Muốn biết giá đất ở đâu
Gọi ngay để biết

Bảng giá đất Tiền Giang năm 2024 mới nhất được quy định như thế nào? Bảng giá đất Tiền Giang dùng để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tiền Giang. Căn cứ Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công bố về Bảng giá các loại đất trên địa bàn Tiền Giang.

Theo đó, giá các loại đất và các khu vực khác nhau có những biểu giá khác nhau. Bạn muốn tìm hiểu về khung giá đền bù đất nông nghiệp Tỉnh Tiền Giang mới nhất thì hãy xem trong bài viết này. Lưu ý: vì nội dung về bảng giá đất Tiền Giang quá dài nên chúng tôi có chia thành bảng giá đất theo cấp huyện (quận/thị xã/tp) của Tiền Giang tại phần "Bảng giá đất các quận/huyện/thị xã của Tiền Giang mới nhất" trong bài viết này (trong đó đã bao gồm bài viết về giá đất nông nghiệp Tỉnh Tiền Giang).

Thông tin về Tiền Giang

Tiền Giang là một Tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện tích là 2.510,5km² và dân số là 1.764.185 người. Tỉnh Tiền Giang có biển số xe là 63 và mã vùng điện thoại của Tiền Giang là 0273. Trung tâm hành chính của Tiền Giang đặt tại Mỹ tho. Tổng số đơn vị cấp quận huyện, thị xã của Tiền Giang là 11. Vì nội dung bảng giá đất Tiền Giang rất dài, nên quý vị có thể tải file PDF quy định chi tiết về giá đất Tiền Giang theo các quyết định giá đất Tiền Giang tại đường link dưới đây:

tải bảng giá đất Tiền Giang

bảng giá đất Tiền Giang

Mục đích của việc ban hành Bảng giá đất Tiền Giang.

Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các Tỉnh/Thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn Tỉnh/Thành phố đó, nhằm mục đích sau:

  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tính thuế sử dụng đất trên địa bàn Tiền Giang;
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tiền Giang;
  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (xác định theo giá trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.

VT trong bảng giá đất đai nghĩa là gì?

VT viết tắt của từ “Vị Trí”. Trong đó, VT1 (Vị Trí 1) là nhóm đất có vị trí mặt tiền đường; VT2 là nhóm đất nằm trong hẻm có chiều rộng mặt hẻm từ 5m trở lên. Tương tự, VT3 nằm ở vị trí hẻm và có chiều rộng mặt hẻm từ 3-5m. Cuối cùng VT4 là nhóm đất nằm tại hẻm có chiều rộng mặt hẻm nhỏ hơn 3m.

Bạn có thể xem quy định Vị trí đất, phân loại xã của Tiền Giang tại đây.

Thông thường giá đất có ký hiệu VT2 sẽ thấp hơn 30% so với đất có ký hiệu VT1; Đất có ký hiệu VT3 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT2 và đất có ký hiệu VT4 thấp hơn 20% so với đất có ký hiệu VT3.
Xem thêm bài viết về VT trong bảng giá đất là gì tại đây.

Chú ý: giá trong bảng giá đất dưới đây nếu nhỏ hơn 1000 tức là quý vị phải nhân với 1000. Ví dụ như trong bảng ghi là 5 thì có nghĩa là 5000 đồng, nếu ghi là 1250 thì có nghĩa là 1.250.000 đồng...

Bảng giá đất Tiền Giang - các quận/huyện/thị xã

Giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất Tiền Giang

Dựa theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, bảng giá đất nông nghiệp của Tiền Giang được áp dụng với 03 loại hình sau:

  • Giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây lâu năm
  • Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm
  • Giá đất nuôi trồng thuỷ sản; giá đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

Xem chi tiết bảng giá đất nông nghiệp Tỉnh Tiền Giang

Trong đó, đất nông nghiệp thì sẽ khác nhau giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Giá đất được chia theo khu vực đất thuộc vị trí đồng bằng, trung du hay miền núi, từ đó sẽ có áp dụng mức giá quy định khác nhau. Do đó, cần phải phân loại xã để áp dụng đúng giá đất.

Phân loại xã của Tiền Giang

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT TIỀN GIANG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Bảng giá các loại đất được sử dụng làm căn cứ để:

  1. a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
  2. b) Tính thuế sử dụng đất.
  3. c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
  4. d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  5. e) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
  6. g) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
  7. h) Tính các khoản nghĩa vụ tài chính đất đai khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
  8. Đối tượng áp dụng

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Căn cứ xây dựng Bảng giá các loại đất

  1. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
  2. a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
  3. b) Theo thời hạn sử dụng đất;
  4. c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
  5. d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
  6. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải căn cứ vào khung giá đất được quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ.
  7. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các xã có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Vùng đất, khu vực đất, vị trí đất và phân đoạn đất quy định trong bảng giá các loại đất:
  2. a) Vùng đất: Được xác định bao gồm các đơn vị hành chính cấp huyện có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng.
  3. b) Khu vực đất: Được xác định trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện theo mức độ phát triển kinh tế – xã hội các đơn vị hành chính cấp xã, điều kiện giao thông và thực tế giá đất chuyển nhượng.
  4. c) Vị trí đất: Được xác định trong phạm vi từng khu vực theo điều kiện giao thông đường bộ và đường thủy, thực tế giá đất chuyển nhượng.
  5. d) Phân đoạn đất: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền hay thửa đất tiếp giáp đường được xác định theo cự ly chiều dài vuông góc với cạnh tiếp giáp đường.
  6. Các loại đường bộ (gọi tắt là đường) quy định trong bảng giá các loại đất:
  7. a) Đường chính: Là các đường phố tại đô thị và đường giao thông chính tại nông thôn. Đường phố tại đô thị là đường đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này. Đường giao thông chính tại nông thôn là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương khác (đường nối, đường dẫn, tuyến tránh) thuộc khu vực 1 đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này.
  8. b) Đường hẻm (gọi tắt là hẻm): Là các đường giao với đường phố và không được quy định giá đất trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này.
  9. c) Đường nông thôn: Là các đường liên xã, xã, liên ấp, ấp và đường đê do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đường gom dân sinh cặp đường cao tốc và các tuyến đường tương đương khác, có lớp phủ bề mặt và độ rộng mặt đường nhất định.
  10. d) Đường nội bộ khu dân cư: Là các đường thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư được sử dụng vào mục đích công cộng do nhà nước quản lý.
  11. Đường nhựa, đường đan, đường bê tông, đường trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4); hẻm trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4) có độ rộng mặt đường tính theo đơn vị bằng mét (m) được quy định trong Quy định này: Là bề rộng của mặt đường được trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (không bao gồm lề đường).
  12. Khoảng cách đến đường chính: Là độ dài ngắn nhất tính theo đường giao thông bộ từ thửa đất đến đường phố tại đô thị hoặc đường giao thông chính tại nông thôn.
  13. Thửa đất mặt tiền: Là thửa đất liền cạnh với đường chính; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường chính; thửa đất tiếp giáp phần đất công thuộc hành lang lộ giới; các thửa đất liền khối với thửa đất mặt tiền.
  14. Thửa đất tiếp giáp đường hẻm: Là thửa đất liền cạnh với đường hẻm; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường hẻm; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường hẻm.
  15. Thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là thửa đất liền cạnh với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư.
  16. Thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là thửa đất liền cạnh với kênh, rạch, mương, sông, biển; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển.
  17. Thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất chợ nông thôn và không bị ngăn cách bởi tường bao chợ nông thôn; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.
  18. Thửa đất vị trí còn lại: Không phải là các thửa đất được quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 của Quy định này.
  19. Thửa đất liền kề: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất cần định giá.
  20. Thửa đất liền khối: Là các thửa đất liền kề với nhau của cùng một chủ sử dụng đất. Chủ sử dụng đất: Là người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình.
  21. Đất vị trí mặt tiền: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền.
  22. Đất vị trí hẻm: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường hẻm.
  23. Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư.
  24. Đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển.
  25. Đất vị trí tiếp giáp chợ nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.
  26. Đất vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.
  27. Đất liền kề: Là đất thuộc thửa đất liền kề.
  28. Đất liền khối: Là đất thuộc thửa đất liền khối.
  29. Giá đất tương ứng: Là giá của đất có cùng vị trí tương ứng với đất thuộc thửa đất cần định giá.
  30. Giá đất tối thiểu của một loại đất cụ thể tại nông thôn và đô thị: Là mức giá thấp nhất của đất thuộc thửa đất vị trí còn lại có mục đích sử dụng tương ứng tại nông thôn và đô thị.

Điều 4. Nguyên tắc phân vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất để xác định giá đất

  1. Đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất nông nghiệp khác: Giá đất được quy định phân biệt theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất.

  1. a) Vùng đất: Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, phân thành các vùng đất căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng tại các đơn vị hành chính cấp huyện.
  2. b) Khu vực đất: Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện phân thành các khu vực đất. Khu vực 1 có mức độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện giao thông thuận lợi nhất và thực tế có giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất; khu vực 2, khu vực 3 và khu vực 4 có mức độ phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện giao thông và giá đất chuyển nhượng thấp hơn.

Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương; đất trong phạm vi các đô thị.

Các khu vực tiếp theo bao gồm đất thuộc các xã không thuộc khu vực 1 có sự tương đồng về phát triển kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng.

  1. c) Vị trí đất: Vị trí của đất nông nghiệp trong từng khu vực được xác định căn cứ vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ và đường thủy như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền và cấp quản lý kênh, rạch, mương, sông, biển. Có 4 loại vị trí đất nông nghiệp:

– Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính.

– Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý; đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn.

– Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm.

– Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.

Đối với mỗi loại vị trí đất xác định các vị trí thứ bậc bắt đầu từ vị trí thứ 1 theo nguyên tắc sau:

Vị trí 1 áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông thuận lợi nhất cho việc sản xuất nông nghiệp, có mức giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất. Các vị trí tiếp theo thứ tự từ vị trí thứ 2 trở đi áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý ít thuận lợi hơn cho việc sản xuất nông nghiệp, ứng với các mức giá thấp hơn.

  1. d) Phân đoạn đất: Phân đoạn đất áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất nông nghiệp.
  2. Đất ở tại nông thôn và đô thị
  3. a) Vùng đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn tỉnh phân thành các vùng đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm a khoản 1 Điều này.
  4. b) Khu vực đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc các vùng đất phân thành các khu vực đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm b khoản 1 Điều này.
  5. c) Vị trí đất: Vị trí của đất ở trong từng khu vực được xác định căn cứ vào vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền.

– Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính.

– Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất thuộc thửa đất tiếp giáp với chợ nông thôn.

– Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm.

– Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại.

  1. d) Phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất ở.
  2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở)

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được phân theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất tương tự như đối với đất ở tại nông thôn và đô thị tại khoản 2 Điều này.

Điều 5. Cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

  1. Cách xác định vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
  2. a) Phân vùng các loại đất:

Tỉnh Tiền Giang được phân thành 5 vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp với các đơn vị hành chính cấp huyện cụ thể như sau:

Vùng 1: Thành phố Mỹ Tho.

Vùng 2: Thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy.

Vùng 3: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.

Vùng 4: Huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông.

Vùng 5: Huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông.

  1. b) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vùng đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của 5 vùng đất quy định trong bảng sau:

Vùng Hệ số
1 1,00
2 0,95
3 0,90
4 0,85
5 0,80
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị

Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được xác định cụ thể như sau:

  1. a) Khu vực 1: Đất vị trí mặt tiền các đường giao thông chính tại nông thôn và các đường phố tại đô thị; đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí:

– Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ và các tuyến đường tương đương với quốc lộ tại nông thôn, đường phố tại đô thị.

– Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh và các tuyến đường tương đương với đường tỉnh tại nông thôn.

– Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông tại nông thôn.

– Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải đá cấp phối tại nông thôn; đất vị trí hẻm tại đô thị.

– Vị trí 5: Đất vị trí còn lại tại đô thị.

  1. b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Đất vị trí ấp tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng, không thuộc khu vực 1. Các khu vực này chia thành 4 vị trí:

– Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên.

– Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý.

– Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý.

– Vị trí 4: Đất vị trí còn lại tại nông thôn.

  1. c) Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực quy định trong bảng sau:

Khu vực Hệ số
1 1,00
2 0,55
3 0,50
4 0,45
  1. d) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất:

Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 1 quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,80
3 0,70
4 0,60
5 0,50

Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,80
3 0,70
4 0,60
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn

Đất ở tại nông thôn bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính, đất vị trí ấp và đất vị trí còn lại tại nông thôn.

Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn được xác định cụ thể như sau:

  1. a) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính tại nông thôn được phân thành các loại đường theo cấp quản lý là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.

Giá đất được xác định cho từng đoạn đường của các tuyến đường giao thông cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

  1. b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Bao gồm đất vị trí ấp tại nông thôn tiếp giáp với các tuyến đường nông thôn cấp xã quản lý, tiếp giáp chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế – xã hội và các tuyến đường nông thôn còn lại.

Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường và chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế – xã hội: Giá đất được xác định cho từng đoạn đường cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất vị trí còn lại tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự phát triển tương đồng về mặt kinh tế – xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng: Giá đất được xác định cho từng vị trí phân cấp thứ bậc tương tự như đối với đất nông nghiệp, ngoại trừ trường hợp đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý.

  1. c) Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo:

Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất quy định trong bảng sau:

Vị trí Hệ số
1 1,00
2 0,75
3 0,60
4 0,45
  1. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại đô thị
  2. a) Phân loại đô thị: thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy là đô thị loại III, các thị trấn là đô thị loại V.

Đất ở tại đô thị bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và đất vị trí còn lại tại đô thị; đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã).

Trong phạm vi đơn vị hành chính cấp phường, thị trấn của các loại đô thị xác định 2 khu vực và trong mỗi khu vực chia thành các vị trí cụ thể.

  1. b) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị được phân thành các loại đường theo kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông và mức độ phát triển kinh tế – xã hội của các tuyến đường phố tại đô thị.

Đất ở tại vị trí mặt tiền các tuyến đường phố được quy định đơn giá đất ứng với từng đoạn đường của các tuyến đường phố này cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.

Đất ở tại vị trí hẻm của các tuyến đường phố được xác định giá căn cứ vào hệ số giá của hẻm phụ thuộc vào bề rộng và phân đoạn hẻm, cụ thể như sau:

– Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 4m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 35% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 150m đến 200m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 200m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 150m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm có bề rộng nhỏ hơn 2m:

+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;

+ Trên 100m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.

– Hẻm trải nhựa, đan, bê tông: tính bằng 100% đơn giá đất ở trong hẻm.

– Hẻm còn lại khác (không trải nhựa, đan, bê tông): tính bằng 80% so với mức giá của hẻm trải nhựa, lót đan hoặc tráng bê tông của loại hẻm có cùng bề rộng mặt đường.

– Mức giá đất ở vị trí hẻm tối thiểu không thấp hơn mức giá đất ở thấp nhất tại đô thị tương ứng.

  1. b) Khu vực 2: Bao gồm đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã). Khu vực này chia thành 4 vị trí tương tự như đối với đất ở tại nông thôn.
  2. Cách phân đoạn đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
  3. a) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền các tuyến đường chính tại nông thôn và đô thị được phân đoạn như sau:

– Phân đoạn 1: Đất nông nghiệp thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m.

– Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn.

  1. b) Đất nông nghiệp vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly.
  2. c) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn:

– Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

  1. d) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị:

– Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất.

  1. e) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý.
  2. g) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý.
  3. Cách phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị
  4. a) Đất ở vị trí mặt tiền các tuyến đường chính, vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn có quy định giá đất trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này tại nông thôn và đô thị được phân đoạn cụ thể như sau:

– Phân đoạn 1: Đất ở thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính, thửa đất tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m.

– Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn.

  1. b) Đất ở vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly.
  2. c) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn:

– Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

  1. d) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị:

– Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

– Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau:

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

+ Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

  1. e) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.
  2. g) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.

Kết luận về bảng giá đất Tiền Giang

Bảng giá đất của Tiền Giang được căn cứ theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và các văn bản liên quan. Các bạn có thể tải về văn bản quy định giá đất của Tiền Giang tại liên kết dưới đây:

tải bảng giá đất Tiền Giang