Có nên đầu tư đất Phụng Hiệp không? Giá giao dịch nhà đất huyện Phụng Hiệp hiện nay [Hậu Giang]

Có nên đầu tư đất Phụng Hiệp không? Giá giao dịch nhà đất huyện Phụng Hiệp hiện nay [Hậu Giang]

Có nên đầu tư đất Phụng Hiệp không tại thời điểm hiện tại là câu hỏi được một số ít nhà đầu tư bất động sản quan tâm. Nhà đất Phụng Hiệp - Hậu Giang là 1 từ khóa mới xuất hiện trên mạng trong thời gian gần đây. Hãy cùng chúng tôi phân tích giá đất Phụng Hiệp tháng 11 năm 2024 bao nhiêu tiền thì mua được qua bài viết này nhé!

  1. Tại sao nên đầu tư đất Phụng Hiệp và không nên?
  2. Có nên mua đất Phụng Hiệp không?
  3. Điều kiện kinh tế của Phụng Hiệp - Hậu Giang
  4. Điều kiện giao thông của Phụng Hiệp - Hậu Giang
  5. Thông tin về huyện Phụng Hiệp
  6. Dự báo giá đất Phụng Hiệp
  7. Lời kết
  8. Biểu đồ giá đất Phụng Hiệp và xu hướng

Tại sao nên đầu tư đất Phụng Hiệp và không nên?

Phụng Hiệp là một huyện của Hậu Giang với diện tích tự nhiên khoảng 484km2 và dân số khoảng 188,017 người, mật độ dân số khoảng 389 người/km2.. Phụng Hiệp giáp với các địa phương như: thành phố ngã bảy (hậu giang), huyện kế sách (sóc trăng), huyện vị thuỷ (hậu giang), thị xã long mỹ (hậu giang), huyện mỹ tú (sóc trăng), huyện châu thành a (hậu giang), huyện châu thành (hậu giang), huyện châu thành (sóc trăng), đặc biêt là Phụng Hiệp giáp với cả các địa phương cấp thành phố, thị xã như thành phố ngã bảy, thị xã long mỹ, và đây chính là điểm cộng cho việc đầu tư nhà đất tại Phụng Hiệp vì cơ hội giao thương kinh tế với các thị xã/thành phố này là rất tuyệt vời. đầu tư bất động sản gần cửa khẩu tại huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang cũng khá hấp dẫn, bởi lẽ Phụng Hiệp có cửa khẩu: . Như chúng ta đã biết, Phụng Hiệp có các địa điểm du lịch như: Con đường tre đẹp nhất Hậu Giang, Căn cứ Bà Bái, Khu bảo tổn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch sinh thái Tây Đô, đây cũng là một điểm cộng cho đầu tư bất động sản tại Phụng Hiệp.

Có nên mua đất Phụng Hiệp không?

Phụng Hiệp là một huyện khá thưa dân [389 người/km2] của Hậu Giang vì đây là một huyện có địa hình, điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh xã hội không được thuận tiện cho lắm. Do đó, đầu tư bất động sản tại Phụng Hiệp sẽ có ưu điểm là giá đất Phụng Hiệp không cao lắm nhưng khả năng sinh lời và thanh khoản khá thấp, do đó bạn nên cân nhắc đầu tư đất tại Phụng Hiệp.

Tùy khả năng kinh tế và nhu cầu của bạn mà lựa chọn phân khúc giá nhà đất Phụng Hiệp. Đối với Phụng Hiệp là một huyện của Hậu Giang nên bạn có thể nghiên cứu mua nhà đất tại các địa phương có quy hoạch công nghiệp, du lịch... tại Phụng Hiệp và khu vực trung tâm của Phụng Hiệp như: Thị trấn Búng Tàu, Thị trấn Cây Dương, Thị trấn Kinh Cùng, sau đó mới nghiên cứu đầu tư tại các xã Xã Bình Thành, Xã Hiệp Hưng, Xã Hòa An, Xã Hòa Mỹ, Xã Long Thạnh, Xã Phụng Hiệp, Xã Phương Bình, Xã Phương Phú, Xã Tân Bình, Xã Tân Long, Xã Tân Phước Hưng, Xã Thạnh Hòa. Dù bạn mua đất Phụng Hiệp để làm gì thì cũng cần tìm hiểu trước về thông tin thửa đất như: thông tin quy hoạch, chanh chấp, thế chấp, sổ đỏ, thông tin chủ nhà đất.

Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Phụng Hiệp:

bản đồ Hậu Giang
bản đồ huyện Phụng Hiệp Hậu Giang

bản đồ huyện Phụng Hiệp trong bản đồ Tỉnh Hậu Giang

Phân tích giá bán đất Phụng Hiệp hiện nay

Mặc dù nhu cầu về nhà đất xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi nhưng giai đoạn tầm tháng 11 này thì các nhà đầu tư đi khảo sát và quan tâm đến thị trường đất đai hơn, trong đó không thể bỏ qua thị trường nhà đất Phụng Hiệp.

Dự báo giá đất Phụng Hiệp thời gian tới

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá bất nhà đất có xu hướng chung là chững lại, có chăng cũng chỉ tăng ở một số vị trí, một vài loại sản phẩm nhà đất. Thậm chí ở nhiều nơi xa trung tâm, hạ tầng chưa đầy đủ giá đã giảm, nhà đầu tư dùng đi vay lãi nhiều đang phải tìm cách bán cắt lỗ để lấy vốn. Mặc dù nhu cầu về nhà đất xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi nhưng giai đoạn tầm tháng 11 này thì các nhà đầu tư đi khảo sát và quan tâm đến thị trường đất đai hơn, trong đó không thể bỏ qua thị trường nhà đất Phụng Hiệp.

Giá đất Phụng Hiệp sẽ tăng mạnh trong năm nay hoặc vào năm 2025? Điều này không thể nào chắc chắn bởi lẽ giá đất biến đổi rất khó lường do vậy, chưa chắc đã có cơn sốt đất Phụng Hiệp trong năm sau. Để tăng giá đất Phụng Hiệp thì các dự án phải có trong quy hoạch và các dự án trong quy hoạch cần được triển khai nghiêm túc.

Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Phụng Hiệp:

Điều kiện kinh tế của Phụng Hiệp - Hậu Giang

Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 7.643 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản 3.607 tỷ đồng, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng 2.511 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại- dịch vụ 1.525 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 3,12%/năm, trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 0,59%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 6,45%/năm, thương mại- dịch vụ 3,68%/năm.

Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ. Cụ thể: nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 47,51% năm 2015 xuống còn 41,88% năm 2020, công nghiệp – xây dựng tăng mạnh từ 29,88% năm 2015 lên 34,94% năm 2020, thương mại – dịch vụ tăng từ 22,61% lên 23,18%.

Thu - chi ngân sách nhà nước:

  • Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 933.463 triệu đồng, đạt 130,91% chỉ tiêu (trong đó thu nội địa: 78.736 triệu đồng, đạt 110,35% chỉ tiêu).
  • Tổng chi ngân sách địa phương: 917.727 triệu đồng, đạt 129,19% chỉ tiêu.

Nông nghiệp

Giá trị sản xuất năm 2020 (giá hiện hành) đạt 4.905 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân (giá so sánh 2010) đạt 0,59%/năm.

  • Cây lúa: diện tích gieo trồng năm 2020 đạt 48.363,3 ha, đạt 101,6% kế hoạch, đã thu hoạch dứt điểm, năng suất 6,8 tấn/ha (tăng so với cùng kỳ năm trước 0,26 tấn/ha), sản lượng 328.674 tấn, đạt 105,2% kế hoạch, lợi nhuận bình quân từ 18 - 25 triệu đồng/ha.
  • Diện tích mía năm 2020 có diện tích 4.898,37 ha, đạt 97,97% kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm thu hoạch dứt điểm, ước năng suất 105 tấn/ha, sản lượng 514.328 tấn, đạt 102,87% kế hoạch.
  • Cây lâu năm: với các cây trồng chủ lực là xoài, cam, quýt, dừa,... diện tích năm 2020 có diện tích 9.852ha, đạt 100,5% kế hoạch. Trong đó: Cây có múi là 5.107,8 ha, xoài 670,1, nhãn 141,7 ha, mít 429,8 ha, mãng cầu 318,7 ha, dừa 584,2 ha, khóm 45 ha và cây ăn trái khác 2.511,7 ha. Diện tích cho sản phẩm 7.005 ha, sản lượng 88.291 tấn, đạt 104%.
  • Rau màu và rẫy dây các loại: Có diện tích 5.688ha, đạt 103% kế hoạch, chủ yếu được trồng xen với cây mía, cây ăn quả, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, sản lượng 78.000 tấn, đạt 109% kế hoạch.
  • Chăn nuôi: Đàn trâu 86 con, đạt 43% kế hoạch; đàn bò 857 con, đạt 72,63% kế hoạch; đàn heo 26.458 con, đạt 132% kế hoạch; đàn gia cầm 784.858 con, đạt 104% kế hoạch. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 10.172 tấn, đạt 122,5% kế hoạch.
  • Nuôi trồng thủy sản có diện tích thả nuôi 4.806,39 ha, đạt 106,8% kế hoạch (Trong đó: cá ao thả nuôi 1.610,39 ha; cá ruộng thả nuôi 3.196 ha), sản lượng 28.800 tấn, đạt 106% kế hoạch. Có nhiều mô hình nuôi cá lóc, cá rô đồng, thát lát, các loại cá trắng trên ruộng lúa hiệu quả kinh tế cao.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 1.314 tỷ đồng, trong đó huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân đóng góp 119,5 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 9,09%). Toàn huyện có 6/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 50%, các xã còn lại đạt từ 10 - 17 tiêu chí.

Công nghiệp – xây dựng

Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện là 925 cơ sở, trong đó: sản xuất chế biến thực phẩm 160 cơ sở, sản xuất đồ uống 286 cơ sở, chết biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ 42 cơ sở, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 19 cơ sở, sản xuất sản phẩm từ kinh loại đúc sẵn 138 cơ sở. Tổng giá trị sản xuất đạt 7.263 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,45%/năm. Cơ cấu các thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung đa số ở loại hình kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp. Thế mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tập trung ở các ngành nghề chế biến và chế tạo. Trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng cao, trên 80% tổng giá trị sản xuất. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có quy mô sản xuất tương đối đều, tập trung trên các tuyến quốc lộ, các tuyến kênh lớn để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá.

Một số cơ sở sản xuất chính trên địa bàn như:

  • Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh, nhà máy được đặt tại ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng
  • Công ty TNHH Một thành viên Phân hữu cơ Ân Thịnh Điền, ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng
  • Công ty Cổ phần thực phẩm Trí Thành, tại ấp Trường Khánh 2, xã Long Thạnh.

Dịch vụ

Giá trị sản xuất đạt năm 2020 đạt 2.184 tỷ đồng, tăng bình quân 3,68%/năm. Thu hút được một số nhà đầu tư xây dựng các Khu dân cư - Trung tâm thương mại trên địa bàn. Hoạt động hộ kinh doanh cá thể tiếp tục phát triển, với 1.359 hộ đăng ký kinh doanh, tổng vốn 174 tỷ đồng, nâng tổng số toàn huyện có 7.997 cơ sở kinh doanh.

Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục được nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 23.414 tỷ đồng, tăng bình quân 4,88%/năm. Trong giai đoạn qua đã xây dựng và phát triển được 14 chợ (trong đó, có 1 chợ hạng II và 13 chợ hạng III), 6 khu dân cư và trung tâm thương mại và 109 doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài ra, có 2 cửa hàng bách hóa xanh, 2 cửa hàng điện máy xanh được đầu tư với quy mô tương đối lớn, cung cấp kênh bán hàng hiện đại và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung ở địa phương.

Lao động

Năm 2020, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện 122.959 người (chiếm 65,47% tổng dân số), trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế 114.352 người, chiếm 93,0% lao động trong độ tuổi. Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi theo hướng tích cực, cụ thể:

  • Nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 55,68% năm 2016 xuống còn 51,9% năm 2020.
  • Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 20,15% năm 2016 lên 21,87% năm 2020.
  • Thương mai - dịch vụ tăng từ 24,17% năm 2016 lên 26,24% năm 2020.
  • Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng lao động đạt 31,76%, số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 14.723 lao động. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đang có xu hướng giảm, lao động có chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng tuy nhiên chủ yếu có trình độ chuyên môn còn ở mức hạn chế.

Giáo dục

Toàn huyện hiện có 64 trường trực thuộc với 160 điểm học (Mẫu giáo 17 trường với 65 điểm học, tiểu học có 34 trường với 78 điểm học và THCS có 17 điểm học); tổng số có 1.039 phòng học (trong đó 400 phòng kiên cố, 592 phòng bán kiên cố, 47 phòng tiền chế) và 254 phòng quản trị, phòng phục vụ học tập. Ngoài ra, còn có 4 trường THPT (THPT Cây Dương, THPT Hòa An, THPT Lương Thế Vinh, THPT Tân Long) và 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 51/64 trường, đạt tỷ lệ 79,68%, trong đó:

  • Mẫu giáo: 16/17 trường đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ: 94,47%: MG Sơn Ca, MG Cây Dương, MG Long Thạnh, MG Tân Bình 1; MG Hiệp Hưng; MG Hòa Mỹ; MG Hòa An; MG Hoa Hồng; MG Tân Bình 2, MG Khu CCTU Cần Thơ, MG Bình Thành; MG Hương Sen; MG Phụng Hiệp và MG Phương Phú, MG Tân Long, MG Tân Phước Hưng (đang chờ UBND tỉnh ra quyết định công nhận).
  • Tiểu học: 25/34 trường đạt chuẩn, đạt 73,52%, gồm: TH Cây Dương 1, 2; TH Tân Bình 1, 2, 3; TH Phương Bình 1, 2; TH Phương Phú 1,2; TH Thạnh Hòa 1, 2, 3, TH Phụng Hiệp, TH Long Thạnh 2, 3; TH Hòa An 1, 2, 3, 4; TH Búng Tàu; TH Tân Long 1; TH Bình Thành, TH TT Kinh Cùng; TH Tân Phước Hưng và TH Hiệp Hưng 2.
  • Trung học cơ sở: 10/13 trường đạt chuẩn, đạt 76,92%, gồm: THCS Thạnh Hòa, THCS Tân Bình; THCS Tây Đô, THCS Phương Phú, THCS Kinh Cùng, THCS Hiệp Hưng, THCS Long Thạnh, THCS Tân Long; THCS Búng Tàu và THCS Bình Thành.

Y tế

Hoạt động y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, y tế dự phòng được chú trọng, kịp thời ngăn chặn, phòng chống hiệu quả dịch bệnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Thực hiện tốt công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân. Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân đạt 3,72 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 9,57 giường. Vận động 170.826 người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm tỷ lệ 90% dân số.

Điều kiện giao thông của Phụng Hiệp - Hậu Giang

Giao thông đường bộ

Tuyến quốc lộ: hiện đang sử dụng 3 tuyến: Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, Quản Lộ - Phụng Hiệp tổng chiều dài khoảng 26 km, mặt đường trung bình 10 - 12m, được trải nhựa, mặt chất lượng tốt.

Các tuyến đường tỉnh: gồm 4 tuyến: ĐT.927, ĐT.927B, ĐT.928, ĐT.928B, tổng chiều dài 42,8 km, rộng từ 3,5 – 5,5m, nền đường 6,5 – 9m.

Các tuyến đường huyện: gồm 8 tuyến, tổng chiều dài 23,8 km, mặt 3,5 – 5m, được trải nhựa hoặc cấp phối.

Giao thông nông thôn: mặt rộng từ 1,5 – 3m, hàng năm đều được nâng cấp, sửa chữa.

Giao thông thủy

Đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện, các tuyến chính: kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, kênh Lái Hiếu, kênh Ngang, kênh Bún Tàu, ngoài ra còn có hàng trăm tuyến kênh, rạch nhỏ khá thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.

Thông tin về huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang)

Huyện Phụng Hiệp có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Cây Dương (huyện lỵ), Búng Tàu, Kinh Cùng và 12 xã: Bình Thành, Hiệp Hưng, Hòa An, Hòa Mỹ, Long Thạnh, Phụng Hiệp, Phương Bình, Phương Phú, Tân Bình, Tân Long, Tân Phước Hưng, Thạnh Hòa với 128 ấp.

Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Vị Thanh khoảng 37 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 36 km về phía Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Ngã Bảy
  • Phía đông nam giáp huyện Châu Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
  • Phía tây giáp huyện Vị Thủy và thị xã Long Mỹ
  • Phía nam giáp huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
  • Phía bắc giáp huyện Châu Thành A
  • Phía đông bắc giáp huyện Châu Thành.

Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông và Tây thì thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau: vùng gò đồi có cao trình trên 1,2m (Hòa An), vùng ven Quốc lộ 61 cao trình biến đổi từ 0,9 – 1,2m, vùng trung tâm huyện từ 0,6 – 0,9m, vùng Quốc lộ 1A và Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng dưới 0,6m.

Khí hậu, thời tiết

Phụng Hiệp nói riêng và Hậu Giang nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với nền nhiệt cao và ổn định, các chế độ quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí,... phân hóa thành hai mùa rõ rệt, với những đặc trưng sau:

Nhiệt độ không khí
  • Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 27,7°C, mức chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5 – 4°C), nhưng mức chênh lệch trong ngày khá lớn, trong các tháng mùa khô dao động từ 24 – 35°C và trong các tháng mùa mưa dao động từ 22 – 32°C.
  • Tổng tích ôn lớn (9.750°C - 9.850°C/năm), thời gian chiếu sáng bình quân năm lớn (2.507,4 giờ/năm), nhưng phân bố không đều, trong đó các tháng mùa khô có thời gian chiếu sáng từ 250 - 275 giờ/tháng và các tháng trong mùa mưa có thời gian chiếu sáng khoảng 170-180 giờ/tháng.
Chế độ mưa

Chế độ mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11 dương lịch, với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.800 – 1.900 mm, số ngày mưa trung bình 189 ngày/năm. Đặc điểm đáng chú ý là trong mùa mưa, do lượng mưa tập trung lớn cộng với nước lũ sông Mekong tràn về (tháng 8 và 10) không kịp tiêu thoát đã gây ra ngập úng trên phạm vi lớn. Trong những năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu đã có hiện tượng lũ lụt nặng ở một số khu vực trên địa bàn huyện (Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú), gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, ảnh hưởng các công trình xây dựng và đời sống nhân dân.

Độ ẩm không khí
  • Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm 82,4%, cao nhất 94%, thấp nhất 62,2%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn.
  • Lượng bốc hơi bình quân 644 mm, bằng 25-30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên 50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch.
Chế độ gió

Tốc độ gió trung bình trong năm 3,5m/s với 3 hướng gió thịnh hành, bao gồm:

  • Từ tháng 11 – 12: gió Đông - Bắc gây khô và mát
  • Từ tháng 2 – 6: gió Đông - Nam gây khô và nóng, nhiệt độ không khí tăng, độ ẩm giảm
  • Từ tháng 6 – 11: gió Tây - Nam thổi từ biển vào mang nhiều hơi nước nên mưa nhiều trong thời gian này.

Thủy văn

Chế độ thủy văn
  • Hệ thống kênh rạch huyện Phụng Hiệp chịu tác động mạnh bởi chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây, chế độ dòng chảy chính của sông rạch, chế độ mưa tại chỗ và địa hình.
  • Thủy triều biển Đông: Là chế độ bán nhật triều với 2 kỳ triều cường (1 và 15 âm lịch) và 2 kỳ triều kém (7 và 23 âm lịch) trong mỗi tháng, thời gian mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày, đồng thời có 2 đỉnh và 2 chân trong mỗi ngày. Triều biển Đông theo sông Hậu và kênh rạch tác động vào địa bàn khá mạnh ở khu vực ven sông và kênh chính, yếu dần khi vào sâu nội đồng (5-10km), biên độ triều chênh lệch khá lớn, có tác dụng tốt cho việc tưới tiêu, nhất là với các xã phía Bắc huyện.
  • Thủy triều biển Tây: Là chế độ nhật triều có pha bán nhật triều nhưng không rõ nét. Triều biển Tây theo hệ thống sông Cái Lớn tác động vào khu vực phía Tây Nam của Phụng Hiệp, do biên độ triều nhỏ (tại trạm Vị Thanh 25 - 68cm), nên tiêu thoát nước chậm.
  • Dưới tác động của triều biển Đông và triều biển Tây, khu vực giữa huyện (phía Nam kênh Lái Hiếu và phía bắc kênh Nàng Mau) nằm trong vùng giáp nước nên khả năng tiêu thoát nước của khu vực này khó khăn, đặc biệt là các tháng mưa lũ.
Độ sâu ngập và thời gian ngập

So với các tỉnh khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, lũ ở Phụng Hiệp thường đến chậm, thông thường từ tháng 8 đến tháng 10 lũ từ sông Hậu theo các kênh chính đổ vào Phụng Hiệp rồi tiêu thoát theo hướng biển Tây.

Tài nguyên đất

Huyện có 3 nhóm đất, được phân thành 6 loại đất sau:

  • Nhóm đất phù sa: Diện tích 13.837,59 ha chiếm 28,56% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố rải rác ở tất cả các xã, trên địa hình cao đến trung bình. Đây là nhóm đất tốt nhất trong các nhóm đất có trên địa bàn huyện, trong đó được phân thành 2 loại đất sau:
    • Đất phù sa gley: diện tích 11.613,69 ha chiếm 23,97% diện tích tự nhiên.
    • Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: diện tích 2.223,90 ha chiếm 4,59% diện tích tự nhiên.
  • Nhóm đất phèn: Diện tích 27.999,80 ha, chiếm 57,79% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhóm đất này khá giàu dinh dưỡng và chất hữu cơ, nhưng bị hạn chế bởi độc tố phèn ở các mức độ khác nhau và được chia thành 3 loại đất sau:
    • Đất phèn tiềm tàng sâu: diện tích 2.756,86 ha chiếm 5,69% diện tích tự nhiên.
    • Đất phèn hoạt động nông: diện tích 7.083,53 ha chiếm 14,62% diện tích tự nhiên
    • Đất phèn hoạt động sâu: diện tích 18.164,26 ha chiếm 37,49% diện tích tự nhiên.
  • Nhóm đất nhân tác (đất phi nông nghiệp): Diện tích 4.074,72 ha (chiếm 8,41% diện tích tự nhiên).

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nước dùng trong sản xuất và sinh hoạt ở Phụng Hiệp hiện nay chủ yếu là nước mặt. Tài nguyên nước mặt của huyện khá dồi dào, được cung cấp từ hai nguồn chính là nước mưa tại chỗ và nước sông Mêkông qua nhánh sông Hậu.

Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu công bố của Liên đoàn VIII Địa chất Thủy văn và Xí nghiệp Khai thác Nước ngầm số 5 cho thấy nước ngầm ở Hậu Giang nói chung và Phụng Hiệp nói riêng có 4 tầng: Holoxen, Pleistoxen, Plioxen và Mioxen.

Tài nguyên rừng

Hiện tại đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở khu vực trũng phèn và ngập nước tại phía Tây của huyện, thuộc địa giới của xã Phương Bình, Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng, gồm đất rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân.

Theo thống kê của ngành Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện 3.234,56 ha, trong đó: đất rừng sản xuất 485,21 ha (Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân), đất rừng đặc dụng 2.749,35 ha (Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng).

Theo Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 22 tháng 1 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Hậu Giang năm 2021, diện tích rừng đặc dụng quy hoạch cho lâm nghiệp 2.805 ha (Khu Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng), đất rừng sản xuất 1.222,06 ha (Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân). Diện tích có rừng của huyện Phụng Hiệp 2.813,25 ha, đất rừng đặc dụng 1.482,7 ha, rừng sản xuất 1.330,55 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 4,75% (cao nhất tỉnh).

Lời kết cho việc có nên đầu tư đất Phụng Hiệp không?

Như đã phân tích ở bên trên trên của chúng tôi về việc có nên mua đất Phụng Hiệp không? Có nên đầu tư đất Phụng Hiệp không? Phần nào đã giúp bạn nắm được một số các thông số cơ bản để đầu tư đất tại huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang, quý vị lưu ý, bài viết mang tính phân tích cá nhân, chúng tôi tuyên bố miễn trừ trách nhiệm với các hoạt động sử dụng thông tin của bạn. Và điều đặc biệt là khi mua đất Phụng Hiệp thì bạn cần kiểm tra lại quy hoạch xem thửa đất có vướng quy hoạch gì không nhé! Về đầu tư đất Phụng Hiệp, chúng tôi xin tóm tắt lại một số ý chính như sau:

.Phụng Hiệp giáp với các địa phương như: thành phố ngã bảy (hậu giang), huyện kế sách (sóc trăng), huyện vị thuỷ (hậu giang), thị xã long mỹ (hậu giang), huyện mỹ tú (sóc trăng), huyện châu thành a (hậu giang), huyện châu thành (hậu giang), huyện châu thành (sóc trăng), đặc biêt là Phụng Hiệp giáp với cả các địa phương cấp thành phố, thị xã như thành phố ngã bảy, thị xã long mỹ, và đây chính là điểm cộng cho việc đầu tư nhà đất tại Phụng Hiệp vì cơ hội giao thương kinh tế với các thị xã/thành phố này là rất tuyệt vời. ..đầu tư bất động sản gần cửa khẩu tại huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang cũng khá hấp dẫn, bởi lẽ Phụng Hiệp có cửa khẩu: ..

Biểu đồ giá đất huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) 12/2023 đến 11/2024

Dưới đây là bản đồ thể hiện xu hướng giá nhà đất huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) 12/2023 đến 11/2024 trong thời gian 12 tháng gần đây, giá trung bình chúng tôi tham khảo tại một số kênh rao vặt bất động sản. Nếu tháng nào chưa thống kê được sẽ có giá trị bằng 0.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.