Bản đồ quy hoạch tỉnh Bạc Liêu chi tiết và các dự án tại Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh giáp với: Hậu Giang,Sóc Trăng,Cà Mau,Kiên Giang. Trong bài viết này sẽ giới thiệu tới quý vị Bản đồ quy hoạch tỉnh Bạc Liêu chi tiết và các dự án tại Bạc Liêu mới nhất.

Trong lĩnh vực bất động sản chúng ta từng nghe qua các thuật ngữ như: Bản đồ quy hoạch 1/50000, 1/25000, 1/5000, 1/2000, 1/500…. Vậy ý nghĩa của từng bản đồ quy hoạch là gì ? Chúng có liên hệ gì với nhau ? và tại sao mua đất dự án phải có bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 có an toàn không. Trước khi đến với nội dung về Bản đồ quy hoạch tỉnh Bạc Liêu chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan về quy hoạch nhé.

Quy hoạch là gì và có ý nghĩa gì trong quy hoạch tỉnh Bạc Liêu?

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Trong luật Quy hoạch đô thị năm 2009, phần giải thích từ ngữ (điều 3) quy định:

“Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”.

Bản đồ quy hoạch là gì?

Theo quy định tại Luật quy hoạch (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì sơ đồ, bản đồ quy hoạch được quy định như sau:

“Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.”

Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác có liên quan đến lĩnh vực này như:

  • Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
  • Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
  • Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
  • Bản đồ quy hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật đất đai 2013

“Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.”

Quy hoạch hành chính tỉnh Bạc Liêu

  • Bài chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính của Bạc Liêu
Tập tin:Former emblem of Baclieu Province.png
Logo cũ của tỉnh Bạc Liêu

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, trong đó có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã (bao gồm 512 khóm, ấp).

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Bạc Liêu
Thị xã
Giá Rai
Huyện
Đông Hải
Huyện
Hòa Bình
Huyện
Hồng Dân
Huyện
Phước Long
Huyện
Vĩnh Lợi
Diện tích (km²) 213,80 354,49 579,63 426,49 423,95 417,84 252,80
Dân số(người) 158.264 145.340 154.607 119.290 113.351 125.186 102.169
Mật độ dân số (người/km²) 740 410 267 280 267 300 404
Số đơn vị hành chính 7 phường, 3 xã 3 phường, 7 xã 1 thị trấn, 10 xã 1 thị trấn, 7 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 7 xã 1 thị trấn, 7 xã
Năm thành lập 20102015 200220051947 1920 1900
Loại đô thị IIIV
Nguồn: Dân số tỉnh Bạc Liêu ngày 1 tháng 11 năm 2021

Bản đồ quy hoạch Bạc Liêu mới nhất 2024

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bạc Liêu mới nhất

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bạc Liêu mới nhất.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Danh sách các dự án tại tỉnh Bạc Liêu mới nhất

Dưới đây là Danh sách các dự án tại tỉnh Bạc Liêu bao gồm các dự án làm đường, dự án KCN, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...

Danh sách đang được cập nhập

Thông tin về tỉnh Bạc Liêu

Vị trí địa lý

Ngã tư cầu Kim Sơn, TP. Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích đất tự nhiên là 2.669  km2, chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp với tỉnh Hậu Giang
  • Phía đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng
  • Phía tây nam giáp với tỉnh Cà Mau
  • Phía tây bắc giáp với tỉnh Kiên Giang
  • Phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km.

Tọa độ địa lý của tỉnh Bạc Liêu:

  • Điểm cực Bắc ở vĩ độ 9o37’00’’ Bắc tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân.
  • Điểm cực Nam ở Vĩ độ 9o00’00’’ Bắc tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải.
  • Điểm cực Tây ở Kinh độ 105o15’00’’ Đông tại xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai.
  • Điểm cực Đông ở Kinh độ 105o52’30’’ Đông tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi.

Vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 40.000 km2 là một vùng biển giàu tiềm năng, nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng.

Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (Quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như Nam Sông Hậu, Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đến thành phố Cà Mau (Quản Lộ - Phụng Hiệp) đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế xã hội.

Điều kiện tự nhiên

I. Địa hình

Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi chính và thấp vì lẽ đó cũng không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Độ cao khoảng từ 0,8 đến 1,5m so với mặt biển. Hướng nghiêng đia hình từ đông bắc xuống tây nam, độ nghiêng trung bình từ 1 đến 1,5 cm/km. Trong vùng có nhiều ô trũng như: các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai thuộc vùng trũng của trung tâm bán đảo Cà Mau. Các giồng cat ven biển tạo hướng nghiêng từ biển vào trong nội đồng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như: Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Điền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai chia cắt địa hình của tỉnh.

Thềm lục địa mở rộng, biển nông và bãi biển thoải từ 30 đến 70, dòng biển Đông Bắc ổn định, có vai trò quan trọng trong bồi tụ, mỗi năm mở rộng thêm ra biển hơn 30m tạo nên các bãi bồi. Bãi bồi mở tới đâu thì rừng ngập mặn tiến ra tới đó. Tuy nhiên, đoạn từ Ấp Gò Cát (xã Điền Hải) tới thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) lại đang diễn ra quá trình sạc lở cửa sông và bờ biển lại rất mạnh, khoảng 10m/năm.

Con người tác động rất đáng kể đến địa hình hiện tại của tỉnh. Hàng trăm cây số kênh mương, đường sá với hàng triệu mét khối đất đào đắp, việc cải tạo những vùng đất phèn qua nhiều làm thế hệ đã làm thay đổi nhiều bề mặt địa hình của tỉnh. Từ vùng hoang hóa trở thành vùng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế.

II. Khí hậu

Bạc Liêu nằm ở vĩ độ thấp, trong khu vực gió mùa nên khí hậu Bạc Liêu mang tính chất cận xích đạo gió mùa (nhiệt đới gió mùa) rất điển hình, với nền nhiệt cai và ổn định, biên nhiệt dao độngtrong năm nhỏ, lượng mưa lớn, mưa theo mùa và thất thường.

1. Nhiệt độ

Do góc nhập xạ quanh năm lớn nên tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn. Nhiệt độ trung bình năm dao dộng trong khoảng 26 - 270C. Tháng nóng nhất là tháng 5 nhiệt độ 35 - 360C và có khi lên tới 370C, có nhiệt độ trung bình trên 290C và tháng thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ 200C và có khi từ 18 - 200C, có nhiệt độ trung dưới 250C. Biên độ nhiệt năm trung bình khoảng 3,60C. Bạc Liêu có bờ biển khá dài, ven biển và trong đất liền nên có tiềm năng lớn về phát triển điện mặt trời.

2. Lượng mưa

Bạc Liêu có lượng mưa vào loại trung bình so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1700 mm/năm.

Mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), chiếm khoảng hơn 93% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Mưa không đều giữa các địa phương trong tỉnh, lượng mưa giảm dần từ tây sang đông, giảm dần từ nội địa ra biển. Khu vực giáp các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, vùng tây: thị xã Giá Rai và các huyện Phước Long, Hồng Dân có lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm/năm. Khu vực từ thị xã Giá Rai đến huyện Hòa Bình có lượng mưa trung bình khoảng từ 1800 đến 2000 mm/năm, khu vực đông bắc: huyện Vĩnh Lợi có lượng mưa trung bình khoảng từ 1600 đến 1800 mm/năm. Riêng vùng ven biển từ xã Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu) đến thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) lượng mưa thường ít hơn, khoảng 1600 mm/năm. Lượng mưa không đều theo các năm, có năm mưa nhiều, có năm mưa ít.

Bảng thống kê
Năm
Lượng mưa ở Bạc Liêu qua một số năm
Lượng mưa
2002
1630,6
2004
1727,6
2006
2354,8
2008
2017,5
2010
2409,5
2016
1895
Nguồn: Địa lí địa phương Bạc Liêu Tỉnh Bạc Liêu

Mưa thường diễn ra theo từng đợt, một đợt mưa có thể kéo dài từ 7 ngày tới 20 ngày, trường hợp cá biệt có thể tới hơn 1 tháng. Giữa hai đợt mưa có một đợt khoảng thời gian không mưa hoặc ít mưa, khoảng thời gian này có thể kéo dài hàng tuần, cá biệt có thể kéo dài hàng tháng gây hạn hán ngay trong mùa mưa, đó là hạn bà chằng. Phần lớn các địa phương trong tỉnh nằm trong khu vực có hạn bà chằng. Do đó, sản xuất nông nghiệp ở Bạc Liêu từ trồng lúa đến nuôi trồng thuỷ hải sản cần chú ý tới đặc điểm này. Bên cạnh đó, đầu và cuối mùa mưa thường xuất hiện hiện tượng giông sét rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của nhân dân.

3. Gió

Nằm trong khu vực gió mùa nên Bạc Liêu có hai mùa gió:

- Gió mùa mùa hạ: Thổi từ cuối tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ yếu là Tây và Tây Nam mang theo lượng mưa lớn cho vùng. Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Vào mùa này, đôi khi có hiện tượng giông sét và vòi rồng, có gió giật mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống nhân dân.

- Gió mùa mùa đông: Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chính là hướng Đông, ngoài ra có gió thổi theo hướng Đông Bắc (thường vào tháng 11 và tháng 12), Đông Nam (thổi vào tháng 2, 3, 4) và hướng Đông Bắc (thổi xen kẽ với gió Đông và Đông Bắc trong tháng 11 và tháng 12). Những tháng chuyển tiếp từ chế độ gió mùa mùa hạ qua gió mùa đông thường xuất hiện gió Đông và Tây.

Bạc Liêu có bờ biển khá dài, ven biển gió thổi mạnh nên có tiềm năng lớn về phát triển điện gió.

III. Sông ngòi và nước ngầm

1. Sông ngòi

Hệ thống sông rạch ở Bạc Liêu chủ yếu là kênh đào, với mật độ cao, phân bố đều, có vai trò quan trọng trong tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ, đặc biệt là rửa phèn, rửa mặn cho đất. Do ảnh hưởng của biển nên hầu hết các hệ thống sông rạch của tỉnh có vai trò như những lạch truyền triều. Chế độ nước của các dòng sông phụ thuộc vào chế độ triều và chế độ mưa. Đây là điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, làm muối và mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thuỷ triều cũng làm cho nhiều vùng đất đang bị mặn hóa, triều cường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng phía Nam Quốc lộ 1.

2. Nước ngầm

Đây là nguồn nước rất quan trọng cung cấp nước ngọt sinh hoạt và sản xuất của tỉnh, có 3 tầng nước: tầng Plêitôxin, Plêiôxen và Miôxen. Tuy trữ lượng nước ngầm khá phong phú, song việc khai thác, sử dụng cũng cần tiết kiệm và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống sông ngòi tại Bạc Liêu chia làm hai nhóm:

  • Nhóm 1 chảy ra hải lưu phía nam:
Sông Gành Hào, ranh giới tự nhiên
giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
  • Nhóm 2 chảy ra sông Ba Thắc.
Sông Cái, ranh giới tự nhiên
giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Hậu Giang
Kênh Nhà Mát ở TP. Bạc Liêu

IV. Thổ nhưỡng

Đất ở Bạc Liêu gồm:

- Đất phèn hoạt động: diện tích 93.265 ha, chiếm 38,6%. Phân bố ở các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai. Đất này được cải tạo thông qua chương trình ngọt hóa, một phần đang chuyển đổi để phát triển nông nghiệp với hệ thống canh tác mới: lúa - tôm, lúa - cá.

- Đất mặn: đất phù sa được tích tụ trong môi trường nước mặn, có diện tích là 80.863 ha, chiếm 33,6%. Phân bố dọc bờ biển và khu vực phía Nam Quốc lộ 1. Chia làm 4 nhóm phụ: mặn nhiều, mặn trung bình, mặn ít và đất rừng ngập mặn.

- Đất phèn tiềm tàng: hình thành những vùng đất trẻ, còn bị nhiễm mặn, khả năng thoát nước kém. Diện tích khoảng 55.584 ha, chiếm 23,1%. Phân bố ở một số xã phía tây huyện Đông Hải và một số xã tây bắc huyện Hồng Dân, đang được khai thác nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây công nghiệp như mía, khóm, tràm, bạch đàn, trúc.

- Đất bãi bồi và đất khác: diện tích hơn 10.000 ha, chiếm 4,5%. Phân bố ở vùng ven biển của thành phố Bạc Liêu, các huyện Hoà Bình, Đông Hải và ven kênh rạch các huyện, thị xã trong nội địa. Phần lớn còn hoang hóa.

- Đất cát giồng: diện tích 447 ha, chiếm 0,2%. Phân bố ở ven biển các xã Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu) và xã Vĩnh Hậu (huyện Hoà Bình). Nhãn là loại cây ăn trái có mặt hàng trăm năm, là cây trồng chính trên đất này và còn là vùng chuyên canh rau, củ, hoa màu của tỉnh.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

V. Sinh vật

1. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất rừng 4.657 ha, chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường các loại cây ở đây chủ yếu là cây mấy (còn gọi là cây mắm), tràm, cây đước. Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến như rừng tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật.

2. Động vật

Động vật trên cạn có nhiều loài, số lượng lớn. Chim là động vật có số lượng lớn nhất. Các loài chim như cồng cộc, bồ nông, cò trắng, cờ đen, diệc, chim cuốc, bìm bịp,... Cư trú và sinh sản tại các cánh rừng ngập mặn hoặc những vạc rừng trồng phân tán trong khu dân cư. Bò sát có 12 loài như trăn, rắn, kì đà, kì nhông, tắc kè, thằn lằn, rắn mối,... Một số loài sống dưới đất, làm hang và sinh sản ở các gò đất cao, một số loài sống trên cây. Một số loài quý hiếm như rắn hổ mang, cò quắm trắng có trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều loài có hại như chuột và côn trùng phát triển nhanh, phá hoại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

Động vật dưới nước rất phong phú, thuỷ sản nước mặn như cá: hồng, thu, chim,... Nguồn thuỷ sản nước ngọt gồm 14 loài cá đồng, ưu thế là cá: lóc, trê, rô, thát lát, ltôm càng,... Thuỷ sản nước lợ gồm cá: keo, đối, tôm, cua, sò,...

Biển

Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ. Trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường… Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm, có thể trở thành nơi xuất, nhập khẩu trực tiếp. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết. Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.