Có nên đầu tư đất Hiệp Hoà không? Giá giao dịch nhà đất huyện Hiệp Hoà hiện nay [Bắc Giang]

Có nên đầu tư đất Hiệp Hoà không? Giá giao dịch nhà đất huyện Hiệp Hoà hiện nay [Bắc Giang]

Có nên đầu tư đất Hiệp Hoà không tại thời điểm hiện tại là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm. Nhà đất Hiệp Hoà - Bắc Giang là 1 từ khóa rất HOT trên mạng trong thời gian gần đây. Hãy cùng chúng tôi phân tích giá đất Hiệp Hoà tháng 10 năm 2024 bao nhiêu tiền thì mua được qua bài viết này nhé!

  1. Tại sao nên đầu tư đất Hiệp Hoà và không nên?
  2. Có nên mua đất Hiệp Hoà không?
  3. Các khu công nghiệp tại Hiệp Hoà
  4. Điều kiện kinh tế của Hiệp Hoà - Bắc Giang
  5. Điều kiện xã hội của Hiệp Hoà - Bắc Giang
  6. Làng nghề tại Hiệp Hoà
  7. Điều kiện giao thông của Hiệp Hoà - Bắc Giang
  8. Thông tin về huyện Hiệp Hoà
  9. Dự báo giá đất Hiệp Hoà
  10. Lời kết
  11. Biểu đồ giá đất Hiệp Hoà và xu hướng

Tại sao nên đầu tư đất Hiệp Hoà và không nên?

Hiệp Hoà là một huyện của Bắc Giang với diện tích tự nhiên khoảng 206km2 và dân số khoảng 247,460 người, mật độ dân số khoảng 1201 người/km2.. Hiệp Hoà giáp với các địa phương như: huyện tân yên (bắc giang), huyện việt yên (bắc giang), huyện sóc sơn (thành phố hà nội), thành phố phổ yên (thái nguyên), huyện yên phong (bắc ninh), huyện phú bình (thái nguyên), đặc biêt là Hiệp Hoà giáp với cả các địa phương cấp thành phố, thị xã như thành phố phổ yên, và đây chính là điểm cộng cho việc đầu tư nhà đất tại Hiệp Hoà vì cơ hội giao thương kinh tế với các thị xã/thành phố này là rất tuyệt vời. đầu tư bất động sản gần cửa khẩu tại huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang cũng khá hấp dẫn, bởi lẽ Hiệp Hoà có cửa khẩu: . Như chúng ta đã biết, Hiệp Hoà có các địa điểm du lịch như: Lăng Dinh Hương, đây cũng là một điểm cộng cho đầu tư bất động sản tại Hiệp Hoà.

Có nên mua đất Hiệp Hoà không?

Hiệp Hoà là một huyện có mật độ dân số tương đối đông của Bắc Giang [1201 người/km2] do đó, đầu tư bất động sản tại Hiệp Hoà sẽ có ưu điểm là khả năng sinh lời và thanh khoản khá cao, được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng cũng vì thế mà giá đất ở Hiệp Hoà cũng không phải quá rẻ cho nên số tiền bỏ ra để đầu tư đất Hiệp Hoà cũng tương đối cao, nói chung bạn có thể xem xét đầu tư đất tại Hiệp Hoà vì khả năng trong tương lai cơ sở hạ tầng nơi đây sẽ phát triển mạnh như (sẽ có cơ hội được quy hoạch lên thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh) .

Tùy khả năng kinh tế và nhu cầu của bạn mà lựa chọn phân khúc giá nhà đất Hiệp Hoà. Đối với Hiệp Hoà là một huyện của Bắc Giang nên bạn có thể nghiên cứu mua nhà đất tại các địa phương có quy hoạch công nghiệp, du lịch... tại Hiệp Hoà và khu vực trung tâm của Hiệp Hoà như: sau đó mới nghiên cứu đầu tư tại các xã. Dù bạn mua đất Hiệp Hoà để làm gì thì cũng cần tìm hiểu trước về thông tin thửa đất như: thông tin quy hoạch, chanh chấp, thế chấp, sổ đỏ, thông tin chủ nhà đất.

Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Hiệp Hoà:

bản đồ Bắc Giang
bản đồ huyện Hiệp Hoà Bắc Giang

bản đồ huyện Hiệp Hoà trong bản đồ Tỉnh Bắc Giang

Phân tích giá bán đất Hiệp Hoà hiện nay

Mặc dù nhu cầu về nhà đất xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi nhưng giai đoạn tầm tháng 10 này thì các nhà đầu tư đi khảo sát và quan tâm đến thị trường đất đai hơn, trong đó không thể bỏ qua thị trường nhà đất Hiệp Hoà.

Dự báo giá đất Hiệp Hoà thời gian tới

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá bất nhà đất có xu hướng chung là chững lại, có chăng cũng chỉ tăng ở một số vị trí, một vài loại sản phẩm nhà đất. Thậm chí ở nhiều nơi xa trung tâm, hạ tầng chưa đầy đủ giá đã giảm, nhà đầu tư dùng đi vay lãi nhiều đang phải tìm cách bán cắt lỗ để lấy vốn. Mặc dù nhu cầu về nhà đất xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi nhưng giai đoạn tầm tháng 10 này thì các nhà đầu tư đi khảo sát và quan tâm đến thị trường đất đai hơn, trong đó không thể bỏ qua thị trường nhà đất Hiệp Hoà.

Giá đất Hiệp Hoà sẽ tăng mạnh trong năm nay hoặc vào năm 2025? Điều này không thể nào chắc chắn bởi lẽ giá đất biến đổi rất khó lường do vậy, chưa chắc đã có cơn sốt đất Hiệp Hoà trong năm sau. Để tăng giá đất Hiệp Hoà thì các dự án phải có trong quy hoạch và các dự án trong quy hoạch cần được triển khai nghiêm túc.

Có thể bạn muốn xem thêm về giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng, lên thổ cư... liên quan đến huyện Hiệp Hoà:

Điều kiện kinh tế của Hiệp Hoà - Bắc Giang

Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mương máng người dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm.Trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại.

Năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện đạt 200 triệu USD, tăng 56,5% so với năm 2007. Sản lượng may mặc, bia hơi, khai thác cát sỏi, gạch đều vượt kế hoạch từ 9-10%. Hiện huyện đã quy hoạch được 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm đã được đưa vào sử dụng với tổng diện tích 124,5 ha. Năm 2008 toàn huyện đã thu hút 6 dự án đầu tư lớn với tổng vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng

  • Điện lưới: Tính đến năm 2003 điện lưới quốc gia đã đến tất cả các xã, mọi hộ gia đình được sử dụng điện. Toàn huyện hiện có 124 máy biến áp.
  • Thông tin: Đường dây điện thoại cố định đã tới tất cả các thôn xóm trong huyện, mỗi gia đình đều có vô tuyến. Điện thoại di động được dùng rất phổ biến trong người dân. Tại trung tâm các xã đều có cơ sở bưu điện và Nhà văn hóa xã.
  • Nước sinh hoạt: Dân cư chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào còn một phần từ sông và nước mưa. Nước giếng vùng đồi núi của Hiệp Hòa nổi tiếng trong và mát. Khoảng trên 70% dân cư có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Khu vực thị trấn được dùng nước máy.
  • Y tế: Toàn huyện có một bệnh viện lớn, các xã đều có trạm y tế xã, các thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.

Điều kiện xã hội của Hiệp Hoà - Bắc Giang

Văn hoá nổi bật

Đặc sản

Mít, vải thiều, sắn, lạc, đỗ ở các xã phía Bắc huyện có nhiều đồi núi như: trám đen ở xã Hoàng Vân, bánh chưng Hoàng Vân, rau cần Hoàng Lương. Một số đặc sản nổi tiếng đã vào ca dao và bài hát nhưng hiệp nay không còn: lụa làng Cẩm Xuyên, cá cháy sông Cầu, quýt bộp trồng ở các soi bãi dọc sông Cầu, cải Tiếu của làng Tiếu, trầu không làng Gia Cát, quả sở dùng để ép dầu ăn ở làng Thù Sơn.

Các di tích thắng cảnh

  • Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ: xây dựng năm 1576, là ngôi đình có niên đại sớm nhất Việt Nam, dòng chữ "Đệ nhất Kinh Bắc" ghi ở trong đình ngay từ khi xây dựng. Bộ tranh "Bát tiên" (8 cô tiên) gồm hai bức thuộc loại hình nghệ thuật sơn mài sớm nhất ở Việt Nam. Các bức trạm cưỡi ngựa, đấu võ, hoa sen, rồng, chim, tiên cưỡi rồng là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có tiếng .
  • Lăng Dinh Hương là nơi lưu giữ thi hài quận công La Quý Hầu được xây dựng năm 1727.
    Bài chi tiết: Lăng Dinh Hương
  • Lăng Họ Ngọ là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế được xây dựng năm 1697.
Bài chi tiết: Lăng Họ Ngọ
  • Lăng Bầu (xã Xuân Cẩm): xây dựng năm 1597, còn khá nguyên vẹn, chia thành hai lớp với hệ thống tường đá ong, cổng đá ong, tượng ngựa và quân hầu bằng đá, tượng voi, võ sĩ bằng đá, bàn đá.
  • Các di vật cổ nhất của Hiệp Hòa gồm có: trống đồng Bắc Lý (đào được ở khu đất Gò Mụ, thôn Lý Viên, xã Bắc Lý vào năm 1975), trống đồng Xuân Giang xã Mai Trung, các hiện vật đào được trong khu di chỉ Đông Lâm Hương Lâm. Tất cả các hiện vật này được lưu giữa ở Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Trống đồng Bắc Lý giống trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, ở giữa có ngôi sao 12 cánh, 4 tượng cóc ở xung quanh. Đó là loại trống được xếp vào loại cổ nhất, một di sản đặc sắc và tiêu biểu của nền văn hóa Đông sơn cách đây 2350 năm.
  • Đình Xuân Biều (xã Xuân Cẩm) nơi khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên ở tỉnh vào ngày 12 tháng 3 năm 1945, trước ngày tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 là 160 ngày.
  • Khu di tích Núi IA (Y Sơn): Chùa IA, Đền IA thờ Thánh Hùng Linh Công.
    Bài chi tiết: Hùng Linh Công
  • Tour du lịch sinh thái đi dọc sông Cầu thuộc địa phận Hiệp Hòa 50 km, phần đẹp nhất của sông Cầu. Đi xe máy từ phố Thắng xuống chợ Lữ (có thể dừng lại thăm đình Lỗ Hạnh), tới bến Gầm, theo bờ Bắc sông, ngược sông Cầu đến bến đò Đông Xuyên, lên bến đò Ngọt rồi Ngã Ba Xà (nơi diễn ra hai trận đánh nổi tiếng của Lý Thường Kiệt với quân Tống), tiếp theo là bến đò Ninh Tào, cầu Vát mới xây dựng, bến đò Quế Sơn, bến đò Hà Châu, quay về phố Ca Sơn, kè Gia Tư, Phố Thắng. Tổng chiều dài khoảng 75 km.
  • Khu vực Ông Tượng ở huyện lỵ vừa là một di tích lịch sử vừa là một trung tâm thương mại của huyện. Ông Tượng là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Hiệp Hòa được xây dựng vào năm 1970. Cây đa cổ thụ trước cửa Ủy ban huyện đã có hàng trăm năm. Chợ Ông Tượng họp suốt cả ngày. Xung quanh Ông Tượng là hệ thống ngân hàng, bưu điện, các cửa hàng buôn bán tấp nập.
  • An toàn khu thứ hai của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ.
    Bài chi tiết: An toàn khu II

Truyền thống cách mạng

Đêm ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật nổ súng đánh bại các đội quân Pháp ở thị xã Phủ Lạng Thương. Ngay đêm Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 Hội nghị mở rộng của Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp tại làng Đình Bảng, do Trường Chinh chủ trì, để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới. Ngày 12 tháng 3 năm 1945 Ban thường vụ trung ương đã ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".

Sau khi dự Hội nghị mở rộng của Ban thường vụ trung ương, Lê Thanh Nghị (đặc phái viên của Trung ương, chỉ đạo phong trào chống Nhật ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên) và Nguyễn Trọng Tỉnh (Bí thư Ban cán sự đảng tỉnh Bắc Giang) nhận lệnh của Tổng Bí thư Trường Chinh về ngay Hiệp Hòa để chỉ đạo phong trào. Về tới xã Xuân Biều thuộc tổng Cẩm Bào (đó là đơn vị hành chính thời phong kiến, nay là làng Xuân Biều thuộc xã Xuân Cẩm), thấy chính quyền cũ ở đây hoang mang dao động đến cao độ, nhân dân sôi sục khí thế đấu tranh, hai người đã quyết định phát động quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

Chiều ngày 12 tháng 3 năm 1945 Lê Thanh Nghị, Nguyễn Trọng Tỉnh, Hà Thị Quế, Lê Thị Thuận, Phạm Yên... họp tại đình Xuân Biều bàn kế hoạch khởi nghĩa. Thực hiện kế hoạch khởi nghĩa cướp chính quyền, tự vệ bí mật tiếp cận lý trưởng để tước bằng triện, giấy tờ. Lấy được bằng triện, ngay lập tức tối hôm đó, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại đình Xuân Biều, có hơn 70 tự vệ và 300 quần chúng tham gia. Nguyễn Trọng Tỉnh tuyên bố thủ tiêu chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng xã. Đây là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã thắng lợi đầu tiên trên phạm vi cả nước nhờ vận dụng chỉ thị ngày 12 tháng 3 năm 1945 của Ban thường vụ trung ương Đảng về khởi nghĩa từng phần, tạo điều kiện tiến tới tổng khởi nghĩa.

Ngày 13 tháng 3 năm 1945 Ủy ban dân tộc giải phóng làng Trung Định được thành lập, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền cũ ở đây, thành lập chính quyền mới. Từ đêm ngày 12 tháng 3 năm 1945 và ngày 13 tháng 3 năm 1945 lính giữ đồn điền Vát vô cùng hoảng sợ trước phong trào cách mạng của quần chúng đã bỏ chạy, chủ đồn điền Vát cũng bỏ chạy.

Ngày 13 tháng 3 năm 1945 Ủy ban dân tộc giải phóng Xuân Biều, Trung Định (Trung Hòa, Trung Hưng Mai Trung ngày nay) đã huy động tự vệ và quần chúng đông tới 3.000 người rầm rộ kéo đến bao vây đồn điền Vát, lấy toàn bộ số thóc và trâu bò trong đồn điền.

Ngày 15 tháng 3 năm 1945 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở chợ Vân, Lê Thanh Nghị và Nguyễn Trọng Tỉnh lên diễn thuyết hô hào quần chúng phá kho thóc của Nhật, chống Nhật thu thuế, thành lập chính quyền cách mạng.

Ngày 16 tháng 3 năm 1945 một cuộc biểu tình thị uy gồm trên 1.000 người của tự vệ và quần chúng hai tổng Hoàng Vân, Ngọc Thành và khu ấp Ba Huyện được tổ chức. Đoàn biểu tình đi qua đồn Trị Cụ đến thẳng đồn điền Cọ phá kho lấy thóc.

Từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 20 tháng 4 năm 1945 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ lần thứ nhất họp tại nhà ông Ngô Văn Đông làng Liễu Ngạn, tổng Hoàng Vân. Dự hội nghị có Trường Chinh (Tổng bí thư Đảng chủ trì), Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị... Hội nghị đặt nhiệm vụ quân sự vào vị trí đặc biệt quan trọng, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, mở trường cấp tốc đào tạo cán bộ quân sự chính trị, xây dựng 7 chiến khu lớn trong cả nước (Hiệp Hòa nằm trong chiến khu II).

Được sự giúp đỡ của Trung ương, trực tiếp là Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, ngày 8 tháng 5 năm 1945 một cuộc hội nghị đại biểu nhân dân các xã thuộc huyện Hiệp Hòa được triệu tập tại đình làng Quế Sơn (tổng Quế Trạo) bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng huyện và ra nghị quyết tạm chia ruộng đất của hai đồn điền Cọ và Vát cho tá điền và nông dân nghèo. Như vậy Hiệp Hòa là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng huyện và có Nghị quyết tạm chia ruộng đất.

Trước áp lực của cách mạng, tri huyện Thái Vĩnh Thịnh hết sức hoảng sợ, đã nhắn tin xin được gặp cán bộ Việt Minh. Việt Minh cử người đến liên lạc với tri huyện và bố trí cho tri huyện gặp Nguyễn Trọng Tỉnh. Tri huyện xin quy thuận Việt Minh và nhận làm nội ứng khi quân cách mạng tấn công huyện lỵ. Tối ngày 1 tháng 6 năm 1945 một đơn vị vũ trang của tỉnh cùng với tự vệ Hoàng Vân do Lương Văn Đài và Nguyễn Trọng Tỉnh chỉ huy, bố trí lực lượng, triển khai kế hoạch chiến đấu. Bốn trung đội do Lương Văn Đài trực tiếp chỉ huy đã tiến thẳng vào cổng huyện do tri huyện mở sẵn đón. Toàn bộ lính trong huyện nộp vũ khí đầu hàng. Việt Minh tập trung tri huyện, nha lại, binh lính để nghe giải thích chính sách của Việt Minh, sau đó đốt toàn bộ sổ sách tài liệu của chính quyền cũ, thu 30 súng. Riêng lục sự Liễn bị xử tử hình tại chỗ vì làm tay sai đắc lực cho Nhật, gây nhiều tội ác với nhân dân; đồng thời san bằng huyện đường, chấm dứt vĩnh viễn chính quyền của chế độ phong kiến thực dân và phát xít ở huyện Hiệp Hòa. Như vậy Hiệp Hòa là huyện giành chính quyền đầu tiên trong hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, trước ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945 là 79 ngày.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Trong kháng chiến Hiệp Hòa là vùng tự do (Việt Minh kiểm soát) nhưng giáp giới các vùng tề (do Pháp kiểm soát). Pháp xây dựng một loạt các vị trí, đồn bốt ở Núi Con Voi, Mỏ Thổ, Núi Nhẫm, Ngã Ba Xà, Chờ, Yên Phụ, Núi Đôi để cô lập Hiệp Hòa. Hiệp Hòa chịu rất nhiều cuộc càn quét và ném bom của Pháp, sau đây là những trận lớn (không kể các trận Pháp huy động từ 100 đến 500 quân):

  • Sáng ngày 9 tháng 5 năm 1949 giữa lúc chợ Thắng đông người, ba máy bay của Pháp bất ngờ bay tới, chúc đầu ném hai quả bom xuống giữa chợ, một quả nổ dưới đất, một quả nổ trên cành cây si, sau đó các máy bay quay lại tiếp tục bắn phá. Hơn 150 người bị chết và nhiều người bị thương, máu nhuộm đỏ nước ao ở cổng chợ.
  • Ngày 11 tháng 1 năm 1950 lực lượng Pháp gồm 400 lính Pháp và 400 lính người Việt từ vị trí Mỏ Thổ và Con Voi tiến lên càn quét các xã Lương Phong, Đoan Bái, Đức Thắng, Danh Thắng, đốt phá Thị trấn Thắng và huyện lỵ, bắt dân tản cư về lập tề.
  • Ngày 20 tháng 3 năm 1950 Pháp huy động một lực lượng lớn gồm 5.000 quân từ các vị trí Con Voi, Mỏ Thổ, Đáp Cầu, Chờ, Yên Phụ, Núi Đôi, có máy bay và tàu chiến yểm hộ, mở một trận tổng càn quét lên Hiệp Hòa nhằm phá hậu phương kháng chiến, chụp bắt các cơ quan tỉnh Bắc Ninh. Pháp bắn chết 14 người, đốt cháy 267 nóc nhà, cướp đi nhiều thóc và trâu bò.

Làng nghề tại Hiệp Hoà - Bắc Giang

Huyện có các làng nghề xưa và làng có nghề như:

  • Dâu tằm, mộc thôn Mai Thượng (Mai Đình)
  • Nghề mộc, sơ chế gỗ An Lập (Đoan Bái)
  • Có nghề gói bánh chưng ở Hoàng Vân
  • Trồng hoa và mộc Cẩm Hoàng (Xuân Cẩm)
  • Mây tre đan Cẩm Trung (Xuân Cẩm)
  • Mây tre đan Cẩm Trang (Mai Trung)
  • Làm bún, bánh thôn Nguyễn (Mai Đình)
  • Làm hương thôn Vân An (Lương Phong)
  • Làng nghề mộc Thắng Lợi và một số có nghề ở các thôn khác xã Mai Đình
  • Trồng, cấy rau cần ta ở Hoàng Lương
  • Mây tre đan và mộc Cẩm Bào (Xuân Cẩm)
  • Dát vàng bạc thôn Hương Ninh (Hợp Thịnh)
  • Đan đồ tre, đan giàng Hiệp Đồng (Thường Thắng)
  • Làm dây thừng, đồ nhựa Trung Hưng (Mai Trung)
  • Nghề mộc thôn Cẩm Xuyên (Xuân Cẩm)
  • Có nghề thu gom và tái chế phế liệu một số ở các thôn phía tây nam huyện.

Điều kiện giao thông của Hiệp Hoà - Bắc Giang

Đường bộ của Hiệp hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: quốc lộ 37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km), tỉnh lộ 295 Đông Xuyên - Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài 9,5 km). Ngoài ra còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: tỉnh lộ 288 từ Thắng đi Lữ và bến Gầm dài 9 km, từ Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5 km. Năm tuyến đường trên đều đã rải nhựa. Tỉnh lộ 295 đoạn Thắng - Đông Xuyên đã được cải thiện,đặc biệt Cầu Mai Đình - Đông Xuyên đã được hoàn thành.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang)

Thêm một điểm cộng cho giá đất Hiệp Hoà là có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn huyện như trong danh sách thống kê dưới đây.

1Khu công nghiệp Hòa Phú
Địa chỉ: Mai Đình, Hiệp Hòa, Bắc Giang
Diện tích: 400ha
Tình trạng: đang hoạt đông

Khu công nghiệp Hòa Phú được thành lập theo Quyết Định số 1437/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 9/9/2016. Vị trí: thuộc các xã Châu Minh, Mai Đình, Hương Lâm, nằm sát đường tỉnh lộ 295, gần Sông Cầu. Cách thành phố Bắc Giang 35km, kết nối với các khu công nghiệp lớn (khu công nghiệp Yên Phong 1, Yên Phong 2, khu công nghiệp Samsung)

2Cụm CN Đức Thắng
Địa chỉ: Xã Đức Thắng – Huyện Hiệp Hòa
Diện tích: 7 ha
Tình trạng: đang hoạt đông

3Cụm CN Đoan Bái
Địa chỉ: Xã Đoan Bái
Diện tích: 42.82 ha
Tình trạng: đang hoạt đông

4Cụm CN Hợp Thịnh
Địa chỉ: Xã Hợp Thịnh
Diện tích: 72.91 ha
Tình trạng: đang hoạt đông

5Cụm CN Hà Thịnh
Địa chỉ: Xã Hợp Thịnh và Đại Thành
Diện tích: 50 ha
Tình trạng: đang hoạt đông

Lưu ý, thông số thống kê có thể chưa chính xác, nếu bạn có đóng góp xin hãy liên hệ với chúng tôi. Xin cảm ơn!

Thông tin về huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang)

Huyện Hiệp Hòa có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thắng (huyện lỵ) và 24 xã: Bắc Lý, Châu Minh, Danh Thắng, Đại Thành, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Hòa Sơn, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, Xuân Cẩm.

QUY MÔ DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH HUYỆN HIỆP HÒA
STT Diện tích(km2) Dân số Năm Mật độ DS STT Diện tích(km2) Dân số Năm Mật độ DS
1 Thị Trấn Thắng 11,35 11833 2018      1.043   2 Xã Thái Sơn 4,5 5339 2016        1.186  
3 Xã Mai Đình 9,09 11937 1999      1.313   4 Xã Hùng Sơn 4,47 3247 1999           726  
5 Xã Bắc Lý 12,9 11317 1999           877   6 Xã Thường Thắng 7,75 8649 2016        1.116  
7 Xã Châu Minh 11 9578 2016         871   8 Xã Hương Lâm 12,81 13098 2016        1.022  
9 Xã Danh Thắng 9,37 7613 1999         812   10 Xã Lương Phong 12,66 15417 2016        1.218  
11 Xã Đoan Bái 11,6 13290 2016      1.146   12 Xã Ngọc Sơn 10,05 9000 1999           896  
13 Xã Hợp Thịnh 9,54 10086 1999      1.057   14 Xã Mai Trung 10,23 12839 1999        1.255  
15 Xã Đông Lỗ 17,15 13488 1999         786   16 Xã Quang Minh 5,11 5464 1999        1.069  
17 Xã Đồng Tân 3,72 3131 1999         842   18 Xã Hoàng Vân 6,7 5707 1999           852  
19 Xã Hòa Sơn 5 5297 1999      1.059   20 Xã Thanh Vân 4,2 4586 1999        1.092  
21 Xã Hoàng An 5,9 6500 2016      1.102   22 Xã Đại Thành 2,8 3824 1999        1.366  
23 Xã Hoàng Lương 4,39 5838 2016      1.330   24 Xã Xuân Cẩm 8,71 10018 1999        1.150  
25 Xã Hoàng Thanh 5,1 5441 2016      1.067  

Huyện Hiệp Hòa nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên
  • Phía tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (với ranh giới tự nhiên là Sông Cầu) và thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
  • Phía nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh với ranh giới tự nhiên là Sông Cầu
  • Phía bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Huyện Hiệp Hòa có diện tích 201,10 km2. Năm 2009, dân số của huyện là 213.002 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 44,8% dân số, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở thì dân số của huyện Hiệp Hòa vào thời điểm 0h00 ngày 01/04/2019 là 247.460 người, là huyện đông dân nhất tỉnh Bắc Giang. Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng tây bắc xuống đông nam, địa hình mấp mô và gò thấp ở một số xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km²), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.

Sông Cầu chảy men theo phía tây và phía nam huyện với chiều dài 50 km, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận tiện. Nước của dòng sông Cầu qua hệ thống mương máng được xây dựng từ thời Pháp tưới cho các cánh đồng trong huyện. Thuyền bè có thể theo sông Cầu lên Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển. Sông Cầu bồi đắp phù xa màu mỡ cho các soi bãi ven sông và có trữ lượng cát sỏi hàng triệu mét khối cung cấp cho các công trình xây dựng.

Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lượng tốt, trắng mịn, có thể làm đồ sứ. Đất sét dùng làm gốm sành ở xã Châu Minh, xã Lương Phong có trữ lượng lớn. Cát sỏi dọc sông Cầu. Vùng đồi núi có đá ong làm vật liệu xây dựng. Qua khảo sát địa chất có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác.

Hiệp Hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng toàn huyện là 167ha.

Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 23,5 °C, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.550 - 1.650mm và giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá lớn khoảng 1.600 - 1700 giờ nắng một năm và tăng dần từ Tây sang Đông .

Nước sông Cầu và hệ thống mương máng của huyện (cũng lấy từ nước sông Cầu) trong vài chục năm gần đây bị ô nhiễm nặng do các nhà máy công nghiệp của Thái Nguyên thải ra. Nhiều dự án cải tạo ô nhiễm sông Cầu đưa ra nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Một đặc sản nổi tiếng một thời của Hiệp Hòa là Cá Cháy của sông Cầu (như cá Anh Vũ của sông Thao) hiện nay hoàn toàn không còn. Việc sản xuất nông nghiệp dùng nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc diệt cỏ nên các động vật sống ở ruộng như ếch, nhái, cá, tôm, cua, rắn, đỉa gần như không còn.

Lời kết cho việc có nên đầu tư đất Hiệp Hoà không?

Như đã phân tích ở bên trên trên của chúng tôi về việc có nên mua đất Hiệp Hoà không? Có nên đầu tư đất Hiệp Hoà không? Phần nào đã giúp bạn nắm được một số các thông số cơ bản để đầu tư đất tại huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang, quý vị lưu ý, bài viết mang tính phân tích cá nhân, chúng tôi tuyên bố miễn trừ trách nhiệm với các hoạt động sử dụng thông tin của bạn. Và điều đặc biệt là khi mua đất Hiệp Hoà thì bạn cần kiểm tra lại quy hoạch xem thửa đất có vướng quy hoạch gì không nhé! Về đầu tư đất Hiệp Hoà, chúng tôi xin tóm tắt lại một số ý chính như sau:

.Hiệp Hoà giáp với các địa phương như: huyện tân yên (bắc giang), huyện việt yên (bắc giang), huyện sóc sơn (thành phố hà nội), thành phố phổ yên (thái nguyên), huyện yên phong (bắc ninh), huyện phú bình (thái nguyên), đặc biêt là Hiệp Hoà giáp với cả các địa phương cấp thành phố, thị xã như thành phố phổ yên, và đây chính là điểm cộng cho việc đầu tư nhà đất tại Hiệp Hoà vì cơ hội giao thương kinh tế với các thị xã/thành phố này là rất tuyệt vời. ..đầu tư bất động sản gần cửa khẩu tại huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang cũng khá hấp dẫn, bởi lẽ Hiệp Hoà có cửa khẩu: ..

Biểu đồ giá đất huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) 11/2023 đến 10/2024

Dưới đây là bản đồ thể hiện xu hướng giá nhà đất huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) 11/2023 đến 10/2024 trong thời gian 12 tháng gần đây, giá trung bình chúng tôi tham khảo tại một số kênh rao vặt bất động sản. Nếu tháng nào chưa thống kê được sẽ có giá trị bằng 0.

Trả lời

Hãy chọn một tỉnh thành bên dưới đây để xem thông tin về đất đai như Bảng giá đất đai, giá giao dịch đất đai hiện nay, hệ số điều chỉnh giá đất, thông tin quy hoạch... và nhiều thông tin hơn nữa về tỉnh thành đó.