt cắt từ 8m đến dưới 13m: | 3d | |
– Mặt cắt từ 6m đến dưới 8m: | 4a | |
– Mặt cắt từ 3m đến dưới 6m: | 4b | |
– Các đoạn đường có mặt cắt dưới 3m: Xếp theo vị trí của các đường đã xếp loại. | ||
3. Mặt cắt của các tuyến đường được tính theo mặt cắt thực tế hiện có (bao gồm cả phần trải nhựa, hoặc bê tông và lề đường theo hiện trạng) và được tính bằng trung bình mặt cắt của điểm đầu đường, điểm cuối đường và tối thiểu 2 điểm đại diện của tuyến đường. |
- Khu vực đất ở nông thôn:
2.1. Đất ở nông thôn tại các vị trí Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh: Áp dụng bảng 2.2 Mục I Phụ lục số 07
– Khu vực 1:
+ Đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Tà Rụt); Đoạn từ thửa đất số 35, tờ bản đồ số 32; đến hết thửa số 59, tờ bản đồ số 36.
+ Đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã A Ngo); Đoạn từ Trạm quản lý điện La Lay (thửa đất số 442, tờ bản đồ số 15) đến hết thửa đất số 21, tờ bản đồ số 19.
– Khu vực 2:
+ Quốc lộ 9 (đoạn qua xã Hướng Hiệp): Đoạn giáp ranh Thị trấn Krông Klang đến hết thửa đất số 9, tờ bản đồ số 39 (khu gia đình Kho KC 84).
+ Quốc lộ 9 (đoạn qua xã Đakrông): Đoạn từ cây xăng Cầu treo Đakrông đến hết đất Bưu điện văn hóa xã Đakrông.
+ Đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đakrông): Đoạn giáp cầu treo đến hết thửa đất số 27, tờ bản đồ số 25.
– Khu vực 3:
+ Xã Hướng Hiệp: Là các thửa đất mặt tiền giáp Quốc lộ 9 (trừ đoạn phân loại theo khu vực tại các vị trí Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh). Cách khu vực 2 (về 2 phía) không quá 600 mét.
+ Xã Đakrông: Là các thửa đất mặt tiền giáp Quốc lộ 9 hoặc giáp đường Hồ Chí Minh (trừ đoạn phân loại theo khu vực tại các vị trí Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh). Cách khu vực 2 (về 2 phía) không quá 60 mét.
+ Xã A Bung: Là các thửa đất mặt tiền giáp đường Hồ Chí Minh hoặc giáp Quốc lộ 15D (trừ đoạn phân loại theo khu vực tại các vị trí Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh) cách đường vào UBND xã (về 2 phía) không quá 60 mét.
+ Các xã Húc Nghì, Tà Long: Là các thửa đất mặt tiền giáp đường Hồ Chí Minh (trừ đoạn phân loại theo khu vực tại các vị trí Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh). Cách UBND xã (về 2 phía) không quá 60 mét.
+ Các xã: Tà Rụt, A Ngo: Là các thửa đất mặt tiền giáp đường Hồ Chí Minh hoặc giáp Quốc lộ 15D (trừ đoạn phân loại theo khu vực tại các vị trí Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh). Cách khu vực 1 không quá 60 mét.
– Khu vực 4:
+ Các thửa đất còn lại dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh.
2.2. Đất ở nông thôn tại các vị trí xã miền núi: Áp dụng bảng 2.1 Mục I Phụ lục số 7
– Khu vực 1:
+ Xã Hướng Hiệp: Các thửa đất nằm trên các trục giao thông chính, khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã).
+ Xã Đakrông: Các thửa đất nằm trên các trục giao thông chính, khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã) hoặc liền kề khu du lịch cộng đồng thôn Ka Lu.
+ Các xã: Tà Rụt, Húc Nghì, Tà Long: Các thửa đất nằm trên các trục giao thông chính, khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã).
+ Các xã: A Ngo, A Bung: Các thửa đất nằm trên các trục giao thông chính, khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã);
+ Các xã: Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Mò Ó: Là các thửa đất mặt tiền giáp đường tỉnh 588a, nằm tại trung tâm xã, cụm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã).
– Khu vực 2:
+ Xã Hướng Hiệp: Là các thửa đất nằm ven các trục đường có mặt cắt từ 5 mét trở lên, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã).
+ Xã Đakrông: Là các thửa đất nằm ven các trục đường có mặt cắt từ 5 mét trở lên, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã) hoặc liền kề khu du lịch cộng đồng thôn Ka Lu.
+ Các xã: Tà Rụt, Húc Nghì, Tà Long: Là các thửa đất nằm ven các trục đường có mặt cắt từ 5 mét trở lên, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã).
+ Các xã: A Ngo, A Bung: Là các thửa đất nằm ven các trục đường có mặt cắt từ 5 mét trở lên, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã).
+ Các xã: Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Mò Ó: Là các thửa đất nằm ven các trục đường có mặt cắt từ 5 mét trở lên, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã, cụm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã).
+ Các xã: A Vao, Ba Nang: Là các thửa đất nằm ven các trục đường có mặt cắt từ 5 mét trở lên, nằm trong khu vực trung tâm xã (có bán kính không quá 700 mét so với trụ sở UBND xã)
– Khu vực 3:
+ Quốc lộ 15D: Đoạn từ ngã ba La Lay đến hết thửa đất số 74 tờ bản đồ số 19).
– Khu vực 4:
+ Xã A Vao, Ba Nang: Là các thửa đất nằm ven các trục đường có mặt cắt từ 5 mét trở lên, nằm tiếp sau phần đất khu vực 2.
+ Các vị trí còn lại của các xã: Hải Phúc, Ba Lòng, Hướng Hiệp, Triệu Nguyên, Mò Ó, Đakrông, Tà Rụt, A Ngo và A Bung.
– Khu vực 5:
+ Các vị trí còn lại của các xã: Tà Long, Húc Nghì, Ba Nang và A Vao.
- Phân vị trí đất nông nghiệp:
3.1. Đất trồng cây hàng năm
+ Vị trí 1: Toàn bộ đất trồng cây hàng năm tại thị trấn Krông Klang.
+ Vị trí 2: Đối với đất trồng cây hàng năm khác trong khu dân cư, đất lúa nước tại các xã.
+ Vị trí 3: Đối với đất tương đối bằng phẳng (dưới 12°).
+ Vị trí 4: Đối với đất không bằng phẳng (trên 12° đến 25°).
+ Vị trí 5: Đối với đất có độ dốc tương đối (trên 25°).
3.2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất:
+ Vị trí 1: Toàn bộ đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất tại thị trấn Krông Klang.
+ Vị trí 2: Đối với đất trồng cây lâu năm năm trong khu dân cư tại các xã.
+ Vị trí 3: Đối với đất tương đối bằng phẳng (dưới 12°).
+ Vị trí 4: Đối với đất không bằng phẳng (trên 12°).
3.3. Đất trồng rừng sản xuất xã miền núi:
+ Vị trí 2: Áp dụng trên địa bàn toàn huyện.
3.4. Đất nuôi trồng thủy sản xã miền núi:
+ Vị trí 2: Đất có đầu tư xây dựng kiên cố.
+ Vị trí 3: Đất có đầu tư xây dựng bán kiên cố.
+ Vị trí 4: Đất không có đầu tư xây dựng kiên cố.
+ Vị trí 5: Đất tận dụng khe suối.
Phân loại xã và cách xác định giá đất Quảng Trị
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
- Đất Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp:
Đơn vị tính: đồng/m2
Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 |
---|---|---|
500.000 | 350.000 | 200.000 |
Đơn giá trên áp dụng cho đất thuộc khu quy hoạch đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các trục đường giao thông chính của Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp. Các khu vực khác thuộc Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng: bằng 70% giá đất tương ứng.
- Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 80% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, đô thị:
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất nông nghiệp khác
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 2 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng. Riêng thành phố Đông Hà: bằng 4 lần giá đất trồng cây hàng năm (mục 1.1. mục 1.1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác, Phụ lục 01) tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất phi nông nghiệp khác:
Áp dụng cho tất cả các khu vực, vị trí tại nông thôn, đô thị (trừ đất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp): bằng 50% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất tôn giáo, tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định theo giá đất ở tại vị trí, khu vực đó.
- Đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 được xây dựng tại vị trí, khu vực nào thì giá đất được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng được xác định bằng 70% giá đất ở tại các khu vực, vị trí tương ứng.
- Giá đất đặc thù:
10.1. Trường hợp thửa đất ở có vị trí thấp hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 20% nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/m2.
– Trường hợp thửa đất ở có vị trí cao hơn mặt đường (xác lập vị trí đất) từ 1,5 m trở lên thì tính giảm giá 10% nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/m2.
– Đối với thửa đất có vị trí thấp hoặc cao hơn mặt đường như quy định tại điểm này được xác định vào thời điểm chuyển thông tin để thực hiện nghĩa vụ tài chính.
10.2. Trường hợp thửa đất có một phần diện tích bị khuất bởi thửa đất khác (hạn chế khả năng sinh lợi) thì phần diện tích thuộc vị trí bị khuất được tính bằng giá đất của vị trí thấp hơn liền kề trong cùng thửa đất.
10.3. Đất nông nghiệp tại thành phố Đông Hà được tính bằng 1,65 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1; đất nông nghiệp tại thị xã Quảng Trị được tính bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp tương ứng xã đồng bằng, vị trí 1.
PHỤ LỤC I
NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT ÁP DỤNG CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
- NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
- Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp tại thành phố, thị xã và các thị trấn:
1.1. Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:
- Vị trí 1: Được xác định từ mép đường phố (liền cạnh đường phố có giá trị cao nhất) vào sâu 20 m, không xác định nhà ở quay về hướng nào;
- Vị trí 2: Được xác định từ trên 20 đến 40m;
- Vị trí 3: Được xác định từ trên 40m đến 60m;
- d. Vị trí 4: Được xác định từ trên 60m trở đi.
1.2. Trường hợp thửa đất tiếp giáp với nhiều mặt tiền đường:
- Tiếp giáp với hai đường giao nhau, thì:
– Diện tích thuộc vị trí 1 đồng thời của 2 đường giao nhau tính theo mức giá của loại đường bằng hoặc cao hơn và cộng thêm 10% theo mức giá của loại đường bằng hoặc thấp hơn.
– Vị trí 2 được xác định như sau:
+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá cao hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 2 của đường phố đã được xếp loại cao hơn.
+ Nếu giá vị trí 2 của đường phố được xếp loại cao hơn có giá thấp hơn vị trí 1 của đường phố được xếp loại thấp hơn thì vị trí 2 của thửa đất được xác định theo vị trí 1 của đường phố đã được xếp loại thấp hơn.
– Các vị trí 3, 4 của thửa đất được áp dụng theo nguyên tắc tương tự vị trí 2.
- Tiếp giáp với ba đường giao nhau, thì áp dụng như trường hợp tiếp giáp với hai đường giao nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng để thửa đất có giá trị cao nhất:
- Tiếp giáp với hai đường không giao nhau, thì đơn giá đất được xác định theo các vị trí của loại đường có đơn giá cao hơn.
- Nguyên tắc phân vị trí đất phi nông nghiệp thuộc địa giới cấp xã.
Vị trí của từng loại đất trong từng khu vực được xác định dựa vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc: Vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn. Cụ thể:
Một thửa đất (tùy theo kích thước, vị trí cụ thể) mà có thể xác định từ 1 đến 4 vị trí, việc xác định vị trí phải đảm bảo nguyên tắc áp dụng theo loại đường phố và vị trí có giá trị cao nhất và theo nguyên tắc sau:
– Vị trí 1: Đất tiếp giáp các trục đường giao thông (tính từ chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) quy định tại khu vực theo từng xã không quá 30m.
Trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thì được xác định theo ranh giới đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp với mục đích sử dụng.
– Vị trí 2: Đất cách xa các trục đường giao thông quy định tại khu vực theo từng xã từ 30m đến 50m.
– Vị trí 3: Đất cách xa các trục đường giao quy định tại khu vực theo từng xã từ 50m đến 80m.
– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.
- Nguyên tắc phân loại đường phố:
– Loại đường phố trong từng loại đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch.
– Đường phố trong từng loại đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ 1 trở đi. Đường phố loại 1 áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch; có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạng tầng thuận lợi nhất; các loại đường phố tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và kết cấu hạng tầng kém thuận lợi hơn.
– Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố tương đương.
– Các tuyến đường phố đang được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, chưa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm xây dựng giá đất thì không điều chỉnh nâng loại đường phố.
– Các tuyến đường phố được đầu tư nâng cấp bằng nhựa, bê tông thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc do người dân tự đầu tư phải sau 03 năm đưa vào vận hành sử dụng mới đề xuất nâng loại đường phố.
- Nguyên tắc phân vị trí đất nông nghiệp của 3 loại xã: Đồng bằng, trung du, miền núi và trong các đô thị.
4.1. Đất trồng cây hàng năm (kể cả đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản được phân theo 5 vị trí:
– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 4 điều kiện:
+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng cách không quá 500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).
+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 500m
+ Chủ động được nước tưới tiêu từ 70% trở lên.
+ Canh tác 2 vụ
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 3 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 4: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 5: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1.
4.2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất phân theo 4 vị trí
– Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất đáp ứng đủ 3 điều kiện:
+ Nằm ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, liên xóm và có khoảng tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường).
+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.500m
+ Cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1
– Vị trí 4: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1
4.3. Đất làm muối có 4 vị trí
– Vị trí 1: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung không quá 30m;
– Vị trí 2: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 30m đến 50m;
– Vị trí 3: Đất cách xa trục đường giao thông chính hoặc kho muối tập trung từ 50m đến 80m;
– Vị trí 4: Các khu vực đất còn lại.
- Phân loại khu vực đất tại Khu Công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp tập trung tại Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế), Cụm Công nghiệp:
– Khu vực 1: Thuộc địa bàn thành phố Đông Hà
– Khu vực 2: Gồm các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng (trừ các xã Miền núi) và thị xã Quảng Trị và Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu Kinh tế.
– Khu vực 3: Gồm các huyện: Hướng Hóa (trừ Khu công nghiệp tập trung tại Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo), Đakrông, Cồn Cỏ và các xã Miền núi của các huyện khác trong tỉnh.
- Phân loại xã theo vùng:
6.1. Huyện Hướng Hóa:
Xã miền núi:
Gồm các xã: Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Thuận Thanh, Hướng Lộc, A Xing, A Túc, A Dơi, Xi, Pa Tầng, Húc, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Việt.
6.2. Huyện ĐaKrông:
Xã miền núi:
Gồm các xã: Hướng Hiệp, Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, Pa Nang, Tà Rụt, A Ngo, A Bung, A Vao.
6.3. Huyện Cam Lộ
- Xã miền núi:
Gồm các xã: Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Tuyền
- Các xã Trung du gồm:
– Xã Cam An: Thôn Mỹ Hòa, Thôn Xuân Khê
– Xã Cam Thủy: Thôn Tân Xuân, Thôn Thiện Chánh
– Thị trấn Cam Lộ: Khu phố Nam Hùng, thôn Nghĩa Hy, khu phố Thiết Tràng.
- Các xã đồng bằng, gồm:
– Các xã: Cam Hiếu, Cam Thanh
– Xã Cam An: các thôn còn lại
– Xã Cam Thủy: các thôn còn lại
6.4. Huyện Gio Linh:
- Xã miền núi:
Gồm các xã: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thái
- Các xã Trung du gồm:
Các xã: Gio Sơn, Gio Hòa, Gio An, Gio Bình, Linh Hải, Gio Châu (phần diện tích phía Tây đường sắt), Trung Sơn (phần diện tích phía Tây đường sắt), Gio Phong (trừ phần diện tích phía Bắc kênh N2 và phần diện tích phía Đông Quốc lộ 1), Gio Quang (phần diện tích phía Tây đường sắt).
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Gio Việt, Gio Hải, Trung Giang, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang (phần diện tích còn lại), Gio Châu (phần diện tích còn lại), Gio Phong (phần diện tích còn lại), Trung Sơn (phần diện tích còn lại).
6.5. Huyện Vĩnh Linh:
- Xã miền núi:
Các xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê.
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Hòa, Vĩnh Nam, Vĩnh Long, Vĩnh Tú, Vĩnh Chấp, Vĩnh Trung, Vĩnh Thành, Vĩnh Hiền, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thái.
6.6. Huyện Triệu Phong:
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Hòa, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Thành, Triệu Đông, Triệu Long, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Vân
– Xã Triệu Giang: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Ái: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía đông đường sắt Bắc Nam
- Các xã Trung du gồm:
– Xã Triệu Giang: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Ái: Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam
– Xã Triệu Thượng: Khu vực phía Tây đường Bắc Nam
6.7. Huyện Hải Lăng:
- Các xã Trung du gồm:
Bao gồm khu vực phía Tây đường sắt của các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn và phía Tây Quốc lộ 1A xã Hải Chánh.
- Các xã đồng bằng, gồm:
Các xã: Hải An, Hải Khê, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thiện, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Quế, Hải Dương, Hải Ba; Các vùng còn lại của các xã: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Phú.
6.8. Thị xã Quảng Trị:
Xã đồng bằng: Xã Hải Lệ
6.9. Huyện đào Cồn Cỏ: Áp dụng giá đất nông thôn vùng miền núi thuộc huyện Đakrông.
- Phân loại đất nông nghiệp trong đô thị:
7.1. Các phường tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn: Hồ Xá, Cửa Tùng, Gio Linh, Cửa Việt, Ái Tử, Hải Lăng giá đất như xã đồng bằng.
7.2. Thị trấn Cam Lộ giá đất như xã trung du.
7.3. Thị trấn Bến Quan giá đất như xã đồng bằng.
7.4. Các thị trấn: Khe Sanh, Lao Bảo, Đakrông giá đất như xã miền núi.
Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Quảng Trị.
Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Tính thuế sử dụng đất;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.
VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?
VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m.
Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.
Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Quảng Trị
- Bảng giá đất huyện Cam Lộ
- Bảng giá đất huyện đảo Cồn Cỏ
- Bảng giá đất huyện Đakrông
- Bảng giá đất thành phố Đông Hà
- Bảng giá đất huyện Gio Linh
- Bảng giá đất huyện Hải Lăng
- Bảng giá đất huyện Hướng Hóa
- Bảng giá đất thị xã Quảng Trị
- Bảng giá đất huyện Triệu Phong
- Bảng giá đất huyện Vĩnh Linh
Kết luận về bảng giá đất Đakrông Quảng Trị
Bảng giá đất của Quảng Trị được căn cứ theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Quảng Trị tại liên kết dưới đây: