Có nên đầu tư đất Phước Long không tại thời điểm hiện tại là câu hỏi được một vài nhà đầu tư bất động sản quan tâm. Nhà đất Phước Long - Bạc Liêu là 1 từ khóa mới xuất hiện trên mạng trong thời gian gần đây. Hãy cùng chúng tôi phân tích giá đất Phước Long tháng 01 năm 2025 bao nhiêu tiền thì mua được qua bài viết này nhé!
- Tại sao nên đầu tư đất Phước Long và không nên?
- Có nên mua đất Phước Long không?
- Các khu công nghiệp tại Phước Long
- Điều kiện kinh tế của Phước Long - Bạc Liêu
- Điều kiện giao thông của Phước Long - Bạc Liêu
- Thông tin về huyện Phước Long
- Dự báo giá đất Phước Long
- Lời kết
- Biểu đồ giá đất Phước Long và xu hướng
Tại sao nên đầu tư đất Phước Long và không nên?
Có nên mua đất Phước Long không?
Phước Long là một huyện rất thưa dân [299 người/km2] của Bạc Liêu vì đây là một huyện có địa hình, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội không thuận tiện. Do đó, đầu tư bất động sản tại Phước Long sẽ có ưu điểm là giá đất Phước Long rất rẻ nhưng khả năng sinh lời và thanh khoản rất thấp vì ít nhà đầu tư quan tâm, do đó bạn nên cân nhắc đầu tư đất tại Phước Long.Tùy khả năng kinh tế và nhu cầu của bạn mà lựa chọn phân khúc giá nhà đất Phước Long. Đối với Phước Long là một huyện của Bạc Liêu nên bạn có thể nghiên cứu mua nhà đất tại các địa phương có quy hoạch công nghiệp, du lịch... tại Phước Long và khu vực trung tâm của Phước Long như: Thị trấn Phước Long, sau đó mới nghiên cứu đầu tư tại các xã Xã Hưng Phú, Xã Phong Thạnh Tây A, Xã Phong Thạnh Tây B, Xã Phước Long, Xã Vĩnh Phú Đông, Xã Vĩnh Phú Tây, Xã Vĩnh Thanh. Dù bạn mua đất Phước Long để làm gì thì cũng cần tìm hiểu trước về thông tin thửa đất như: thông tin quy hoạch, chanh chấp, thế chấp, sổ đỏ, thông tin chủ nhà đất.
Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Phước Long:
- Bảng khung giá đất huyện Phước Long năm 2025.
- Bảng khung giá đất Bạc Liêu năm 2025.
- Hệ số điều chỉnh giá đất Bạc Liêu năm 2025.
bản đồ huyện Phước Long trong bản đồ Tỉnh Bạc Liêu
Phân tích giá bán đất Phước Long hiện nay
Dự báo giá đất Phước Long thời gian tới
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá bất nhà đất có xu hướng chung là chững lại, có chăng cũng chỉ tăng ở một số vị trí, một vài loại sản phẩm nhà đất. Thậm chí ở nhiều nơi xa trung tâm, hạ tầng chưa đầy đủ giá đã giảm, nhà đầu tư dùng đi vay lãi nhiều đang phải tìm cách bán cắt lỗ để lấy vốn. Hiện nay đang là đầu năm dương lịch và bước vào giai đoạn cuối năm âm lịch nên giao dịch đất đai tại Phước Long cũng sẽ có xu hướng chững lại chứ không nhộn nhịp như giữa năm hoặc đầu năm âm lịch sau tết.
Giá đất Phước Long sẽ tăng mạnh trong năm nay hoặc vào năm 2026? Điều này không thể nào chắc chắn bởi lẽ giá đất biến đổi rất khó lường do vậy, chưa chắc đã có cơn sốt đất Phước Long trong năm sau. Để tăng giá đất Phước Long thì các dự án phải có trong quy hoạch và các dự án trong quy hoạch cần được triển khai nghiêm túc.
Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Phước Long:
- Bảng khung giá đất huyện Phước Long năm 2025.
- Bảng khung giá đất Bạc Liêu năm 2025.
- Hệ số điều chỉnh giá đất Bạc Liêu năm 2025.
Điều kiện kinh tế của Phước Long - Bạc Liêu
Kinh tế
Giai đoạn 2016-2020, tình hình kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất từng bước phát triển theo chiều sâu, nhất là việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quy mô ngày càng mở rộng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản từ 45% (năm 2015) xuống còn 39,91% (năm 2020), tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 24% (năm 2015) lên 25,02% (năm 2020), thương mại - dịch vụ tăng từ 31% (năm 2015) lên 35,07% (năm 2020).
Nông, lâm nghiệp – thủy sản
Phước Long có đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình khá đặc biệt, với hai tiểu vùng mặn - ngọt, đã hình thành nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, có nhiều mô hình sản xuất kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Tiểu vùng mặn phát triển sản xuất tôm, lúa; tiểu vùng ngọt trồng lúa, màu và nuôi thủy sản. Trong những năm qua, nhờ nỗ lực cao huyện đã có bước chuyển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, phát huy được tiềm năng, lợi thế. Năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản (giá hiện hành) đạt 6.721,99 tỷ đồng, tăng 1.913,58 tỷ đồng so với năm 2015. Cụ thể:
- Trồng trọt:
- Cây lúa: diện tích gieo trồng năm 2020 là 47.065 ha, tăng 8.867 ha so với năm 2011; sản lượng tăng từ 201.300 tấn (năm 2011) lên 296.390 tấn năm 2020.
- Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: diện tích giảm qua các năm, đến năm 2020 đạt 557 ha giảm 1.099 ha so với năm 2011, tổng sản lượng đạt 4.531 tấn, giảm 6.394 tấn so với năm 2011.
- Cây lâu năm: năm 2020, diện tích đất trồng cây lâu năm vẫn giữ vững khoảng 1.440 ha, tăng 158 ha so với năm 2011; tổng sản lượng đạt 7.940 tấn, tăng 1.868 tấn so với năm 2011.
- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu vẫn là ở quy mô hộ gia đình, phân tán, nhỏ lẻ, nên số lượng không ổn định. Năm 2020, tổng đàn gia súc 31.437 con, giảm 22.717 con so với năm 2011 và đàn gia cầm là 667.990 con tăng 153.990 so với năm 2011.
- Thủy sản: Trong thời gian qua, nhìn chung nuôi trồng thủy sản trên địa bàn khá phát triển. Năm 2020, tổng diện tích nuôi đạt 22.477 ha, tăng 4.077 ha so với năm 2011.
Công nghiệp – xây dựng
Khu vực công nghiệp – xây dựng, trong những năm qua đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện thể hiện trên nhiều mặt như tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn, tạo ra sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tác động tích cực đối với các ngành nông nghiệp và dịch vụ,.... Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng (giá hiện hành) đạt 4.107,34 tỷ đồng, tăng 1.842,40 tỷ đồng so với năm 2015. Do đó, đã thể hiện được vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện có chuyển biến tích cực; các hoạt động kinh doanh, mua bán phát triển rộng đến tận vùng nông thôn sâu; hệ thống chợ từng bước đầu tư và mở rộng; chất lượng, số lượng hàng hóa dồi dào, nhiều chủng loại và đa dạng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Giai đoạn 2016-2020, xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng và đi vào hoạt động ổn định chợ nhà lồng xã Phong Thạnh Tây A, diện tích 144 m². Nâng cấp, mở rộng chợ Phó Sinh xã Phước Long, sửa chữa nhà lồng chợ TT. Phước Long, chợ Trưởng Tòa xã Vĩnh Thanh, chợ Rọc Lá xã Hưng Phú và chợ Chủ Chí xã Phong Thạnh Tây B. Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 5.898,72 tỷ đồng, tăng 1.902,73 tỷ đồng so với năm 2015, và có 7.155 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, hoạt động ổn định.
Xã hội
Giáo dục
Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo của huyện luôn được quan tâm đầu tư phát triển, vì vậy chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể, tỷ lệ trẻ em đến lớp, tỷ lệ học sinh khá giỏi và tốt nghiệp các cấp học đạt cao. Năm 2020, hiện trạng về trường lớp, giáo viên, học sinh như sau:
- Mầm non: có 15 trường với 127 lớp, 253 giáo viên và 3.644 học sinh. Trung bình 29 học sinh/lớp và 14 trẻ/giáo viên.
- Tiểu học: có 18 trường, với 342 lớp, 423 giáo viên và 11.045 học sinh. Trung bình 32 học sinh/lớp và 26 học sinh/giáo viên.
- Trung học cơ sở: có 8 trường, với 176 lớp, 363 giáo viên và 6.859 học sinh. Trung bình 38 học sinh/lớp và 18 học sinh/giáo viên.
- Trung học phổ thông: có 2 trường, với 53 lớp, 94 giáo viên và 2.323 học sinh. Trung bình có 44 học sinh/lớp và 25 học sinh/giáo viên.
Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn được quan tâm thực hiện tốt. Các chương trình y tế quốc gia, công tác truyền thông dân số triển khai đạt kết quả cao. Công tác y tế dự phòng gắn với khám và điều trị về chất lượng, hiệu quả được nâng lên đáng kể, tập trung mọi nguồn lực thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Toàn huyện có 1 Trung tâm y tế huyện; 8/8 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn và các tổ y tế ở tất cả các ấp. Nhìn chung, mạng lưới y tế đã được hình thành và phát triển rộng khắp, trang thiết bị ngày càng được tăng cường nên đã góp phần nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh ở các tuyến cơ sở.
Lực lượng cán bộ, công chức ngành Y tế ngày càng được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Hiện có 88 bác sĩ; 45 dược sĩ và cao đẳng, trung cấp; 82 y sĩ, 74 điều dưỡng và 59 hộ sinh, kỹ thuật viên Y. Tỷ lệ bác sĩ hiện có là 7 bác sĩ/vạn dân.
Điều kiện giao thông của Phước Long - Bạc Liêu
Giao thông đường bộ
Trên địa bàn huyện, mạng lưới giao thông bộ phát triển khá nhanh, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt cao, nhất là các tuyến quan trọng. Cụ thể, như sau:
- Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, đoạn qua huyện dài khoảng 32 km, là tuyến giao thông bộ tiêu biểu nhất của huyện.
- Đường tỉnh: có 4 tuyến là đường tỉnh 978, 979, 980 và 981 với tổng chiều dài khoảng 48 km. Tất cả đều được thảm nhựa nên rất thuận lợi cho nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
- Đường huyện: có các tuyến đường cấp V hoặc cấp VI đồng bằng, chiều rộng mặt đường từ 2m đến 3,5m đủ cho 1 làn xe, thường bị ngập nước vào mùa mưa, tải trọng cầu thuộc các tuyến đường này không lớn (khoảng 5-10 tấn) hoặc chưa có cầu mà chỉ có bến đò. Do đó, khả năng khai thác còn hạn chế, không ổn định và bị giới hạn về tải trọng vận chuyển.
- Đường giao thông nông thôn: có khoảng 221,5 km đường trục ấp, xóm; 269,8 km đường ngõ xóm và 92,5 km đường trục chính nội đồng với mặt đường đã cứng hóa nên đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa của nhân dân trên địa bàn.
Giao thông đường thủy
Trên địa bàn huyện có các tuyến chính như tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Hòa Bình, kênh Phước Long - Cầu Số 2, kênh Vĩnh Phong, kênh Phó Sinh - Giá Rai, kênh Chủ Chí - Chợ Hội cùng nhiều tuyến vừa và nhỏ khác nên đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại huyện Phước Long (Bạc Liêu)
Thêm một điểm cộng cho giá đất Phước Long là có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn huyện như trong danh sách thống kê dưới đây.
1 | Cụm công nghiệp Chủ Chí Địa chỉ: Huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu Diện tích: 30 ha Tình trạng: quy hoạch |
Lưu ý, thông số thống kê có thể chưa chính xác, nếu bạn có đóng góp xin hãy liên hệ với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Thông tin về huyện Phước Long (Bạc Liêu)
Huyện Phước Long có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phước Long (huyện lỵ) và 7 xã: Hưng Phú, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh.
Danh sách đơn vị hành chính cấp xã
Ðơn vị hành chính cấp xã | Thị trấn Phước Long | Xã Hưng Phú | Xã Phong Thạnh Tây A | Xã Phong Thạnh Tây B | Xã Phước Long | Xã Vĩnh Phú Đông | Xã Vĩnh Phú Tây | Xã Vĩnh Thanh | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 49,30 | 37,93 | 55,13 | 61,31 | 76,41 | 48,68 | 51,72 | 37,37 | |||||
Dân số (người) | 21.273 | 14.664 | 11.116 | 12.719 | 15.859 | 17.796 | 15.950 | 14.891 | |||||
Mật độ dân số (người/km²) | 432 | 387 | 202 | 208 | 208 | 366 | 308 | 399 | |||||
Số đơn vị hành chính | 11 ấp | 9 ấp | 6 ấp | 7 ấp | 9 ấp | 11 ấp | 11 ấp | 14 ấp | |||||
Năm thành lập | 1979 | 1990 | 2003 | 2003 | 1987 | 1990 | 1990 | 1979 | |||||
Loại đô thị | V | V | |||||||||||
Năm công nhận | 2022 | 2022 | |||||||||||
Nguồn: Công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2019 |
Huyện Phước Long nằm ở phía Bắc tỉnh Bạc Liêu, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Hồng Dân
- Phía nam giáp thị xã Giá Rai
- Phía đông nam giáp các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình
- Phía tây giáp huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
- Phía đông giáp thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Huyện Phước Long có diện tích 417,84 km², dân số năm 2019 là 124.405 người, mật độ dân số đạt 298 người/km².
Địa hình, địa mạo
Nhìn chung tương đối bằng phẳng, bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, nằm ở độ cao phổ biến từ trên dưới 0,8m so với mực nước biển, độ dốc trung bình từ 1–1,5cm/km, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam. Địa hình của huyện thuận lợi cho việc tận dụng thủy triều đưa nước mặn vào nội đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành những vùng trũng cục bộ đọng nước chua phèn gây trở ngại cho canh tác. Ngoài ra, còn gây khó khăn cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.
Khí hậu
Huyện Phước Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, với những đặc trưng chủ yếu sau:
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,6°C, thường tháng 4 là tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng 27,3°C, tháng 1 thấp nhất khoảng 24,5°C.
- Chế độ mưa: một năm phân ra 2 mùa rõ rệt; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm 90% tổng lượng mưa).
- Chế độ ẩm: cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, bình quân cả năm khoảng 80 - 85%, thấp nhất vào mùa khô, cao nhất vào mùa mưa.
- Chế độ nắng: số giờ nắng trong năm khá cao, khoảng 2.227 giờ/năm. Với những đặc điểm khí hậu như trên tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản đa canh và thâm canh có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vào mùa mưa phải tốn một khoản chi phí khá lớn để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.
Thuỷ văn
Huyện Phước Long có tuyến kênh tạo nguồn Quản Lộ - Phụng Hiệp, là tuyến quan trọng cả về lưu thông đường thủy lẫn cấp thoát nước cho hoạt động sản xuất. Đặc biệt, có hệ thống ranh phân chia mặn – ngọt nên sản xuất trên địa bàn được chia thành hai tiểu vùng. Cụ thể:
- Tiểu vùng mặn: gồm các xã Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, một phần xã Vĩnh Phú Tây (Phía Tây kênh Ông Âu, Chủ Đống) và một phần thị trấn Phước Long (phía Bắc kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp). Khu vực này chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều biển Đông và một phần nhật triều của biển Tây qua các trục kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Kênh Cộng Hòa và chịu ảnh hưởng mặn qua sự điều tiết bởi các cống dọc theo Quốc lộ 1 (Cống Chủ Chí, Nọc Nạn, Giá Rai). Đây là tiểu vùng có thể phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước lợ và mô hình sản xuất tôm – lúa kết hợp.
- Tiểu vùng giữ ngọt ổn định: bao gồm phần còn lại của huyện, được ngăn mặn triệt để và nhận nguồn nước ngọt từ sông Hậu thông qua tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Khu vực này có điều kiện thuận lợi cho canh tác lúa,màu, lúa – màu và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Tài nguyên đất
Hiện nay, trên địa bàn huyện Phước Long có 3 nhóm đất chính là đất mặn, đất phèn và đất nhân tác. Trong đó:
- Nhóm đất mặn: bao gồm đất mặn ít mùa khô và đất mặn ít mùa khô có tầng loang lổ đỏ vàng với diện tích khoảng 7.434,63 ha, chiếm 17,79% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Hưng Phú, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông. Nhóm đất này có hàm lượng dinh dưỡng cao, chỉ bị nhiễm mặn vào mùa khô trong thời gian ngắn nên xét về khả năng sử dụng thì thích hợp đối với canh tác lúa, rau màu các loại.
- Nhóm đất phèn: bao gồm đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động, đất phèn hoạt động bị thuỷ phân với diện tích khoảng 31.454,83 ha, chiếm 75,27% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Phong Thạnh Tây B, Phong Thạnh Tây A, Phước Long, Vĩnh Phú Tây và thị trấn Phước Long. Loại đất này hình thành do quá trình xâm nhập mặn thường xuyên nên bị hạn chế bởi yếu tố chua phèn hoặc chịu đồng thời cả yếu tố phèn và yếu tố mặn, do đó gây bất lợi cho sản xuất và canh tác. Vì vậy, khi sử dụng và cải tạo nhóm đất này cần hết sức chú ý việc hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi kể trên. Nhóm đất này thích hợp cho trồng các loại cây ngắn ngày và có tính chịu phèn như khóm, mía,... và thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Nhóm đất nhân tác: với diện tích 2.476,33 ha, chiếm 5,93% tổng diện tích tự nhiên, hình thành do có sự tác động của con người, nhóm đất này phân bố tập trung dọc theo các tuyến kênh rạch, các trục lộ giao thông lớn, các cụm, tuyến dân cư tập trung. Đất nhân tác bao gồm đất thổ cư, đất xây dựng, một số loại đất chuyên dùng khác,...không dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các loại đất này bị tác động với lớp phủ thổ nhưỡng khá dày khoảng 150cm. Đất nhân tác do tác động từ hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm đất lên líp trồng màu, lập vườn,... chỉ chịu tác động trong khoảng 50 - 100cm tính từ mặt đất.
Ngoài ra, đất sông, kênh, rạch có diện tích 425,97 ha, chiếm 1,02% diện tích tự nhiên, phân đều trên địa bàn huyện.
Tài nguyên nước
Nước mặt: rất dồi dào do được cung cấp từ nước mưa và hệ thống sông, kênh, rạch khá dày đặc trên địa bàn, đặc biệt là nguồn nước từ sông Hậu thông qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Nước dưới đất: được phân bố khá rộng, nước ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleistoxen, Plioxen, Mioxen ở độ sâu 80 - 500m, chất lượng khá tốt chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của nhân dân, một số nơi chưa đến 50m đã có nước dưới đất nên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.
Lời kết cho việc có nên đầu tư đất Phước Long không?
.Phước Long giáp với các địa phương như: huyện hồng dân (bạc liêu), thị xã giá rai (bạc liêu), huyện thới bình (cà mau), thị xã ngã năm (sóc trăng), đặc biêt là Phước Long giáp với cả các địa phương cấp thành phố, thị xã như thị xã giá rai, thị xã ngã năm, và đây chính là điểm cộng cho việc đầu tư nhà đất tại Phước Long vì cơ hội giao thương kinh tế với các thị xã/thành phố này là rất tuyệt vời. ..đầu tư bất động sản gần cửa khẩu tại huyện Phước Long - Bạc Liêu cũng khá hấp dẫn, bởi lẽ Phước Long có cửa khẩu: ..
Biểu đồ giá đất huyện Phước Long (Bạc Liêu) 02/2024 đến 01/2025
Dưới đây là bản đồ thể hiện xu hướng giá nhà đất huyện Phước Long (Bạc Liêu) 02/2024 đến 01/2025 trong thời gian 12 tháng gần đây, giá trung bình chúng tôi tham khảo tại một số kênh rao vặt bất động sản. Nếu tháng nào chưa thống kê được sẽ có giá trị bằng 0.